Hệ thống nha khoa chuyên sâu về niềng răng và cấy ghép Implant

Hàm tháo lắp trên Implant là gì? Tháo lắp răng trên Implant không?

Lượt xem: 723

Cập nhật ngày: 16/01/2023

Hiện nay, rất nhiều người sử dụng hàm tháo lắp trên Implant với mong muốn tiết kiệm chi phí tối đa. Vậy hàm tháo lắp gắn trên Implant là gì? Có gì khác so với hàm cố định trên Implant? Cùng tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của hàm tháo lắp trên Implant ngay sau đây!

Có thể tháo lắp răng trên Implant được không?  

Như cô chú/ anh chị đã biết, trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất cố định, giúp khôi phục khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ. Vì răng sứ hoặc hàm giả được gắn cố định trên Implant nên chúng ta sẽ không thể tháo ra lắp vào được. 

Tuy nhiên, với phương pháp làm hàm tháo lắp trên Implant, bệnh nhân có thể tháo lắp dễ dàng để vệ sinh răng miệng. Đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai chắc chắn hơn so với việc sử dụng hàm tháo lắp truyền thống. 

Tìm hiểu về hàm tháo lắp trên Implant

Hàm tháo lắp trên Implant là một dạng hàm giả có thể tháo ra lắp vào, được nâng đỡ và lưu giữ bởi các khóa cài liên kết với trụ Implant. Đây là kỹ thuật phục hình răng mất kết hợp giữa 2 phương pháp hàm giả tháo lắp và trồng răng Implant. 

Nếu như phương pháp hàm giả tháo lắp cổ điển mang đến khá nhiều nhược điểm như lỏng lẻo, dễ rơi rớt và khả năng ăn nhai kém thì hàm tháo lắp trên Implant sẽ chắc chắn hơn nhờ sự hỗ trợ của Implant. 

Hàm tháo lắp trên ImplantHàm tháo lắp trên Implant

Để thực hiện kỹ thuật làm hàm tháo lắp trên Implant, bác sĩ sẽ cấy ít nhất 2 trụ Implant vào trong xương hàm để tạo điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Sau đó gắn hàm tháo lắp bên trên thông qua các khóa cài. Khả năng ăn nhai của hàm tháo lắp trên Implant sẽ phụ thuộc vào số lượng trụ Implant được đặt vào trong xương hàm cũng như chất lượng hàm giả khách hàng lựa chọn. 

Ưu nhược điểm hàm tháo lắp trên Implant

Phương pháp hàm tháo lắp trên Implant mang đến nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm như sau.

Ưu điểm của hàm tháo lắp trên Implant

  • Độ vững chắc cao hơn so với hàm tháo lắp truyền thống, giúp bệnh nhân có thể ăn nhai thoải mái hơn mà không lo bị xô lệch, lỏng lẻo. 
  • Thẩm mỹ tự nhiên như răng thật, khó phát hiện hơn so với việc sử dụng hàm tháo lắp truyền thống. 
  • Tuổi thọ cao, nếu lựa chọn hàm tháo lắp và trụ Implant chất lượng thì có thể sử dụng được lâu dài. 
  • Chi phí thấp hơn so với phương pháp trồng răng toàn hàm cố định. 
  • Thích hợp cho những người mất răng lâu năm, người già có sức khỏe yếu không thể cấy nhiều trụ Implant. 

Hạn chế của hàm tháo lắp trên Implant

  • Chi phí làm hàm tháo lắp trên Implant cao hơn so với phương pháp hàm tháo lắp truyền thống. 
  • Đòi hỏi chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Sau khi ăn uống sẽ phải tháo hàm phủ ra để vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, xung quanh các phần lưu giữ hàm giả cũng cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ. 
  • Phải thay thế định kỳ các phụ kiện sau khoảng 3 - 5 năm/ lần. 
  • So với phương pháp trồng răng Implant đơn lẻ thì hàm tháo lắp trên Implant có phần yếu hơn về lực nhai. 

Các kỹ thuật phục hình hàm tháo lắp trên Implant

Hiện nay, có 2 dạng hàm tháo lắp trên Implant được sử dụng phổ biến như sau:

Dạng không có thanh bar

Đây là hàm tháo lắp trên Implant dạng nền hàm phủ, trong đó phần hàm giả được nâng đỡ liên kết bằng các khóa cài liên kết với trụ Implant. Phổ biến nhất đó là các khóa được làm bằng bi có nam châm hoặc  locator. Theo đó, mỗi trụ Implant sẽ được gắn 1 khóa cài hình viên bi liên kết với khóa cài khác trên hàm giả. 

Hàm tháo lắp khóa cài hình viên biHàm tháo lắp khóa cài hình viên bi

Dạng có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant dạng thanh bar thường được thực hiện bằng cách đặt 4 - 6 trụ Implant vào trong xương hàm. Các trụ Implant này được cố định thông qua 1 thanh kim loại, sau đó bác sĩ sẽ gắn hàm phủ sát khít lên trên thanh nối thông qua các khóa cài. 

Hàm tháo lắp dạng thanh barHàm tháo lắp dạng thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant dạng có thanh bar thường được áp dụng khi trồng răng Implant All-on-4 và All-on-6.

So sánh tháo lắp trên Implant và hàm cố định 

Dưới đây là bảng so sánh giữa hàm tháo lắp trên Implant và hàm cố định giúp bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất: 

So sánh hàm tháo lắp trên Implant và hàm cố định trên Implant

So sánh hàm tháo lắp trên Implant và hàm cố định trên Implant

So sánh

Hàm tháo lắp trên Implant

Hàm cố định trên Implant

Cấu tạo

- Sử dụng 2 - 4 trụ Implant cấy vào trong xương hàm

- Phục hình 14 răng.

- Hàm tháo lắp liên kết với Implant thông qua thanh bar hoặc bi.

- Sử dụng 4 – 6 trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm.

- Phục hình 12 – 14 răng.

- Hàm giả được gắn cố định với trụ Implant thông qua khớp nối Multi-Unit Abutment.

Tính thẩm mỹ

Thẩm mỹ cao, đẹp hơn do cấu tạo nhiều nướu giả nâng đỡ môi. Phù hợp với trường hợp mất răng lâu ngày bị móm nhiều. 

Thẩm mỹ tối ưu, đẹp như răng thật. Phù hợp với mọi trường hợp mất nhiều răng, mất răng toàn hàm hay mất răng lâu ngày. 

Độ chắc chắn

Chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp cổ điển. Tuy nhiên độ chịu lực không bằng với loại hàm cố định trên Implant. 

Chắc chắn, chịu lực tốt, giúp bệnh nhân có thể thoải mái ăn nhai như răng thật. 

Vị trí phù hợp

Phù hợp với hàm dưới vùng xương hàm dưới thường dày hơn hàm trên. 

Phù hợp đối với cả hàm trên và hàm dưới. Kể cả những trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương nhiều.  

Khả năng vệ sinh

Phải tháo ra lắp vào để vệ sinh sau mỗi bữa ăn, rất bất tiện.

Vệ sinh dễ dàng như răng thật của bệnh nhân.

Chi phí

Rẻ hơn so với phương pháp làm hàm cố định trên Implant. 

Chi phí cao nhất trong số các phương pháp phục hình toàn hàm. 

Tuổi thọ

Phải thay thế hàm tháo lắp bên trên sau 5 - 7 năm. 

Tuổi thọ cao, trung bình 25 năm hoặc vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt. 

Như vậy, có thể thấy rằng phương pháp hàm cố định trên Implant vẫn là giải pháp tối ưu cho trường hợp mất răng toàn hàm. Mặc dù chi phí khá cao, tuy nhiên với tuổi thọ lâu dài và khả năng ăn nhai bền chắc thì nếu có điều kiện, cô chú/ anh chị vẫn nên ưu tiên lựa chọn hàm cố định trên Implant. 

=> Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật trồng răng implant toàn hàm All-on-4 qua video sau đây: 

Những ưu điểm của trồng răng Implant toàn hàm All-on-4

Những lưu ý trong quá trình sử dụng hàm tháo lắp trên Implant

Trong quá trình sử dụng hàm tháo lắp trên Implant, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tháo ra sau mỗi lần ăn uống để loại bỏ sạch mảng bám thức ăn dính trên khớp nối. Có thể sử dụng nước súc miệng để tránh hơi thở có mùi do thức ăn bám vào. 
  • Hạn chế ăn các đồ ăn quá dai, quá cứng để tránh tình trạng lung lay, hàm giả bị bật ra. 
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, có thể uống sinh tố. Hạn chế hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia. 
  • Tái khám định kỳ để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra tình trạng trụ Implant và hàm tháo lắp. 

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Có thể tháo lắp răng trên Implant được không?”. Nếu cô chú/ anh chị còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên hệ ngay Hotline: 19006421 để được chuyên gia tư vấn !



Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Giải pháp Trồng Răng Implant DCT – Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Sức Khỏe Răng Miệng Và Nụ Cười Của Bạn

Có phải bạn đang gặp vấn đề về răng như lung lay, mất răng, hay cảm thấy đau nhức khó chịu? Nếu vậy, vui lòng dành thời gian đọc kỹ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình trồng răng Implant. Những thông tin quan trọng này sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình điều trị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn. Việc lựa chọn trồng răng Implant có thể là quyết định quan trọng giúp bạn khôi phục lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống.

7 Bước Trong Quy Trình Trồng Răng Implant DCT

Quy trình trồng răng implant DCT đang tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực nha khoa hiện đại. Với sự đồng bộ, cá nhân hoá từ khâu đặt trụ đến phục hình, giải pháp này đảm bảo an toàn, thẩm mỹ và bền vững vượt thời gian.

Trụ lành thương giải phẫu cá nhân hóa: Xu hướng mới trong trồng răng implant

Trụ lành thương là một thành phần rất quan trọng, tham gia vào bước gián tiếp giữa thì đặt trụ implant và trụ phục hình, nó có vai trò giúp lợi lành thương, tái lập lại hình thể lợi, kích thích mô lợi hình thành nên lớp tế bào biểu mô lát tầng, là tiền đề cho việc hình thành hàng rào sinh học quanh răng implant.

Trụ lành thương trong cấy ghép implant và những điều cần biết.

Trụ lành là thành phần chuyển tiếp, có vai trò thiết lập lại giải phẫu lợi, là một thành phần và là một bước rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép implant.

Bảng giá trồng răng implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech Nghệ An 

Là trung tâm chuyên sâu về trồng răng implant hàng đầu Bắc miền Trung, nha khoa Lạc Việt Intech Nghệ An luôn được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Bảng giá trồng răng implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech Hải Phòng

Nha khoa Lạc Việt Intech là trung tâm trồng răng implant chuyên sâu hàng đầu tại thành phố Hải Phòng. Chúng tôi quy tụ đội ngũ chuyên gia implant hàng đầu, trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng công nghệ trồng răng implant tiên tiến nhất!

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn