Các tiêu chí lý tưởng của một trụ phục hình trên răng implant

Quản trị viên

15/06/2024

Nếu như trước đây, chân implant được coi là thành phần quan trọng nhất của răng implant, thì ngày nay trụ phục hình được coi là thành phần quan trọng nhất của răng implant, là thành phần duy nhất quyết định tới khả năng cá nhân hóa phù hợp của chiếc răng implant đó.

Đối với thế hệ implant cũ, do những nhược điểm không thể khắc phục của phương pháp sản xuất cũ, buộc răng implant phải chấp nhận các nhược điểm như thẩm mỹ không hoàn hảo, hay trục trặc như lỏng vít, vỡ sứ, hay giắt thức ăn,...

Ngày nay, nhờ những bước tiến quan trọng trong cải tiến vật liệu, các sáng chế trong phương cách chế tác, và đặc biệt là sự ra đời của công nghệ Scanning Oral, răng implant đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn trồng răng implant cá nhân hóa Customzed phù hợp, riêng biệt cho từng răng, từng người. Có thể khắc phục được hết các nhược điểm của implant thế hệ cũ.

Nếu như trước đây, chân implant được coi là thành phần quan trọng nhất của răng implant, thì ngày nay trụ phục hình được coi là thành phần quan trọng nhất của răng implant, là thành phần duy nhất quyết định tới khả năng cá nhân hóa phù hợp của chiếc răng implant đó.

Trong bài viết này, tôi sẽ cùng với độc giả, đi tìm hiểu thế nào là một trụ phục hình lý tưởng.

Đã có bài viết phân loại các loại trụ phục hình, kính mời quý độc giả CLICK VÀO ĐÂY để xem bài viết.

TRỤ PHỤC HÌNH GIẢI PHẪU CÁ NHÂN HÓA (CUSTOMIZED ABUTMENT)

Hình ảnh trụ customized zirconia sau khi hoàn thiện

Chất lượng của một trụ phục hình được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất: Có khả năng tạo lập hàng rào sinh học để bảo vệ chân răng implant phía dưới hay không?

Một trụ phục hình tốt phải có khả năng kết nối sinh học trực tiếp với mô lợi, tạo ra một hàng rào ngăn cản vi khuẩn từ môi trường miệng xâm nhập xuống xương hàm.

Như các bạn đã biết, trong miệng của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, mặt khác khoang miệng cũng tiếp xúc với các loại thức ăn, nước uống hàng ngày. Trên răng thật, sở dĩ vi khuẩn và các tác nhân ấy không xâm nhập xuống lợi, xương ổ răng và tổ chức quanh răng là nhờ lợi kết dính chặt vào cổ răng bởi hệ thống bám dính biểu mô và dây chằng chéo, vòng.

Đối với răng implant, chân răng nhân tạo implant vốn được cắm sâu vào trong xương, do đó trụ phục hình sẽ có trách nhiệm kết nối với lợi (tương tự răng thật) để ngăn cản vi khuẩn và các tác nhân khác không xâm nhập xuống chân implant.

Hiện nay, chỉ có 2 loại vật liệu có khả năng khiến cho lợi “bám” vào là zirconia và titanium thuần chất. Các loại trụ phục hình được làm từ thép không gỉ hoặc các vật liệu tương tự không thể tạo lập hàng rào này, khiến cho chân răng nhân tạo phía dưới sẽ bị tiêu xương, viêm xương sau một thời gian sử dụng.

Trụ phục hình lý tưởng.

Trụ phục hình có khả năng tái lập khoảng sinh học và không có khả năng tái lập khoảng sinh học.

Tiêu chí thứ 2: Có làm thay đổi màu sắc lợi hoặc màu sắc răng sứ trên implant hay không?

Một trụ phục hình được gọi là lý tưởng khi nó không làm thay đổi màu sắc lợi cũng như răng sứ khi gắn vào miệng.

Trên phương diện thẩm mỹ, một chiếc răng hay một hàm răng chỉ đẹp khi màu sắc lợi vùng cổ răng hồng hào, và răng sứ có hình thể và màu sắc như răng thật. Khi sử dụng một trụ phục hình không lý tưởng, có thể dẫn tới đổi màu sắc lợi, dẫn tới răng implant kém thẩm mỹ.

Các loại trụ phục hình có màu trắng như zirconia hoặc có màu vàng nhạt (titanium kích hoạt nhiệt) sẽ đáp ứng được tiêu chí này.

Các loại trụ phục hình được sản xuất băng titanium đơn thuần hoặc crom - coban có màu đen, thường làm đổi màu lợi và răng sứ gắn trên nó, dẫn tới răng implant thiếu thẩm mỹ.

Trụ phục hình trên implant

Một trường hợp bị ảnh đen lợi do sử dụng trụ phục hình titanium.

Tiêu chí thứ 3: Có khả năng tái lập hình thể giải phẫu lợi quanh implant hay không?

Cổ răng thật của chúng ta khác nhau giữa răng này và răng khác, giữa người này và người khác, nó vừa mang lại thẩm mỹ, vừa tránh giắt thức ăn.

Một trụ phục hình được gọi là lý tưởng khi nó phải có hình thể giống như cổ răng thật để tạo lại hình thể lợi quanh implant. Điều này mang lại cho răng implant không chỉ thẩm mỹ hoàn hảo, mà còn giúp răng implant không bị đọng giắt thức ăn vùng kẽ.

Hiện nay, chỉ có thể hệ trụ phục hình giải phẫu cá nhân hóa (Abutment Customized) mới có tính chất này, các loại trụ phục hình găn xi măng hay bắt vít đều không có khả năng tạo hình lợi.

trụ phục hình giải phẫu cá nhân hóa

Hình ảnh lỗ lợi lý tưởng của răng hàm (trên răng thật sẽ do thân răng tạo hình).

trụ phục hình abutment stock Trụ phục hình sản xuất sẵn bắt vít hoặc gắn xi măng chỉ có một dạng tròn duy nhất, nên không có khả năng tạo hình thẩm mỹ lợi.

 trụ phục hình giải phẫu cá nhân hóa bằng zirconia

Trụ phục hình giải phẫu cá nhân hóa bằng Zirconia có hình dạng và màu sắc giống đúc thân răng

Tiêu chí thứ 4: Khả năng chịu lực nhai có tốt không?

Như đã nói ở trên, trụ phục hình là thành phần trung gian có vai trò truyền thụ lực nhai xuống chân răng implant ở phía dưới, từ đó giúp lực nhai phân tán vào xương hàm qua các bè xương. Một trụ phục hình tốt phải là trụ phục hình có độ cứng chắc và vững ổn cao, không bị biến dạng, gãy vỡ dưới tác dụng của lực nhai nghiền.

Tiêu chí thứ 5: Khả năng cảm biến thức ăn.

Một trụ phục hình tốt sẽ giúp lợi có thể kết nối sinh học trực tiếp lên bề mặt, tạo ra bề mặt dạng “vỏ cam”, là nơi duy nhất có thể cảm biến thức ăn như răng thật.

Hiện nay, các loại trụ phục hình cá nhân hóa đang thực hiện rất tốt vai trò này.

Đối với các loại trụ phục hình kém chất lượng, lợi sẽ không thể kết nối sinh học lên bề mặt, từ đó cấu trúc dạng vỏ cam không được hình thành, khiến cho răng implant dạng này không có khả năng cảm biến thức ăn, không có khả năng cảm thụ áp lực nhai, là một trong những nguyên nhân làm rối loạn vị giác cũng như quá tải lực nhai lên răng implant.

Để biết thêm thông tin về trụ phục hình trên răng implant, kính mời độc giả tới Nha Khoa Lạc Việt Intech, các chuyên gia của chúng tôi sẽ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Trồng răng Implant có chụp MRI được không? Khi nào không thể chụp?
Chụp phim MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không, liệu răng Implant có làm ảnh hưởng đến việc chụp cộng hưởng từ không, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết cắm Implant bị đào thải và cách xử lý
Cắm Implant bị đào thải là tình trạng trụ Implant không tích hợp với xương, không hình thành liên kết sinh học giữa Implant và xương, dẫn đến phải tháo bỏ trụ và có thể gây tốn kém chi phí điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết trụ Implant bị đào thải, nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa tình trạng này diễn ra. Mời cô chú/anh chị cùng theo dõi!
Implant xi măng là gì? So sánh Implant xi măng và Implant bắt vít
Implant xi măng là một phương pháp phục hình răng được ứng dụng rộng rãi vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, trong nha khoa hiện đại, phương pháp này không còn phổ biến và dần được thay thế bởi các dòng Implant tiên tiến hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Implant xi măng là gì, những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này, qua đó giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin để đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn vật liệu trồng răng Implant.
6 điểm khác biệt giữa cầu răng sứ và Implant: Nên chọn phương pháp nào?
Cầu răng sứ và Implant hiện là hai phương pháp phục hình răng phổ biến, được nhiều người lựa chọn để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện khác nhau của từng người. Dưới đây là một số so sánh cơ bản về hai phương pháp này, giúp cô chú/anh chị có thông tin tổng quan trước khi lựa chọn.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có chụp X-quang được không?”
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc chuyên khoa Cấy ghép Implant và Phục hình răng tại Nha khoa Lạc Việt Intech, với nhiều kinh nghiệm thực hiện thành công các ca trồng Implant phức tạp có chia sẻ như sau: “Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không được chỉ định trong một số trường hợp sau khi cắm Implant”. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề trồng răng Implant có chụp X-quang được không, đồng thời chia sẻ những lưu ý quan trọng mà cô chú/anh chị cần nắm rõ.
Trồng răng Implant có bền không? 4 sai lầm làm giảm tuổi thọ Implant
Trồng răng Implant có bền không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp phục hình răng này. Với các yếu tố được đảm bảo trước và sau cấy ghép, trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp khôi phục răng đã mất bền vững nhất hiện nay. Chi tiết mời cô chú/anh chị cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về độ bền và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng Implant.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn