Thế nào là khớp cắn chuẩn? Cách nhận biết khớp cắn chuẩn qua gương

Nguyễn Hoàng Giang

23/08/2024

Mong muốn mỗi khách hàng sau khi niềng răng đều mong muốn sở hữu hàm răng đều, đẹp hay còn gọi là khớp cắn chuẩn. Vậy khớp cắn chuẩn là gì? Làm sao nhận biết răng khớp cắn chuẩn sau khi niềng răng.

Khớp cắn là gì?


Khớp cắn là vấn đề được tìm hiểu nhiều trong niềng răng chỉnh nha 

Khớp cắn (Occlusion) là tương quan giữa răng của hai hàm khi chúng tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ hoặc trạng thái hoạt động chức năng của xương hàm.

Có hai loại khớp cắn là khớp cắn tĩnh (static occlusion) và khớp cắn động (dynamic occlusion). Khi nhắc đến “khớp cắn chuẩn” hay “sai khớp cắn” trong chỉnh nha, ta hiểu đây là khớp cắn tĩnh, nghĩa là khớp cắn được hình thành khi hai hàm cắn chặt lại với nhau.        

Thế nào là khớp cắn chuẩn?

Khớp cắn chuẩn hay khớp cắn lý tưởng (ideal occlusion) là sự hài hòa về tương quan các răng của hai hàm ở cả trạng thái tĩnh và động giúp đem lại tính thẩm mỹ và chức năng tốt của hàm răng.

Năm 1887, bác sĩ Edward Angle lần đầu tiên xác định 3 loại tương quan hai hàm, trong đó bao gồm định nghĩa về khớp cắn chuẩn – hay còn được gọi là khớp cắn hạng I.

Khớp cắn được phân loại dựa trên tương quan giữa răng hàm lớn thứ nhất (hay răng số 6) ở hai hàm, hoặc nếu răng số 6 bị mất hoặc không đủ điều kiện đánh giá thì khớp cắn sẽ được phân loại theo tương quan răng nanh (hay răng số 3) ở hàm trên và hàm dưới.

 Vậy thế nào là khớp cắn chuẩn?


Hiểu rõ về khớp cắn chuẩn giúp niềng răng đạt được kết quả tốt nhất

Khớp cắn chuẩn là khớp cắn đảm bảo các yếu tố sau:

  • Có các răng nằm trên một cung răng được sắp xếp một cách đều đặn
  • Tương quan răng hai hàm thuộc hạng I Angle: đỉnh múi gần ngoài của răng 6 hàm trên khớp với rãnh ngoài răng 6 hàm dưới, đỉnh răng nanh trên khớp với khe giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới.
  • Điểm tiếp xúc tốt ở vùng răng cửa để tạo độ cắn phủ và độ cắn chìa đúng: Rìa cắn răng cửa hàm trên đưa ra phía trước rìa cắn răng cửa hàm dưới 1-3mm, rìa cắn răng cửa hàm trên che phủ khoảng 1/3 phía rìa cắn của thân răng cửa hàm dưới.
  • Toàn bộ múi ngoài vùng răng sau hàm trên phủ ra ngoài so với múi ngoài vùng răng sau hàm dưới, múi trong của vùng răng sau hàm trên khớp với hố rãnh của vùng răng sau hàm dưới
  • Đường giữa răng hai hàm trùng với nhau và trùng với đường giữa khuôn mặt.
  • Ngoài ra, khớp cắn chuẩn cũng cần đạt được sự cân đối với các bộ phận khác trên khuôn mặt như trán, mắt, mũi, cằm,…nhìn ở các góc độ mặt khác nhau.

Để xác định khớp cắn của bệnh nhân có phải là khớp cắn chuẩn hay không, đồng thời phát hiện ra những sai lệch để có kế hoạch điều trị phù hợp, bác sĩ cần tiến hành khám và phân tích trên lâm sàng, đồng thời có sự hỗ trợ của các công cụ chẩn đoán hữu ích, bao gồm:

Phần mềm Smilestream:

  • Đánh giá khớp cắn của răng
  • Đo đạc các thông số về xương hàm trên phim X quang
  • Đo đạc những sai lệch về kích thước, hình dạng cung hàm, trục răng hay thừa/thiếu khoảng trên mẫu hàm cá nhân hóa.

Phần mềm Smilestream hỗ trợ lên kế hoạch điều trị chính xác trên từng ca niềng

Phần mềm Autolign:

  • Nhận diện hình thể và kích thước của từng răng trên cung hàm, từ đó đưa ra những chỉ số thể hiện các sai lệch về kích thước răng và mức độ chen chúc/khe thưa.
  • Xác định chính xác độ cắn phủ, cắn chìa
  • Đánh giá sự đối xứng của cung răng
  • Đánh giá mặt phẳng cắn 

Cách nhận biết khớp cắn qua gương


Dễ dàng nhận biết khớp cắn qua gương để có hướng điều trị kịp thời

Để đánh giá và phân loại khớp cắn, bác sĩ cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể nhận biết sơ bộ tình trạng khớp cắn của mình qua gương bằng các chỉ dẫn sau:

 Tư thế môi thả lỏng:

Đứng trước gương, hai môi hoàn toàn thả lỏng (không có hoạt động mím môi), quan sát đường giữa răng hàm trên và hàm dưới (nếu lộ răng cửa)

Tư thế cắn khít phía trước:

Đứng trước gương, cắn chặt hai hàm, cười tươi hết cỡ, đánh giá:

ü Sự chen chúc răng ở phía trước

ü Khe thưa ở phía trước

ü Đường giữa hai hàm

ü Độ cắn phủ

ü Độ cắn chìa

Khớp cắn bên phải

Đứng trước gương, dùng tay (hoặc các dụng cụ hỗ trợ như thìa, que đè lưỡi) banh má phải về phía sau để lộ hết răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6), quan sát tương quan răng 6 và răng nanh hai hàm, so sánh với vị trí chuẩn của chúng.

Khớp cắn bên trái

Đứng trước gương, dùng tay (hoặc các dụng cụ hỗ trợ như thìa, que đè lưỡi) banh má trái về phía sau để lộ hết răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6), quan sát tương quan răng 6 và răng nanh hai hàm, so sánh với vị trí chuẩn của chúng.

Hàm trên

Đứng trước gương, đầu hơi ngửa ra sau, nên có hỗ trợ của đen pin/ đèn flash để quan sát toàn bộ răng hàm trên, đánh giá hình dạng cung răng, sự đối xứng hai bên cung hàm, trục của các răng trên cung hàm.

Hàm dưới

Đứng trước gương, đầu hơi cúi về phía trước, nên có hỗ trợ của đen pin/ đèn flash để quan sát toàn bộ răng hàm trên, đánh giá hình dạng cung răng, sự đối xứng hai bên cung hàm, trục của các răng trên cung hàm.

Sau khi tự đánh giá khớp cắn của mình một cách sơ bộ, bạn có thể chụp ảnh lại các tư thế nói trên và gửi cho bác sĩ để nhận được những lời khuyên sớm nhất nhé!

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn