TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG ĐƯỢC NIỀNG RĂNG?

Nguyễn Hoàng Giang

23/08/2024

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến và hiệu quả dựa trên sự dịch chuyển răng bằng cách tạo lực kéo từ các khí cụ nha khoa có mắc cài hoặc không có mắc cài chuyên dụng nhằm nắn chỉnh răng về vị trí tiêu chuẩn. Tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng của Niềng răng, nếu có ý định chỉnh nha, bạn phải đặc biệt lưu ý Trường hợp nào không được niềng răng?

Đối tượng nên đi niềng răng


Đối tượng nào nên niềng răng?

Đối tượng chính của niềng răng là những trường hợp răng mọc sai vị trí về phương, chiều và sai lệc so với cung hàm. Cụ thể như:

  • Răng hô, móm, vẩu: trường hợp răng hàm trên bị chìa ra gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt hoặc  răng hàm dưới nhô ra và lệch so với răng hàm trên.
  • Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh.
  • Sai lệch khớp cắn:  phổ biến là khớp cắn ngập, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo.
  • Răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn hay xa cách nhau.
  • Chỉnh hình các răng khểnh mọc lệch khỏi răng hàm.

Phương pháp niềng răng đòi hỏi nha sĩ phải có kiến thức về sự phát triển và tăng trưởng của hệ thống sọ mặt, các kiểu sai lệch về hình thái của răng và xương hàm cũng như hiểu biết được tác động cơ học của từng loại khí cụ mới có thể vận dụng linh hoạt phương pháp niềng răng để đem lại kết quả tối ưu nhất.

Xem thêm bài viết: Cảm giác niềng răng như thế nào?

Trường hợp nào không được niềng răng?


Trường hợp nào nên lưu ý trước khi niềng răng?

Để đảm bảo có kết quả chỉnh nha tốt nhất và hạn chế những hậu quả không đáng có bạn phải nhớ kỹ các trường hợp tuyệt đối không niềng răng nếu không có chỉ dẫn của nha sĩ.

Mắc bệnh nha chu quá nặng

Viêm nha chu là bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng, nguyên nhân  xuất phát từ viêm nướu mãn tính, thời gian lâu dần sẽ phát triển và phá hủy các mô nâng đỡ của răng. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm, gây ra tình trạng tụt nướu và tiêu xương ổ răng, làm răng yếu đi. Khi nướu bị tụt xuống đồng nghĩa rằng chân răng không thể còn sự vững chắc nữa. Hoặc khi phần xương răng bị tiêu, răng bị yếu đi và phần lợi không còn nơi để bám víu nữa, thì việc niềng răng sẽ không thể thực hiện được nữa vì niềng răng mắc cài là 1 kỹ thuật nắn chỉnh răng bằng sự kết hợp lực của mắc cài, dây cung trong 1 thời gian dài.

Trước khi tiến hành niềng răng, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đảm bảo răng của bạn khỏe mạnh, ổn định. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Trồng răng giả và răng bọc sứ

Với niềng răng mắc cài là ta sẽ phải khí cụ lên trên bề mặt răng để tạo lực làm răng di chuyển.

Tuy nhiên do không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau nên nếu phần bọc sứ không được gắn chặt vào cùi răng thật bên trong thì khi có lực kéo của niềng răng, răng sứ sẽ rất dễ bị tuột ra, gây ê buốt, khó chịu cho người bệnh. Mặt khác, răng sứ, răng giả đã được tạo 1 độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. không thể thực hiện được gắn keo để cố định mắc cài trên răng.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nha sĩ vẫn sẽ chỉ định cho bạn niềng răng. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng răng của bạn.

Người có xương hàm quá yếu

Đây là trường hợp đặc biệt mang tính cá nhân, do cơ địa có cấu trúc và nền tảng xương hàm quá yếu. Không đủ điều kiện đảm bảo trong quá trình niềng răng được an toàn cũng như hiệu quả. Vì nền răng và xương yếu, thể tích không đảm bảo sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu di chuyển theo lực của mắc cài.

Chính vì thế có những trường hợp niềng sau khi kết thúc quá trình điều trị và đeo niềng răng vẫn có thể lệch lạc trở lại ban đầu do quá trình ăn nhai. Ngoài ra, khi niềng răng sẽ khiến bệnh nhân bị ê buốt, đau đớn

Mắc bệnh lý toàn thân

Những người mắc 1 số bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu… thì nha sĩ khuyên bạn không nên niềng răng.

Vì khả năng chống lây nhiễm của những người này rất kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, rất dễ gây nhiễm trùng nặng.Ngoài ra, do sự căng thẳng, đau đớn trong quá trình thực hiện, điều trị có thể gây ra chứng khó thở, tim đập nhanh, suy tim.. hay khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất cứ lúc nào.

Đã thực hiện cấy ghép Implant

Với phương pháp cấy ghép implant, một trụ răng titanum sẽ được cấy ghép vào xương hàm. Vì vậy, khi tiến hành niềng răng có khả năng làm lung lay chân giả này do lực kéo tạo ra từ khí cụ chỉnh nha, mặt khác, độ chắc chắn của trụ răng Implant có thể khiến quá trình chỉnh nha thất bại. Vì vậy, nếu có răng cấy ghép implant mà muốn niềng răng, bạn nên thăm khám tại các trung tâm nha khoa uy tín. Nếu bác sĩ xác định cấu trúc hàm răng của bạn có thể niềng răng được thì bạn mới tiến hành niềng răng.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về phương pháp chỉnh nha – Niềng răng. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ sớm với chúng tôi để được giúp đỡ.

Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu trong việc tìm giải pháp giải quyết khiếm khuyết cho những chiếc răng cũng như muốn tìm hiểu về phương pháp khắc phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với hotline của Nha khoa Lạc Việt để nhận được những thông tin về tình trạng răng của mình cũng như chi phí chuẩn xác nhất.

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn