Kết quả tra cứu
Lạc Việt Intech
08/07/2025
Tóm tắt nhanh:
Cấu trúc xương hàm của người từ 18 tuổi trở lên đã phát triển hoàn chỉnh, do đó đủ điều kiện để cấy ghép Implant an toàn và ổn định. Trái lại, với những người dưới 18 tuổi, xương hàm còn tăng trưởng nên việc cấy trụ sớm có thể dẫn đến sai lệch về vị trí, ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng về sau. Vì vậy, trồng răng Implant thường không được khuyến cáo cho người chưa đủ 18 tuổi.
Trồng răng Implant thường không được khuyến cáo cho người chưa đủ 18 tuổi
Người lớn tuổi hoàn toàn có thể trồng răng Implant nếu đảm bảo sức khỏe tổng quát ổn định, không mắc các bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính nặng. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ mật độ xương hàm và các chỉ số y khoa trước khi chỉ định điều trị.
Người bị tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,… vẫn có thể trồng răng Implant nếu bệnh được kiểm soát ổn định trước khi tiến hành. Trong đó, theo nghiên cứu của Oates et al. (2014), bệnh tiểu đường nên được kiểm soát với HbA1c dưới 7% để giảm nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo trụ Implant tích hợp tốt vào xương.
Vì vậy trước khi điều trị, cô chú/anh chị cần thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe để bác sĩ theo dõi sát sao và xây dựng kế hoạch cấy ghép an toàn. Nếu các bệnh lý nền không kiểm soát tốt, Implant có thể không tích hợp xương, dễ gây viêm quanh trụ hoặc đào thải trụ sớm.
Cô chú/anh chị tham khảo thêm “Người tiểu đường có trồng răng Implant được không?” để hiểu chi tiết hơn về vấn đề trồng răng Implant khi mắc tiểu đường.
Người bị tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,… vẫn có thể trồng răng Implant nếu bệnh được kiểm soát ổn định
Nếu cô chú/anh chị từng gặp các vấn đề răng miệng như viêm nha chu, sâu răng nặng, viêm tủy, áp xe chân răng, viêm nướu kéo dài,… thì vẫn có thể trồng răng Implant. Tuy nhiên, tất cả các bệnh lý này cần được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành cấy ghép bởi theo Lang et al. (2011), tiền sử viêm nha chu làm tăng nguy cơ viêm quanh Implant gấp 3 - 4 lần nếu không được kiểm soát trước điều trị.
Việc cấy Implant trên nền mô nướu và xương hàm chưa khỏe mạnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Vì vậy, trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ toàn bộ khoang miệng và điều trị triệt để các vấn đề răng miệng để đảm bảo điều kiện cấy ghép an toàn và hiệu quả lâu dài.
Người mất răng toàn hàm nên trồng răng Implant thay vì các phương pháp phục hình răng truyền thống. Đối với trường hợp mất răng toàn bộ hàm, phương pháp trồng răng Implant có thể giúp cố định hàm giả vững chắc, cải thiện rõ rệt khả năng ăn nhai, đồng thời mang lại sự tự tin trong giao tiếp.
Không chỉ với mất răng toàn hàm, Implant còn phù hợp với mọi tình trạng mất răng, từ mất một răng đơn lẻ đến nhiều răng liên tiếp. Trụ Implant hoạt động như chân răng thật, hỗ trợ phục hình thẩm mỹ, bảo tồn xương hàm và ngăn chặn tình trạng lão hóa sớm do mất răng lâu ngày.
Người mất răng toàn hàm nên trồng răng Implant thay vì các phương pháp phục hình răng truyền thống
Bài viết trên đã cung cấp cái nhìn tổng quan về từng trường hợp cấy ghép Implant, giúp cô chú/anh chị đưa ra quyết định phù hợp. Cô chú/anh chị cần lưu ý rằng dù chỉ mất một răng hay nhiều răng đơn lẻ thì việc trồng răng sớm là điều cần thiết để bảo toàn cấu trúc xương hàm, tránh tiêu xương và hạn chế tình trạng răng còn lại bị xô lệch theo thời gian.
Nếu cô chú/anh chị đang phân vân về tình trạng của mình, đừng ngần ngại liên hệ Nha khoa Lạc Việt Intech để được tư vấn chuyên sâu và đưa ra giải pháp phù hợp nhất!
Tài liệu tham khảo:
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề