Kết quả tra cứu
Quản trị viên
30/12/2023
Dây cung niềng răng là một trong 2 khí cụ quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chỉnh nha của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về loại khí cụ này!
Trong quá trình niềng răng, dây cung sẽ đảm nhiệm một số vai trò sau:
Dây cung niềng răng là một trong 2 khí cụ quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chỉnh nha
Có thể thấy, dây cung niềng răng mang lại nhiều tác dụng trong việc điều chỉnh vị trí và hình dạng của răng và cung miệng, giúp cải thiện cả ngoại hình lẫn chức năng miệng của người niềng răng.
Dây cung niềng răng có nhiều kích thước và loại khác nhau tùy vào giai đoạn và mục đích sử dụng của bác sĩ. Một số kích thước dây cung thường được sử dụng là:
Việc thay đổi kích thước của dây cung trong các giai đoạn cũng có thể khiến khách hàng cảm thấy khó chịu trong khoảng vài tiếng đầu. Sau đó, khi khách hàng đã quen với dây cung mới thì sẽ không còn bị đau hoặc khó chịu. Các dây cung này cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới vấn đề thẩm mỹ.
Tùy theo từng mục đích của bác sĩ và nhu cầu của khách hàng, một số loại dây cung niềng răng sau đây thường được sử dụng trong quá trình điều trị:
Năm 1887, dây cung kim loại quý như vàng, bạc và bạch kim đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa nhờ công lao của nhà khoa học Edward Angle. Các thành phần chính của loại dây cung này bao gồm khoảng 55-65% vàng, 5-10% bạch kim, 5-10% palladi, 11-18% đồng và 1-2% niken.
Ưu điểm nổi bật của loại dây cung này là tính đàn hồi và độ dẻo cao, cùng với khả năng chống ăn mòn xuất sắc. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và sử dụng chúng rất đắt đỏ, vì vậy thường không phù hợp với đa số người dùng trong lĩnh vực nha khoa.
Dây cung Stainless Steel xuất hiện vào năm 1929 để thay thế cho dây cung hợp kim quý. Loại dây cung này đặc trưng bởi tính đàn hồi và khả năng chống ăn mòn mạnh mẽ. Thành phần cấu tạo của dây cung Stainless Steel thuộc loại Austenitic “18-8,” với phần trăm chromium từ 17 đến 25%, niken từ 8 đến 25%, và carbon từ 1 đến 2%.
Hiện nay, có ba loại dây cung thép không gỉ phù hợp cho nhiều trường hợp khác nhau trong điều chỉnh răng:
Dây cung thép không gỉ có giá thành khá thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được tính năng khi sử dụng nên thường được sử dụng phổ biến.
Dây cung Cobalt-Chromium mặc dù đã có mặt trong lĩnh vực niềng răng từ năm 1950, thường không được ưa chuộng trong các trường hợp niềng răng phức tạp do tính đàn hồi yếu. Thành phần chính của chúng bao gồm khoảng 40% coban, 20% crom, 16% sắt và 15% niken.
Vì độ cứng thấp hơn so với các loại dây cung khác, dây cung Cobalt-Chromium thường không phù hợp cho các ca niềng răng có độ phức tạp cao. Thay vào đó, chúng thường được sử dụng trong các trường hợp đơn giản hơn trong điều chỉnh răng.
Dây cung Niti là một phát minh của nhà khoa học William F. Buehler vào năm 1960. Thành phần chính của loại dây cung này bao gồm 55% niken và 45% titan, tạo nên một sự kết hợp độc đáo. Dây cung Tini nổi bật với đặc tính có độ đàn hồi cao và độ cứng thấp, cho phép sử dụng rộng rãi trong hầu hết các trường hợp niềng răng mắc cài. Với những ưu điểm này, dây cung Tini vẫn luôn được xem là sự lựa chọn phổ biến và ưa chuộng trong lĩnh vực chỉnh nha.
Loại dây cung Niti được ưa chuộng nhất là dây cung niềng răng Niti kích hoạt nhiệt (Niti HA). Lọa dây cung này đã được xử lý nhiệt, có đặc điểm chuyển dạng theo nhiệt độ, khi được làm lạnh dây dễ uốn dẻo và dễ dàng đặt vào mắc cài. Dây ở trạng thái dẻo dưới nhiệt độ lạnh và khi ở trong miệng (37 độ C) sẽ chuyển trở lạnh hình dạng ban đầu. Dây cung Niti HA thích hợp cho việc chỉnh độ torque trên răng, cung cấp lực nhẹ liên tục ít gây khó chịu khi chỉnh nha.
Dây cung Titan-Beta chứa 79% titan, 11% molypden, 6% zirconium và 4% tin trong thành phần của nó. Điểm mạnh của loại dây cung này là khả năng tùy chỉnh chiều dài linh hoạt trong quá trình chỉnh răng, giúp tối ưu hóa hiệu suất của quá trình niềng răng một cách tương đối ấn tượng.
Dây cung niềng sứ là một loại dây cung đặc biệt, bên trong là thép không gỉ, được phủ lớp sứ cao cấp bên ngoài. Lớp sứ này không chỉ tạo ra màu trắng làm tăng tính thẩm mỹ, mà còn giữ cho dây cung có tính lành tính vì sứ không bị biến chất trong quá trình sử dụng.
Loại dây cung này cung cấp sức mạnh kéo đáng kể và ổn định, mặc dù độ bền của nó có thể không cao bằng một số loại dây khác. Tuy nhiên, ưu điểm về tính thẩm mỹ và tính lành tính khiến cho dây cung niềng sứ trở thành một sự lựa chọn phù hợp cho những người quan tâm đến việc giấu dây niềng răng.
Dây cung tiết diện, thường được gọi là dây cung vuông, thường được sử dụng trong quá trình điều chỉnh răng để đóng khoảng, điều chỉnh khớp cắn và duy trì kết quả sau chỉnh nha. Loại dây cung này có nhiều kích thước và tùy chỉnh khác nhau để phù hợp với từng tình huống cụ thể trong quá trình điều chỉnh răng.
Xem thêm: Tại Sao Cần Thay Dây Cung Niềng Răng?
Dây cung là loại khí cụ được sử dụng thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình niềng, vì vậy không ít các vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình này. Phổ biến nhất như:
Phần đầu dây cung khi mới đeo sẽ có tình trạng đâm vào hai bên má gây đau và khó chịu. Cách tốt nhất lúc này là dùng sáp nha khoa bôi lên và liên hệ bác sĩ để khắc phục. Tuyệt đối không tự ý dùng tay uống cong 2 đầu dây cung, việc này có thể làm dây bị lệch và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng sau này.
Thời gian trung bình để thay dây cung niềng răng là từ 1 – 2 tháng/ lần tùy vào tính trạng chạy răng của từng người. Bên cạnh đó, mức độ sai lệch của răng, độ tuổi niềng và tay nghề bác sĩ mà thời gian thay dây cung sẽ sớm hay muộn hơn. Đồng thời, dây cung cũng sẽ được thay theo từng giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn sẽ sử dụng một loại dây cung khác nhau.
Tuột dây cung là tình trạng khá phổ biến và thường thấy ở giai đoạn đầu khi chỉnh nha. Vì lúc này tốc độ dịch chuyển của răng khá nhanh dẫn đến tình trạng tuột hoặc lỏng dây cung. Lúc này, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định dây cung và sau đó đến gặp bác sĩ để siết lại.
Bung, đứt và cong dây cung khi niềng là tình trạng khá phổ biến xảy ra do quá trình ăn nhai hoặc bị tác động bởi một lực lớn gây nên. Việc ăn nhai những loại thức ăn cứng, dai trong quá trình đầu khi chỉnh nha ảnh hưởng rất nhiều vì vậy cần lưu ý. Nếu gặp phải trường hợp trên, bạn cần đến ngay nha khoa để khắc phục càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng.
Nuốt dây cung là tình trạng rất hiếm gặp, vì được tế tác từ kim loại nên việc đứt và nuốt dây cung rất khó sảy ra. Tuy nhiên, nếu nuốt phải dây cung có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên cuống họng, gây rách cổ họng hoặc nặng hơn là thủng ruột. Vì vậy nếu vô tình nuốt phải bạn cần liên hệ nha sĩ ngay lập tức.
Thay dây cung niềng răng có đau không
Qúa trình thay dây cung niềng răng có thể gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu bởi lực siết lúc này được nâng lên. Tuy nhiên cảm giác này sẽ dần mất đi sau 3 – 4 ngày kể từ ngày thay và răng cũng sẽ dần quen với dây cung mới. Thực hiện chườm lạnh và uống nước liên tục để giảm bớt cảm giác đau nhức và khó chịu.
Xem thêm: 4 Giai Đoạn "Bắt Buộc" Thay Dây Cung Niềng Răng
Qua bài viết trên, có thể thấy dây cung niềng răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong niềng răng mắc cài, hỗ trợ điều chỉnh các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, giúp bạn sở hữu hàm răng thẳng đều và nụ cười tự tin. Khách hàng cũng có thể tham khảo các loại dây cung để lựa chọn cho mình một khí cụ chất lượng, đảm bảo hiệu quả niềng răng.
Tin cùng chủ đề