Bật mí 3 cách trồng răng khểnh

Quản trị viên

03/01/2024

Răng khểnh có đẹp, có cuốn hút tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu chiếc răng này. Vậy thì làm cách nào để có được răng khểnh và làm răng khểnh có đắt hay không? Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu về chủ đề này!

Trước khi đi vào chia sẻ các cách làm răng khểnh, bác sĩ muốn nhấn mạnh rằng, răng khểnh là một dạng sai lệch khớp cắn, khó khăn trong việc ăn nhai và vệ sinh. Do đó, nếu đang có nhu cầu thực hiện, các bạn cũng nên cân nhắc nhé!

Để tạo được một chiếc răng khểnh đẹp, sẽ có 3 cách. Tuy nhiên cách thứ 3 sẽ là cách bền đẹp và lâu dài nhất. Cùng chờ đón xem đó là gì nhé!

Thứ nhất, làm răng khểnh bằng cách đắp Composite

Đây là cách đơn giản nhất để có được một chiếc răng khểnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ sử dụng Composite, 1 loại một chất hàn có màu trắng giống như răng thật, đắp lên vị trí răng số 3. Sau khi tạo hình, bác sĩ sẽ sử dụng đèn laser để làm khô chất hàn, giúp cố định răng khểnh.

Ưu điểm của làm răng khểnh răng composite là nhanh, chỉ diễn ra khoảng 20 - 30 phút. Thứ hai nữa là không gây xâm lấn đến mô mềm. Và thứ 3 là chi phí trồng răng khểnh tương đối rẻ. Chi phí chỉ giao động khoảng 1 triệu đồng, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Cái hay nữa của phương pháp này là sau một thời gian sử dụng, nếu không thích bạn có thể tháo bỏ lớp composite ra.

Có những điểm cộng, nhưng đắp răng khểnh bằng composite cũng tồn tại một số hạn chế:

- Thứ nhất là, dễ bị rơi, bị bong khi ăn đồ cứng.

- Thứ hai, có thể bị hôi miệng, bệnh lý răng miệng như viêm nướu nếu không được vệ sinh đúng cách.

- Và cuối cùng, không bền màu. Bản chất của composite là một loại nhựa, trong quá trình ăn nhai sẽ bị ngấm nước và ngả màu gây mất thẩm mỹ.

Cách làm răng khểnh thứ hai là bọc sứ

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện mài răng số 3 hàm trên và thiết kế một mão răng sứ với tỷ lệ được tính toán kỹ lưỡng để tạo thành chiếc răng khểnh.

Ưu điểm của phương pháp này là thẩm mỹ cao khi có màu sắc và kết cấu giống như răng thật. Bạn cũng có thể ăn nhai thoải mái ăn uống mà không lo bị rơi ra ngoài. Tuổi thọ của răng cũng kéo dài khoảng 10-15 năm.

Tuy nhiên, bọc sứ răng khểnh cũng tồn tại hạn chế đó là: phải mài răng thật, gây ê buốt, nhạy cảm.

Cách thứ ba là dán sứ veneer

Đây cũng là một trong những phương án tối ưu nếu bạn đang muốn sở hữu một chiếc răng khểnh duyên dáng. Với cách này, bác sĩ sẽ mài nhám một lớp men răng mỏng tại vị trí răng số 3, là chiếc răng nanh đấy. Sau đó đắp một miếng dán sứ lên.

Ưu điểm của phương pháp dán sứ veneer là không phải mài nhiều, do đó bảo tồn được răng thật, tuổi thọ cũng lên đến 10 năm nếu được thực hiện đúng cách và đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, chi phí tạo răng khểnh bằng dán sứ veneer khá cao, dao động từ 5-10 triệu đồng phụ thuộc vào loại sứ bạn lựa chọn.

Các cách trồng răng khểnh khi mất răng nanh

3 phương pháp bác sĩ kể trên sẽ áp dụng cho các trường hợp răng số 3, tức là răng nanh vẫn còn. Tuy nhiên, trong trường hợp mất răng nanh và muốn tạo răng khểnh thì phải làm sao. Sẽ có 2 cách áp dụng cho trường hợp này:

Thứ nhất, làm cầu răng sứ

Để thực hiện thì bác sĩ sẽ mài 2 răng bên cạnh, tạo khểnh vị trí răng bị mất sau đó sau đó, gắn cầu răng đó lên.

Ưu điểm của phương án này là thời gian thực hiện nhanh, chỉ cần 2 lần hẹn là có thể sở hữu chiếc răng khểnh. Chi phí ở mức vừa phải, khoảng 5-10 triệu đồng/nhịp cầu.

Tuy nhiên, do mài 2 răng bên cạnh để làm cầu, trước tác động ăn nhai có thể khiến hỏng 2 răng này. Điều này là hạn chế lớn nhất của phương pháp làm cầu răng sứ.

Thứ hai, trồng răng implant

"Khi mất răng và muốn sở hữu răng khểnh, trồng răng implant cũng là một phương án nên cân nhắc bởi phương pháp này mang đến rất nhiều ưu điểm:

Thứ nhất là không tác động, không can thiệp đến 2 răng bên cạnh răng mất, từ đó bảo tồn tối đa được răng thật.

Với cấu tạo như một chiếc răng thật, trồng răng Implant không chỉ tạo thẩm mỹ tối đa mà còn ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm."

Hiện tại, nha khoa Lạc Việt Intech đang áp dụng công nghệ DCT, đây là giải pháp đồng bộ All For One từ quy trình đặt trụ cho đến phục hình răng sứ trên implant. Điều này giúp quá trình đặt trụ implant diễn ra an toàn, nhanh chóng, tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, răng sứ bên trên cũng được thiết kế chính xác nhờ công nghệ CAD/CAM, sử dụng sứ 3D Pro tạo nên chiếc răng khểnh thẩm mỹ, chắc chắn và bền đẹp với thời gian.

Hiện tại, giá trồng răng khểnh bằng Implant sẽ dao động khoảng 10-40 triệu đồng. Tại nha khoa Lạc Việt Intech, chúng tôi áp dụng giá combo, tức đã đã bao gồm cả trụ implant, abutment và mão sứ, giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Trên đây là các cách để làm răng khểnh, giúp tạo điểm nhấn cho nụ cười của bạn. Tuy nhiên, dưới góc độ y khoa, răng khểnh là một dạng sai lệch khớp cắn, khó khăn trong việc ăn nhai và vệ sinh. Do đó, nếu đang có nhu cầu thực hiện, các bạn cũng nên cân nhắc nhé! Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ sẽ phương pháp trồng răng khểnh. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline 19006421 để được hỗ trợ.

Hoàng Vũ Hiệp

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về phục hình mão răng sứ do Giáo sư Nguyễn Văn Tý trực tiếp đào tạo
  • Đạt thành tích xuất sắc về chuyên đề cập nhật công nghệ trồng răng implant 2021 do các Giáo sư Dolly Patel, Dr Mihir Shah, Bela Dave, Ina Patel đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant và tái tạo xương do Giáo sư Brijesh A.Patel trực tiếp đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Trồng răng Implant có chụp MRI được không? Khi nào không thể chụp?
Chụp phim MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không, liệu răng Implant có làm ảnh hưởng đến việc chụp cộng hưởng từ không, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết cắm Implant bị đào thải và cách xử lý
Cắm Implant bị đào thải là tình trạng trụ Implant không tích hợp với xương, không hình thành liên kết sinh học giữa Implant và xương, dẫn đến phải tháo bỏ trụ và có thể gây tốn kém chi phí điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết trụ Implant bị đào thải, nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa tình trạng này diễn ra. Mời cô chú/anh chị cùng theo dõi!
Implant xi măng là gì? So sánh Implant xi măng và Implant bắt vít
Implant xi măng là một phương pháp phục hình răng được ứng dụng rộng rãi vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, trong nha khoa hiện đại, phương pháp này không còn phổ biến và dần được thay thế bởi các dòng Implant tiên tiến hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Implant xi măng là gì, những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này, qua đó giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin để đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn vật liệu trồng răng Implant.
6 điểm khác biệt giữa cầu răng sứ và Implant: Nên chọn phương pháp nào?
Cầu răng sứ và Implant hiện là hai phương pháp phục hình răng phổ biến, được nhiều người lựa chọn để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện khác nhau của từng người. Dưới đây là một số so sánh cơ bản về hai phương pháp này, giúp cô chú/anh chị có thông tin tổng quan trước khi lựa chọn.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có chụp X-quang được không?”
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc chuyên khoa Cấy ghép Implant và Phục hình răng tại Nha khoa Lạc Việt Intech, với nhiều kinh nghiệm thực hiện thành công các ca trồng Implant phức tạp có chia sẻ như sau: “Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không được chỉ định trong một số trường hợp sau khi cắm Implant”. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề trồng răng Implant có chụp X-quang được không, đồng thời chia sẻ những lưu ý quan trọng mà cô chú/anh chị cần nắm rõ.
Trồng răng Implant có bền không? 4 sai lầm làm giảm tuổi thọ Implant
Trồng răng Implant có bền không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp phục hình răng này. Với các yếu tố được đảm bảo trước và sau cấy ghép, trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp khôi phục răng đã mất bền vững nhất hiện nay. Chi tiết mời cô chú/anh chị cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về độ bền và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng Implant.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn