Hệ thống nha khoa chuyên sâu về niềng răng và cấy ghép Implant

Người cao huyết áp, tiểu đường có trồng răng Implant được không?

Người cao huyết áp, tiểu đường có trồng răng Implant được không?

Hỏi đáp chuyên gia

User default
Nguyễn Tiến Đường Hỏi đáp trồng răng

Đã hỏi: Ngày 28/10/2022

Người cao huyết áp, tiểu đường có trồng răng Implant được không?

Người cao huyết áp, tiểu đường có trồng răng Implant được không?
0 Bình luận 1655 Lượt xem
Bác sĩ. Mai Minh Vương

Đã trả lời: Ngày 28/10/2022

Hỏi đáp trồng răng

Cao huyết áp và tiểu đường là các bệnh lý nền thường gặp ở người cao tuổi. Huyết áp và tiểu đường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tỷ lệ thành công của một ca cấy ghép Implant. 

Trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp 

Bệnh nhân có huyết áp quá cao > 150/90 mmHg không thể cấy ghép Implant được do có nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của khách hàng. 

Bệnh nhân bị cao huyết áp phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định trồng răng Implant. Lý do là bởi trong quá trình phẫu thuật đặt trụ Implant, bác sĩ phải sử dụng biện pháp gây tê. Việc sử dụng thuốc gây tê trên bệnh nhân bị cao huyết áp có thể gây co, vỡ mạch máu. 

Chính vì thế, trước khi trồng răng Implant, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng, kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ phân loại khách hàng bị cao huyết áp thành 2 nhóm, xác định nguyên nhân gây bệnh để đưa ra hướng điều trị nhằm đưa huyết áp về mức an toàn. 

  • Trường hợp bệnh nhân mắc cao huyết áp có thể điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho tới khi huyết áp duy trì ở mức ổn định, sau đó xác định khả năng cấy ghép. 
  • Trường hợp huyết áp cao dao động, không thể kiểm soát thì việc điều trị có thể sẽ phức tạp hơn và khả năng trồng răng Implant cũng thấp hơn. Những trường hợp này bác sĩ sẽ không phẫu thuật và chỉ định phương pháp khôi phục răng mất khác để đảm bảo an toàn.

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, chỉ số quá cao > 10 mmol/l sẽ không thể cấy ghép Implant. Bởi tiểu đường quá cao có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài, vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ đào thải trụ Implant. 

Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường thường dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… khiến việc cấy ghép Implant trở nên khó khăn hơn. 

Vậy người bị tiểu đường có thể trồng răng Implant được không? Câu trả lời là có thể cấy ghép, tuy nhiên trước khi phẫu thuật bệnh nhân cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây. 

  • Khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp CT Conebeam để đánh giá mật độ xương hàm và xác định tình trạng tại vị trí cấy Implant. 
  • Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hóa để đánh giá chính xác chỉ số tiểu đường tại thời điểm cấy ghép Implant. 
  • Nếu tình trạng tiểu đường của bệnh nhân đã được kiểm soát tốt, ổn định thì khả năng được cho phép cấy ghép Implant là trên 90%. 

Cụ thể, mức đường huyết được cho là an toàn đối với bệnh nhân bị tiểu đường như sau: 

  • Đường huyết lúc đói là 90-130mg/dl
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl
  • Đường huyết trước khi ngủ là 110mg/dl

Chính vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường muốn trồng răng Implant thì sau khi xét nghiệm phải đáp ứng được các tiêu chí trên đây. Đặc biệt, bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để giúp kiểm soát tốt quá trình điều trị.


Chưa có bài đánh giá.
Đặt câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn