Dây thun niềng răng là gì? Phân loại và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Nguyễn Hoàng Giang

09/03/2023

Dây thun niềng răng là khí cụ chỉnh nha quen thuộc. Cùng với mắc cài, dây cung thì dây thun góp phần tạo lực siết để đưa răng về vị trí mong muốn. Trong bài viết này, hãy cùng bác sĩ nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu cụ thể về thun niềng răng: phân loại, công dụng và những lưu ý khi sử dụng nhé!

Dây thun niềng răng là gì?

Dây thun niềng răng hay còn gọi là chun niềng răng, chun chỉnh nha.  Thun chỉnh nha đã được các bác sĩ lâm sàng sử dụng từ những năm 1960. Cấu tạo của những thun này được làm từ cao su y tế cao cấp nên rất an toàn và không hề gây kích ứng với môi trường miệng. Dây thun dùng trong niềng răng có độ đàn hồi cao. Vì vậy, nó sẽ tạo ra một lực kéo mạnh mẽ và ổn định để cùng với mắc cài và dây cung đưa răng về trí mong muốn.

Thời điểm chỉ định đeo thun niềng răng của mỗi người là khác nhau. Có người sẽ đeo ngay sau khi gắn mắc cài, nhưng cũng có người 4,5 tháng sau mới phải đeo thun. Thời gian đeo thun sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào tình trạng răng của từng người cũng như kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Thời gian đầu sau khi đeo chun niềng răng, bạn có thể sẽ cảm thấy khá khó chịu và vướng víu. Tuy nhiên, sự khó chịu này sẽ không kéo dài lâu và bạn sẽ dần quen với việc đeo chun sau vài ngày.

Thun niềng răng được các bác sĩ lâm sàng sử dụng từ những năm 1960

Thun niềng răng được các bác sĩ lâm sàng sử dụng từ những năm 1960

Tại sao cần sử dụng dây thun khi niềng răng

Bác sĩ sẽ tiến hành đeo thun niềng răng cho bạn trong 2 trường hợp:

Thứ nhất: Khi bạn lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài buộc chun.

Thứ hai: Tình trạng răng của bạn cần đeo thun để thực hiện tách kẽ, kéo lùi răng hô hoặc giải trừ khớp cắn ngược,...

Và sau đây là những lý do cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định đeo thun niềng răng cho bạn trong quá trình thực hiện chỉnh nha:

  • Tạo lực kéo răng: Dây thun niềng răng cùng với dây cung sẽ tạo ra lực siết răng mạnh mẽ, ổn định theo kế hoạch điều trị của bác sĩ nhằm đưa những răng mọc sai lệch về vị trí đúng trên cung hàm.
  • Điều chỉnh khớp cắn hai hàm ăn khớp với nhau: Dây chun kéo răng còn giúp kéo khít hàm trên và hàm dưới, từ đó giúp khớp cắn được đều hơn.
  • Trong trường răng hô: Nếu cung hàm trên hoặc răng hàm trên của bạn nhô ra quá nhiều so với răng hàm dưới (khớp cắn hạng 2), bác sĩ sử dụng thun niềng răng để kéo hàm trên về phía sau và hàm dưới ra phía trước để đưa về khớp cắn hạng 1.
  • Trường hợp răng móm (khớp cắn hạng 3): Để giải trừ khớp cắn ngược, bác sĩ sẽ sử dụng dây thun tác động một lực  vừa đủ để đưa hàm trên trùm lên hàm dưới nhằm đạt được khớp cắn lý tưởng. 
  • Trường hợp nhổ răng: Ngoài ra, trong trường hợp phải nhổ răng, chun liên hàm góp phần vào việc tăng cường neo chặn. 

Đeo dây thun khi niềng răng sẽ giúp quá trình niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, khi được bác sĩ chỉ định đeo thun niềng răng, bạn hãy thực hiện đeo đầy đủ 24/24 và chỉ nên tháo ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng thôi nhé!

Các loại thun niềng răng

Hiện nay có 4 loại thun niềng răng phổ biến, đó là: Thun chuỗi, thun liên hàm, thun tách kẽ và thun đơn. Mỗi loại thun sẽ có đặc điểm và công dụng khác nhau.

Một số loại chun chỉnh nha được các bác sĩ sử dụng phổ biến

Một số loại chun chỉnh nha được các bác sĩ sử dụng phổ biến

Thun chuỗi

Chun chuỗi được thiết kế gồm một dải cao su nhiều vòng hình chữ O kết nối với nhau tạo thành dải chạy từ răng này sang răng khác. Cấu tạo của chun chuỗi được làm chủ yếu từ cao su nhân tạo nên sẽ có thời gian thoái lực nhanh. 

Trong niềng răng, chun chuỗi được sử dụng để liên kết các răng trong cùng 1 hàm, giúp răng dịch chuyển nhanh hơn hoặc đôi khi để kéo cụm, đóng khoảng thưa nhỏ giữa các nhóm răng cùng một lúc. Còn trong trường hợp khe thưa giữa các răng lớn thì sẽ không thể sử dụng chun chuỗi. Do vậy mà vị trí mắc chun sẽ là khác nhau tùy vào mục đích, kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Tuy nhiên, do chun chuỗi có thời gian thoái lực khá nhanh và bệnh nhân cũng khó có thể tự thay chun nên trong điều trị lâm sàng, các bác sĩ cũng rất ít khi chỉ định sử dụng chun chuỗi.

Khách hàng được chỉ định dùng thun chuỗi để kéo đóng khoảng khe thưa vùng răng cửa

Khách hàng được chỉ định dùng thun chuỗi để kéo đóng khoảng khe thưa vùng răng cửa

Thun liên hàm

Thun liên hàm có độ đàn hồi tốt, được căng từ hàm này sang hàm đối diện. Mục đích của việc sử dụng thun liên hàm là tạo ra lực kéo cho răng. Tác dụng của thun liên hàm là điều chỉnh tương quan khớp cắn hai hàm, kéo các răng mọc lệch lạc hay kéo đóng khoảng nhổ răng. 

Thun liên hàm loại 1:

Thun liên hàm loại 1 là thun được kéo giữa các răng trong cùng một hàm, được áp dụng trong trường hợp cần đóng khoảng giữa các khe hở của răng. Chun thường được móc từ vùng răng hàm lớn (số 6, 7) đến vùng răng phía trước (răng nanh hoặc răng cửa). 

Thun liên hàm loại 2:

 Loại chun này thường được móc nối từ vùng răng sau hàm dưới cho tới vùng răng trước (thường là răng nanh) hàm trên, có tác dụng chính là căn chỉnh khớp cắn hai hàm, cụ thể là làm cho hàm trên lùi về phía sau, hàm dưới tiến ra phía trước, góp phần điều chỉnh khớp cắn hạng II. 

Thun liên hàm loại 3: 

Loại chun này thường được móc nối từ vùng răng sau hàm trên cho tới vùng răng trước (thường là răng nanh) hàm dưới, có tác dụng chính là căn chỉnh khớp cắn hai hàm, cụ thể là làm cho hàm dưới lùi về phía sau, hàm trên tiến ra phía trước, góp phần điều chỉnh khớp cắn hạng III. 

Chun liên hàm có nhiều loại, khác nhau về kích thước và lực của chun. Tất cả những thông số của chun sẽ được ghi ở trên vỏ bao. Tại nha khoa Lạc Việt Intech, các bác sĩ sẽ sử dụng đồng hồ đo lực nhằm tính toán chính xác lực sử dụng để kéo răng hay kéo nhóm răng.

Mỗi loại chun liên hàm đều sở hữu những đặc điểm và chức năng khác nhau. Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn về công dụng cũng như chức năng của từng loại, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến, chỉ định của bác sĩ đưa ra để lựa chọn một loại chun phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại. 

Thun tách kẽ

Thun tách kẽ được bác sĩ sử dụng để đặt giữa các kẽ R45, R56 hoặc là R67. Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm. Mục đích khi bác sĩ chỉ định đặt loại chun này nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng để tiến hành đặt band (khâu). Thời gian đặt thun tách kẽ sẽ diễn ra trong khoảng 5-7 ngày tuỳ thuộc vào lứa tuổi của bệnh nhân và mức độ khe cần tách.

Khi đeo thun tách kẽ, bạn sẽ có cảm giác hơi nhức và khó chịu, tương tự cảm giác khi bạn bị giắt thức ăn nhưng không lấy ra được. Lý do là vì chun tách kẽ là khí cụ nha khoa được bác sĩ gắn đầu tiên vào răng bạn trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, để chun tách kẽ phát huy hết hiệu quả, bạn nên giữ thun đúng vị trí cho tới lần tái khám tiếp theo. 

Tuy nhiên hiện nay, công nghệ dán dính đã rất phát triển. Đối với những trường hợp không cần sử dụng thêm khí cụ hoặc những trường hợp không cần sử dụng band thì tại Nha khoa Lạc Việt Intech sẽ sử dụng mắc cài gắn vùng răng hàm để hạn chế tối đa tình trạng khó chịu và đau nhức cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu chưa đeo mắc cài. 

Thun đơn (Thun tại chỗ)

Khi bạn lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, dây cung sẽ được đặt trong rãnh mắc cài và cố định lại bằng chun đơn hay chun tại chỗ. loại chun này có độ bền rất cao, đường kính nhỏ và nhiều mắc sắc. Trong đó, chun màu trong suốt được dùng cho những bệnh nhân đeo mắc cài sứ. Chun màu xám sử dụng cho bệnh nhân niềng mắc cài kim loại. Còn những chun nhiều màu sắc sẽ được dùng cho các trẻ em hoặc các bạn trẻ cá tính. 

Vì được làm từ cao su nên trong môi trường miệng nhiều nước bọt, chun rất dễ bị dãn. Vì vậy bạn nên thay chun mới sau 3-6 tuần để duy trì được lực kéo ổn định cho mắc cài. 

Bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại chun niềng răng thông qua những chia sẻ của bác sĩ Lạc Việt Intech trong video sau:

Chun niềng răng là khí cụ quan trọng được dùng trong chỉnh nha

Những điều nên làm khi đeo thun chỉnh nha

Để thun chỉnh nha phát huy được hết công dụng của mình, khi đeo chun bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Bạn nên tháo dây thun chỉnh nha khi ăn uống và khi vệ sinh răng miệng. Vì khi ăn uống thức ăn có thể dắt vào thun gây tích tụ vi khuẩn và quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng rất dễ khiến chun bị bung, tuột, đứt.
  • Thực hiện rửa tay sạch sẽ trước khi thay dây chun. Trong quá trình đeo chun bạn cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh để tình trạng dây thun niềng răng bị vàng gây mất thẩm mỹ.
  • Nên vệ sinh răng miệng bằng máy tăm nước hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
  • Nên thay chun liên hàm khoảng 2-3 lần tại nhà để đảm bảo độ đàn hồi tốt nhất cho chun.
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua,...
  • Luôn mang chun bên mình để có thể thay nếu bạn bị tuột hoặc đứt chun.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra chun và điều chỉnh ngay nếu như phát hiện sai sót.

Những điều không nên làm khi đeo thun chỉnh nha

  • Không nên há miệng quá to vì có thể làm chun bị kéo căng, dẫn đến bị đứt, dão.
  • Tránh dùng bàn chải chà mạnh vào chun.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, dai, có độ dính và nhiều mảnh vụn vì sẽ khiến rơi thun
  • Không nên tự ý đeo hai hay nhiều dây thun cùng một lúc vì việc này có thể gây hại cho chân răng, dẫn đến tình trạng răng đau nhức, ê buốt. Đặc biệt không tự ý thay đổi vị trí mắc thun niềng răng, vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chỉnh nha. 

Dây thun niềng răng là khí cụ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chỉnh nha. Để chun phát huy hết hiệu quả, bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý mà bác sĩ Lạc Việt Intech vừa đưa ra.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng hô, răng thưa, răng móm hay răng khấp khểnh... Hãy nhấc máy và liên hệ đến số hotline 096.192.0606 để các bác sĩ đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích nhất nhé!

Phạm Thị Thùy Dung

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn