Các tiêu chí đánh giá chất lượng một loại răng sứ

Nguyễn Hoàng Giang

15/06/2024

Một loại răng sứ thế nào được gọi là tốt? có phải cứng (như nhiều nha khoa vẫn quảng cáo, thậm chí quảng cáo độ cứng lên tận 2000 MPa) được gọi là tốt? hoàn toàn không phải vậy. Chất lượng của một chiếc răng sứ được đánh giá dựa trên 3 tính chất sau:

Tính chất cơ học.

Tính cơ học của một chiếc răng sứ được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: độ cứng, khả năng kháng mài mòn và mức độ uốn cong (đàn hồi) dưới tác dụng của lực nhai.

>>> Tham khảo thêm: Các loại răng sứ trên implant

Độ cứng

Độ cứng quyết định tới khả năng ăn nhai của một chiếc răng

Một chiếc răng sứ được gọi là lý tưởng khi nó có độ cứng trùng khớp với độ cứng của răng thật.

Trên răng thật, độ cứng vùng men răng là 500 - 850 MPa, vùng cố răng (thân răng là) 900 - 1.200 MPa. Có nghĩa là độ cứng trên răng thật không đồng nhất mà nó cứng hơn ở thân răng và “mềm” hơn ở mặt nhai - rìa cắn. Sở dĩ có điều này là để tránh làm tổn thương răng đối diện khi nhai, và để lực nhai hấp thụ một cách tốt nhất, không gây ra sang chấn vùng chân răng.

Khi sử dụng một răng sứ quá cứng (trên 1350 MPa), răng sứ sẽ tạo ra các sang chấn liên tục cho răng đối diện trong quá trình nhai nghiền, lâu dẫn sẽ làm mẻ răng đối hoặc gãy vỡ thân - chân răng đối.

Một chiếc răng sứ được gọi là tốt khi có độ cứng biến thiên, mềm hơn vùng rìa cắn (mặt nhai) và cứng hơn ở vùng thân - cổ răng, lý tưởng nhất là đạt độ cứng 500 - 800 MPa ở rìa cắn, và 900 - 1200 MPa ở cổ răng.

Hiện nay, chỉ có 2 loại răng sứ đạt được tính chất này, đó là loại răng sứ zirconia đa lớp (loại Multilayer), đại diện là răng sứ 3D Pro Multilayer, và răng sứ thủy tinh Lithium disilicate, đại diện là răng sứ emax press (loại này không dùng được cho răng implant).

>>> Tham khảo thêm: Răng sứ 3D Pro Multilayer và những điều cần biết.


răng sứ 3D Pro Multilayer Răng sứ dòng Zirconia Multilayer có sự biến thiên cả về màu sắc, độ trong và độ cứng giống như răng thật.

Độ kháng mài mòn

Độ kháng mài mòn quyết định khả năng chống vỡ, mẻ trong quá trình ăn nhai của một chiếc răng sứ.

Một răng sứ được gọi là lý tưởng khi nó có độ kháng mài mòn bằng hoặc cao hơn răng thật không quá 3 lần.

Khi sử dụng răng sứ có độ kháng mài mòn quá cao sẽ dẫn tới mòn răng đối diện, lâu dẫn sẽ dẫn tới hỏng răng này, trong trường hợp cả răng đối diện cũng là răng sứ sẽ dẫn tới sang chấn chân răng, gây tiêu xương, tụt lợi.

Ngược lại, một răng sứ có độ kháng mài mòn quá thấp, sẽ làm cho tuổi thọ răng sứ thấp, dễ bị vỡ mẻ, nhanh bị mòn các mũi nhai, làm giảm độ sắc nhọn, ảnh hưởng tới khả năng nhai nghiền.

Hiện nay, chỉ có duy nhất loại răng sứ 3D Pro Multilayer có mức độ mòn răng tương thích với răng thật. Các loại răng sứ khác không có khả năng mài mòn nên sẽ làm mòn răng thật. Ngược lại, các loại răng polimer hoặc acrylic có độ mòn quá lớn, dẫn tới bị mòn vẹt, không còn khả năng cắt thức ăn sau một thời gian sử dụng.

Độ uốn cong (đàn hồi) của răng sứ.

Độ đàn hồi của một răng sứ quyết định tới khả năng phân tán lực nhai lên chân răng phía dưới (tương tự cơ chế giảm xóc của xe máy, ô tô)

Trên răng thật, độ đàn hồi là 83GPa

Tiêu chuẩn độ đàn hồi lý tưởng của một răng sứ trên implant và một răng sứ trên răng thật là khác nhau, đối với răng sứ trên implant, lý tưởng là khi độ đàn hồi lớn hơn không quá 1,2 lần (khoảng 92 - 125 GPa), còn răng sứ trên răng thật là tương đương. Sở dĩ có sự khác nhau này là vì kết nối của chân implant vào xương hàm là kết nối cứng chắc, không có độ nhún, còn trên răng thật sẽ có độ nhún của chân răng thông qua dây chằng nha chu.

Hiện nay, các loại răng sứ 3D Pro Multilayer, răng Acrylic, hàm Pekk (phục hình toàn hàm) có độ đàn hồi tương thích với răng thật, đây là những loại răng rất tốt và rất nên lựa chọn khi trồng implant để tránh những sang chấn cho chân implant, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tiêu xương, vỡ cổ implant.

Tính chất thẩm mỹ.

Tính thẩm mỹ của một chiếc răng sứ được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: phổ màu sắc, độ trong mờ và khả năng xuyên sáng - khúc xạ ánh sáng. 

Màu sắc

Một răng sứ được gọi là lý tưởng khi nó có phổ màu rộng.

Đối với con người, răng thật của chúng ta có 64 màu sắc điển hình, trên mỗi răng màu sắc sẽ biến thiên sáng hơn ở rìa cắn và đậm hơn ở cổ răng. Các loại răng sứ tốt phải có đủ hoặc gần đủ các phổ màu của răng thật.

Mặt khác, màu sắc trên mỗi chiếc răng sứ phải biến thiên khác nhau từ rìa cắn cho tới cổ răng, tức không phải là một màu đồng nhất.

Hiện nay, chỉ có duy nhất răng sứ 3D Pro ML là có đủ các tiêu chí mà không cần phải đắp gia cố thêm Porcelain bên ngoài, các loại răng khác cần phải đắp thêm Porcelain mới có thể đạt được tiêu chí về màu sắc.


Các tiêu chí của một răng sứ lý tưởng Một trường hợp sử dụng trụ phục hình giải phẫu cá nhân hóa bằng zirconia kết hợp với răng toàn sứ 3D Pro ML.

Độ trong mờ

Một trong những điểm khác biệt giữa màu răng thật với các loại khác, đó là độ trong mờ của răng, răng của chúng ta không có 1 màu thuần nhất, mà nó có độ trong nhất định. Mặt khác màu sắc cũng không đồng nhất từ thân răng tới rìa cắn. Do đó, răng sứ chỉ đẹp khi nó có độ trong mờ trùng khớp với độ trong mờ của răng thật.

Trong trường hợp độ trong mờ thấp, răng sứ sẽ bị đục, dại và giả.

Hiện nay, có hai loại răng sứ có độ trong mờ trùng khớp hoàn toàn với răng thật là răng sứ lithium disilicate và 3D Pro ML, ngoài ra các loại răng toàn sứ có lõi zirconia như Cercon HT, Lava, Ceramill có độ trong mờ khá tốt, gần giống răng thật.

Khả năng xuyên sáng và khúc xạ ánh sáng

Răng sứ có khả năng xuyên sáng và khúc xạ ánh sáng không giống với răng thật sẽ bị lộ màu trong các môi trường ánh sáng khác nhau.

Điều này chỉ có thể đạt được khi răng sứ được sản xuất từ một khối sứ thuật nhất (răng sứ một chất liệu). Các răng sứ được chế tác từ hai loại vật liệu sẽ không đạt được điều này.


răng sứ 3D Pro Multilayer Mức độ xuyên sáng và khúc xạ ánh sáng của 3D Pro trong môi trường ánh sáng trắng.

Tính chất hóa - sinh học.

Không chỉ mỗi răng sứ, mà tất cả các vật liệu khi đưa vào cơ thể cần phải được đánh giá tính sinh học gắt gao. Tính sinh học được chia thành 3 mức độ: mức độ cao nhất là tích hợp sinh học, mức độ cao thứ 2 là tương hợp sinh học, và mức độ thấp nhất là trơ sinh - hóa.

Tích hợp sinh học nghĩa là khi đưa vào cơ thể, các loại vật liệu này có khả năng hấp thụ các tế bào, liên kết trực tiếp thành các hàng rào sinh học, tính chất này rất quan trọng đối với chân implant và trụ phục hình.

Tương hợp sinh học, là khi vật liệu đó đưa vào tiếp xúc với tế bào, nó không có khả năng liên kết với tế bào, nhưng có thể tạo ra các tiếp xúc cơ học với tế bào.

Trơ sinh - hóa là các vật liệu không làm hại tế bào, không bị thay đổi tính chất trong môi trường miệng hoặc cơ thể.

Đối với răng sứ, tiêu chuẩn sinh học không cần quá cao đến mức tích hợp, tuy nhiên một loại răng sứ tốt phải có tính trơ sinh học, tức nó phải ổn định, không gây độc, không bị biến đổi dưới tác động của nước bọt, thức ăn, nước uống, …

Hiện tại, ngoài răng sứ titan có thể bị lão hòa trong môi trường nước bọt dẫn tới đen viền lợi (vì titan để sản xuất răng sứ không phải là titan thuần chất như trụ implant), thì các loại răng sứ khác đều có tính tương hợp sinh học hoàn hảo.

Tóm lại, việc lựa chọn một loại răng sứ tốt trên răng implant là vô cùng cần thiệt, tuy nhiên nó cũng chỉ có thể phát huy được hết ưu điểm khi chân implant được đặt đúng vị trí và trụ phục hình là loại cá nhân hóa (customized). Răng sứ dù tốt nhưng chân implant đặt sai vị trí, sử dụng trụ phục hình không tốt thì đều không mang lại một chiếc răng implant tốt.

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có được vĩnh viễn không?”
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tốt và bền nhất hiện nay. Tuy nhiên, liệu trồng răng Implant có được vĩnh viễn không vẫn là thắc mắc của nhiều cô chú/anh chị khi bước đầu tìm hiểu về phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cô chú/anh chị giải đáp các câu hỏi về thời gian tồn tại của răng Implant cùng các yếu tố tác động đến tuổi thọ của phương pháp phục hình răng này.
Khi nào nên trồng răng Implant? 4 lưu ý trước khi trồng răng
Trồng răng Implant là phương pháp thay thế răng mất tốt nhất hiện nay, giúp tái lập khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cho cô chú/anh chị biết khi nào nên trồng răng Implant cùng một số lưu ý trước khi cấy ghép Implant để quá trình trồng răng diễn ra thuận lợi, an toàn và hạn chế biến chứng.
Đâu là độ tuổi trồng răng Implant an toàn cho người mất răng?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình hiệu quả nhất giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho người mất răng. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với một số độ tuổi nhất định do chưa đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Vậy độ tuổi trồng răng Implant thích hợp nhất là bao nhiêu, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung dưới đây!
Trẻ em có trồng răng Implant được không? 3 rủi ro tiềm ẩn
Nhiều trường hợp bố mẹ có con bị mất răng vĩnh viễn lo ngại việc mất răng sẽ gây cản trở quá trình ăn nhai và phát âm, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của các răng thật khác. Do đó, nhiều bố mẹ tìm đến giải pháp phục hình răng cho con, nhưng còn băn khoăn trẻ em có trồng răng Implant được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp câu hỏi này và lựa chọn được phương pháp phục hình răng phù hợp.
Trồng răng Implant toàn hàm phương pháp All on 4, All on 6
Trồng răng implant toàn hàm là giải pháp tối phục hình răng mất cho ai bị mất hầu hết răng giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa tiêu xương hàm.
5 Nhược điểm của bắc cầu răng sứ cần lưu ý trước khi làm
Cầu răng sứ là một phương pháp phục hình răng mất được ra đời cách đây rất lâu nhưng vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Cũng giống như các phương pháp phục hình khác, cầu răng sứ cũng có ưu, nhược điểm riêng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các nhược điểm của bắc cầu răng sứ, hãy cùng theo dõi nhé!

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn