Kết quả tra cứu
Lạc Việt Intech
20/12/2022
Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc Gia (NIH), phần lớn trẻ em và người dưới 18 tuổi không đủ điều kiện để trồng răng Implant do xương hàm chưa phát triển hoàn chỉnh cả về hình dáng lẫn cấu trúc. Ở độ tuổi này, mật độ xương thường thấp, không thể đảm bảo tính vững ổn cần thiết để duy trì răng Implant lâu dài.
Nếu cố tình thực hiện, răng Implant có nguy cơ bị lung lay hoặc nghiêng lệch khi xương tiếp tục phát triển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ em có trồng Implant được không, cô chú/anh chị có thể tham khảo thêm thông tin do đội ngũ bác sĩ của Nha khoa Lạc Việt Intech chia sẻ.
Người dưới 18 tuổi thường chưa đủ mật độ xương hàm để thực hiện cấy ghép Implant
Trong trường hợp trẻ em chưa thể trồng răng Implant, có một số phương pháp thay thế tạm thời giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ:
Trẻ em cần chờ đến khi xương hàm phát triển hoàn chỉnh (thường sau 18 tuổi) để có thể cân nhắc trồng răng Implant. Trong thời gian này, các giải pháp tạm thời như trên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và hạn chế những vấn đề phát sinh.
Nếu chưa đủ tuổi cấy ghép Implant, trẻ em có thể dùng các biện pháp thay thế để ngăn các biến chứng khi mất răng lâu năm
Người bị tâm thần rối loạn không phù hợp để cấy ghép Implant, đặc biệt là những người đang trong giai đoạn điều trị hoặc thường xuyên ở trạng thái căng thẳng. Nguyên nhân là do bệnh nhân thường mất kiểm soát tinh thần, gây khó khăn trong việc hợp tác với bác sĩ và ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Nếu vẫn cố thực hiện cấy ghép Implant, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như răng Implant không ổn định, nhiễm trùng nặng, đào thải trụ do không tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc đặc biệt cần thiết sau cấy ghép. Do đó, những người bị tâm thần rối loạn nên sử dụng các phương pháp phục hình răng tạm thời và dễ sử dụng như hàm giả tháo lắp hoặc hàm giữ khoảng để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tạm thời.
Theo Viện Y tế Quốc Gia, bệnh nhân nên tiếp tục điều trị tâm lý và chỉ cân nhắc thực hiện cấy ghép Implant khi tinh thần đã ổn định và có thể phối hợp hiệu quả với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
Người bị rối loạn tâm thần hoặc căng thẳng quá mức thường được bác sĩ khuyến nghị không nên trồng răng Implant cho đến khi hoàn toàn kiểm soát được bệnh
Phụ nữ mang thai không nên thực hiện cấy ghép Implant vì quá trình này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trồng răng Implant yêu cầu thực hiện các thủ thuật như chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng và mật độ xương hàm. Mặc dù tia X hiện đại có mức độ an toàn cao, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Sau khi cấy ghép, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau và kháng sinh để hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu cố gắng thực hiện trồng răng Implant trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể gặp các biến chứng như viêm nhiễm hoặc đau kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cả hai.
Bác sĩ khuyến nghị phụ nữ mang thai không nên cấy ghép Implant, nên đợi cho đến khi sinh con và sức khỏe khôi phục hoàn toàn
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai nên trì hoãn việc trồng răng Implant cho đến khi sinh con và sức khỏe đã hoàn toàn ổn định. Trong thời gian chờ đợi, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc các phương pháp thay thế tạm thời nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng sau khi trồng răng, như viêm nướu và sưng răng Implant do ảnh hưởng của nicotin và các chất độc hại. Nicotin làm co mạch máu, giảm lượng máu và oxy cung cấp đến vùng cấy ghép, gây khó khăn cho việc hồi phục. Các chất độc hại trong khói thuốc còn làm tăng nguy cơ viêm nướu, sưng tấy và nhiễm trùng.
Theo nghiên cứu của Mustapha A. D., Salame Z. & Chrcanovic B. R. (2022) được công bố trên Medicina, nguy cơ cấy ghép nha khoa thất bại ở người hút thuốc cao hơn 140,2% so với người không hút thuốc. Hệ quả là răng Implant có thể không tích hợp tốt với xương hàm, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo hoặc phải tháo bỏ. Ngoài ra, thuốc lá còn làm giảm tuổi thọ của răng Implant và tăng nguy cơ tái phát bệnh lý quanh răng.
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi trồng răng Implant, người hút thuốc lá cần ngừng hút thuốc ít nhất 1 tháng trước và 2 - 6 tháng sau khi thực hiện cấy ghép. Đây là khoảng thời gian cần thiết giúp đảm bảo môi trường và điều kiện lành thương lý tưởng cho vùng cấy ghép, giảm các nguy cơ biến chứng. Trong trường hợp khó cai thuốc lá, cô chú/anh chị nên tham vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia để được hướng dẫn cai thuốc hiệu quả trước khi tiến hành điều trị.
Thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tích hợp xương hàm, cô chú/anh chị nên quyết tâm kiêng thuốc lá theo chỉ định nếu muốn cấy ghép Implant
Để cấy ghép răng Implant thành công, người mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao hay các bệnh tim mạch cần phải kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. Nếu các bệnh lý này không được kiểm soát, việc trồng răng Implant có thể gặp nhiều rủi ro. Cụ thể, không nên thực hiện cấy ghép răng khi:
Khi các bệnh lý trên được kiểm soát và sức khỏe ổn định, cô chú/anh chị có thể thực hiện cấy ghép răng Implant.
Người mắc các bệnh lý nền mãn tính nên kiểm soát các chỉ số sức khỏe ổn định trước khi cấy ghép Implant
Người có mật độ xương hàm không đủ có thể gặp khó khăn trong việc cấy ghép Implant do xương không đủ vững ổn, làm giảm khả năng tích hợp của Implant. Tình trạng này thường xảy ra do mất răng lâu ngày hoặc bẩm sinh.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương để tăng cường mật độ xương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép Implant. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nếu tình trạng xương không thể cải thiện (do các lý do như tình trạng sức khỏe yếu hoặc vị trí xương không thể phẫu thuật), bác sĩ có thể khuyến nghị các biện pháp phục hình răng khác.
Để có chẩn đoán chính xác và tìm ra giải pháp tối ưu, cô chú/anh chị nên thăm khám tại các nha khoa uy tín để bác sĩ đưa ra các chỉ định điều trị và tư vấn phù hợp.
Mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm, bác sĩ thường chỉ định ghép xương để đáp ứng đủ mật độ xương cần thiết cho cấy ghép Implant
Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu và viêm lợi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cấy ghép Implant. Chẳng hạn, viêm nha chu gây viêm nhiễm mô nướu, làm mất sự bám dính của răng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của răng Implant. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn từ các mô viêm có thể xâm nhập vào khu vực quanh răng Implant, gây nhiễm trùng và dẫn đến hỏng Implant.
Người mắc các bệnh lý răng miệng cần điều trị dứt điểm trước khi thực hiện cấy ghép Implant. Nếu cấy ghép khi tình trạng răng miệng chưa được cải thiện, có thể gây biến chứng như nhiễm trùng, rối loạn quá trình tích hợp của Implant vào xương hoặc thậm chí là thải ghép.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào ổ chân răng, gây viêm nhiễm nặng, mất tích hợp và đào thải trụ Implant
Khi có nhu cầu trồng răng Implant, cô chú/anh chị nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa về những vấn đề sau:
Trước khi quyết định trồng răng Implant, cô chú/anh chị có thể tham khảo thêm các chia sẻ khi nào nên trồng răng Implant từ bác sĩ để xác định thời gian và điều kiện thích hợp cho mỗi trường hợp cụ thể.
Đối với những trường hợp không nên cấy ghép Implant, cô chú/anh chị nên đến thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ để biết cách khắc phục
Mặc dù trồng Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả trong đa số trường hợp nhưng một số đối tượng không nên cấy ghép Implant vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh các rủi ro không mong muốn. Tốt nhất, cô chú/anh chị nên đến thăm khám tại các nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu cần thêm thông tin về dịch vụ trồng răng Implant bền vững, an toàn, thẩm mỹ và ăn nhai tốt, cô chú/anh chị hãy liên hệ với Nha khoa Lạc Việt Intech thông qua các phương thức sau đây được hỗ trợ nhanh chóng:
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề