Cắm Implant bị chảy máu có nguy hiểm không? 4 bước xử lý nhanh gọn

Lạc Việt Intech

02/01/2025

Cắm Implant bị chảy máu là tình trạng thường gặp sau khi cấy ghép Implant. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc tổn thương mô mềm trong quá trình phẫu thuật, cơ địa khó đông máu hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách xử lý hiệu quả, cô chú/anh chị hãy tham khảo các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tình trạng cắm Implant bị chảy máu trong 3 ngày đầu sau cấy ghép

Cô chú/anh chị không cần lo lắng khi xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ trong 1 - 3 ngày đầu sau khi cấy ghép Implant. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi vùng xương hàm và nướu bị tác động bởi quá trình khoan xương để đặt trụ Implant.

Quá trình này gây tổn thương nhẹ đến mô mềm và mạch máu xung quanh, từ đó kích thích cơ thể khởi động cơ chế đông máu, hình thành cục máu đông để bảo vệ vùng cấy ghép, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Quá trình khoan xương đặt trụ Implant gây tác động nhẹ đến mô xung quanh, kích thích quá trình đông máu để phục hồi vết thương

Quá trình khoan xương đặt trụ Implant gây tác động nhẹ đến mô xung quanh, kích thích quá trình đông máu để phục hồi vết thương

Hiện tượng chảy máu nhẹ thường giảm dần và hết hẳn trong vòng 72 giờ nếu cô chú/anh chị tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật của bác sĩ. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp trồng Implant cá nhân hóa do bác sĩ chia sẻ trong đoạn video ngắn sau đây thì có thể kiểm soát tối đa các biến chứng nguy hiểm:

Nếu có các biểu hiện bất thường được đề cập trong phần tiếp theo, cô chú/anh chị nên đến thăm khám càng sớm càng tốt.

2. Tình trạng cắm Implant bị chảy máu liên tục trong 48 giờ

Khi chảy máu liên tục và không ngừng trong 48 giờ với lượng máu nhiều, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề trong quá trình hồi phục, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng, bao gồm:

  • Sưng tấy, đau nhức dữ dội tại vị trí Implant: Có thể là dấu hiệu của việc mất tích hợp xương, cắm Implant bị lệch hoặc thậm chí thải ghép. Những tình trạng này khiến mô xung quanh không thể phục hồi đúng cách, dẫn đến phản ứng viêm và sưng.
  • Máu có màu đỏ sẫm hoặc có mùi hôi: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép. Mùi hôi thường xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng mô xung quanh hoặc xương.
  • Kèm sốt cao hoặc cảm giác mệt mỏi: Sốt và cảm giác mệt mỏi có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm lan rộng, đặc biệt khi cơ thể không thể kiểm soát được tình trạng viêm sau khi cấy ghép.

Cắm Implant bị chảy máu nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, sốt hoặc có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng

Cắm Implant bị chảy máu nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, sốt hoặc có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên có thể là do một trong những vấn đề sau:

  • Nhiễm trùng sau cấy ghép: Môi trường phẫu thuật và dụng cụ thực hiện không đảm bảo vô trùng, vệ sinh không đúng cách. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng và kéo dài tình trạng chảy máu.
  • Bệnh lý nền: Những người mắc bệnh đông máu như hemophilia hoặc vấn đề về tiểu cầu có nguy cơ cao gặp tình trạng chảy máu kéo dài. Ngoài ra, nếu mô nướu nhạy cảm hoặc chưa điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng trước đó, tình trạng viêm nhiễm và chảy máu nặng cũng có thể xảy ra.
  • Kỹ thuật cấy ghép không chuẩn xác: Đối với các kỹ thuật cấy ghép truyền thống như freehand (đặt trụ theo cảm giác tay của bác sĩ), nếu bác sĩ không có chuyên môn tốt thì khả năng cấy ghép lệch trụ rất cao, gây tổn thương cấu trúc giải phẫu xung quanh, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng.

Cô chú/anh chị cần theo dõi kỹ vùng cấy ghép sau khi cắm Implant để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và nhanh chóng tái khám. Nếu chỉ chảy máu nhẹ và không kèm theo các triệu chứng khác, cô chú/anh chị có thể áp dụng cách xử lý được hướng dẫn trong phần tiếp theo để cải thiện tình trạng này.

Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng sau cấy ghép có thể là do sai sót trong phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc do bệnh lý toàn thân của cô chú/anh chị

Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng sau cấy ghép có thể là do sai sót trong phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc do bệnh lý toàn thân của cô chú/anh chị

3. 4 bước xử lý tình trạng chảy máu sau cắm Implant

Trong trường hợp bị chảy máu sau khi cắm Implant, cô chú/anh chị cần thực hiện các bước sau để cải thiện và tránh các biến chứng nghiêm trọng:

  • Bước 1: Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng vừa cấy ghép để tránh nhiễm trùng. Cô chú/anh chị nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước lọc, không sử dụng nước muối, dung dịch súc miệng nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Bước 2: Thực hiện ép nhẹ bằng gạc sạch hoặc cắn bông gòn nếu máu vẫn chảy nhiều.
  • Bước 3: Chườm đá vào vùng má hoặc quanh miệng trong vòng 24 giờ đầu, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút để cầm máu và giảm sưng.
  • Bước 4: Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm theo kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài vì việc dùng thuốc không phù hợp có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Lưu ý: Nếu đã thực hiện tất cả các bước trên mà tình trạng chảy máu vẫn kéo dài, kèm theo các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, sốt hoặc mùi hôi, cô chú/anh chị cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chảy máu nhẹ sau cắm Implant là biểu hiện bình thường và có thể xử lý tại nhà, tuy nhiên nếu có các dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng tái khám

Chảy máu nhẹ sau cắm Implant là biểu hiện bình thường và có thể xử lý tại nhà, tuy nhiên nếu có các dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng tái khám

4. Câu hỏi thường gặp về việc chảy máu sau khi cắm Implant

Chảy máu sau khi cắm Implant là hiện tượng khá phổ biến và có thể xảy ra trong một số ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hồi phục thuận lợi và tránh các vấn đề phát sinh, hãy cùng giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tình trạng này.

4.1. Cắm Implant bao lâu hết chảy máu?

Thông thường, tình trạng chảy máu sau khi cấy ghép Implant sẽ kéo dài tối đa 3 ngày. Sau thời gian này, nếu không có vấn đề phát sinh, tình trạng chảy máu sẽ giảm dần và không còn nữa. Tuy nhiên, nếu máu vẫn tiếp tục chảy sau 3 ngày hoặc lượng máu lớn hơn bình thường, cô chú/anh chị cần lập tức thăm khám bác sĩ để xử lý kịp thời.

Hiện tượng chảy máu do cơ thể phản ứng tự nhiên với vật lạ sẽ giảm dần và dứt hẳn trong vòng 3 ngày đầu sau cấy ghép

Hiện tượng chảy máu do cơ thể phản ứng tự nhiên với vật lạ sẽ giảm dần và dứt hẳn trong vòng 3 ngày đầu sau cấy ghép

4.2. Nên uống thuốc gì sau cắm Implant?

Sau khi cấy ghép răng Implant, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và thuốc giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Cô chú/anh chị cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ định để giảm sưng, đau và hạn chế tình trạng chảy máu kéo dài.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài vì một số loại thuốc không phù hợp có thể gây ra tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương hoặc gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như sốc thuốc, dị ứng thuốc, kháng thuốc, loét dạ dày, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, gây áp lực lên gan hoặc thận…

Cô chú/anh chị nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ để hồi phục hiệu quả, không dùng thuốc ngoài chỉ định để tránh tác dụng phụ

Cô chú/anh chị nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ để hồi phục hiệu quả, không dùng thuốc ngoài chỉ định để tránh tác dụng phụ

4.3. Cách ngăn ngừa chảy máu kéo dài sau trồng răng Implant như thế nào?

Để giảm thiểu tình trạng chảy máu kéo dài và hỗ trợ quá trình hồi phục sau khi cắm Implant, cô chú/anh chị cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh súc miệng mạnh và tuyệt đối không dùng nước muối: Súc miệng mạnh có thể làm tổn thương vùng cấy ghép, cản trở quá trình đông máu. Nước muối cũng có thể gây kích ứng, làm chậm lành thương.
  • Không chạm tay và tác động lực vào vùng cấy Implant: Chạm tay vào vùng cấy ghép có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, do trụ mới cấy ghép chưa đủ vững ổn, nếu tác động lực mạnh có thể gây lệch trụ, dẫn đến mất tích hợp và thải ghép.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia: Trong thời gian từ 2 - 4 tuần sau cắm Implant, đặc biệt là trong 1 tuần đầu, cô chú/anh chị cần kiêng bia rượu vì các chất này có thể làm giãn mạch máu và gây chảy máu kéo dài.
  • Không ăn đồ cứng, dai hoặc cay nóng: Thức ăn cứng, dai đòi hỏi lực nhai mạnh, dẫn đến có thể làm lung lay trụ Implant vừa cấy ghép. Thức ăn cay nóng có thể làm kích ứng vết thương, tăng tỷ lệ viêm nhiễm và chảy máu nghiêm trọng hơn.
  • Tránh vận động mạnh: Vận động mạnh có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài. Một số người có thói quen cắn chặt răng khi vận động cũng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình tích hợp trụ Implant, gây lệch hoặc đào thải trụ. 

Ngoài ra, cô chú/anh chị có thể tham khảo một số lưu ý khi trồng răng Implant từ các bác sĩ đầu ngành để trang bị đầy đủ kiến thức nhất trước và sau khi cấy ghép Implant.

Hơn hết, để đảm bảo quá trình cắm Implant diễn ra thuận lợi và hạn chế các biến chứng như chảy máu kéo dài, cô chú/anh chị nên lựa chọn nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Đồng thời, các cơ sở nha khoa ứng dụng công nghệ trồng răng Implant hiện đại cũng sẽ giúp tăng độ chính xác khi cấy ghép, từ đó giảm nguy cơ sưng đau và các vấn đề khác.

Cô chú/anh chị cần tránh tác động lực vào vị trí vừa cấy ghép, tuân thủ chế độ ăn kiêng cử và những lưu ý chăm sóc răng miệng do bác sĩ hướng dẫn

Cô chú/anh chị cần tránh tác động lực vào vị trí vừa cấy ghép, tuân thủ chế độ ăn kiêng cử và những lưu ý chăm sóc răng miệng do bác sĩ hướng dẫn

Nha khoa Lạc Việt Intech là đơn vị uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu từ các trường Đại học Y danh tiếng. Đồng thời, nha khoa ứng dụng các công nghệ hiện đại như máy CT Cone Beam, máng hướng dẫn phẫu thuật Guideline và Robot định vị X-Guide, đảm bảo độ chính xác cao cùng kết quả điều trị an toàn, bền vững, ăn nhai tốt và thẩm mỹ.

Tình trạng cắm Implant bị chảy máu có thể gây lo lắng nhưng nếu nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu bất thường và cách xử lý phù hợp, cô chú/anh chị hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Đặc biệt, nếu lựa chọn được nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và công nghệ hiện đại thì có thể hạn chế tối đa các biến chứng, mang lại kết quả an toàn và bền vững.

Nếu cần thêm thông tin tư vấn về dịch vụ khám răng và trồng Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech, cô chú/anh chị vui lòng liên hệ theo các phương thức sau đây để được hỗ trợ tận tình:

  • Website: https://lacvietdental.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Implant.Lacviet
  • Hotline: 0866.38.0033
  • Địa chỉ Hà Nội:
    • Trụ sở Đống Đa, Hà Nội: Số 168 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
    • Trụ sở Minh Khai, Hà Nội: Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Trụ sở Cầu Giấy, Hà Nội: 27 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Địa chỉ Nghệ An: Số 24 Cao Thắng, P. Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An
  • Địa chỉ Hải Phòng: 107 Tô Hiệu, Lê Chân, TP Hải Phòng

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Giải đáp thắc mắc trồng răng Implant có được bảo hiểm không?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng có chi phí cao, do đó có nhiều khách hàng băn khoăn về việc trồng răng Implant có được bảo hiểm không? Thực tế một số hạng mục có thể được bảo hiểm chi trả nhằm tiết kiệm chi phí hơn, chi tiết mời cô chú/anh chị theo dõi những thông tin dưới đây để được giải đáp thắc mắc.
Trồng răng Implant có tốt không? 7 biến chứng cần lưu ý
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tốt nhất vì có thể phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quy trình cấy ghép, cô chú/anh chị có thể gặp các biến chứng không mong muốn. Hãy tham khảo những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề trồng răng Implant có tốt không, các biến chứng có thể xảy ra và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.
Trồng răng Implant có nguy hiểm không? 4 cách hạn chế biến chứng
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng an toàn, ít biến chứng nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo quy trình cấy ghép và chăm sóc đúng cách, cô chú/anh chị vẫn có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, trong nội dung bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trồng răng Implant có nguy hiểm không, đồng thời cung cấp một số cách phòng tránh rủi ro hiệu quả cho cô chú/anh chị.
Trồng răng Implant có chụp MRI được không? Khi nào không thể chụp?
Chụp phim MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không, liệu răng Implant có làm ảnh hưởng đến việc chụp cộng hưởng từ không, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết cắm Implant bị đào thải và cách xử lý
Cắm Implant bị đào thải là tình trạng trụ Implant không tích hợp với xương, không hình thành liên kết sinh học giữa Implant và xương, dẫn đến phải tháo bỏ trụ và có thể gây tốn kém chi phí điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết trụ Implant bị đào thải, nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa tình trạng này diễn ra. Mời cô chú/anh chị cùng theo dõi!
Implant xi măng là gì? So sánh Implant xi măng và Implant bắt vít
Implant xi măng là một phương pháp phục hình răng được ứng dụng rộng rãi vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, trong nha khoa hiện đại, phương pháp này không còn phổ biến và dần được thay thế bởi các dòng Implant tiên tiến hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Implant xi măng là gì, những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này, qua đó giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin để đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn vật liệu trồng răng Implant.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn