Nguyên nhân và cách giảm thiểu tình trạng cắm Implant bị nhức

Lạc Việt Intech

11/12/2024

Cắm Implant bị nhức là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải sau khi trồng răng Implant. Mức độ và thời gian đau nhức sẽ quyết định liệu đây có phải là hiện tượng bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm. Trong bài viết này, bác sĩ sẽ giải thích nguyên nhân gây đau, các dấu hiệu bất thường cần chú ý và đưa ra những giải pháp giúp cô chú/anh chị giảm đau hiệu quả tại nhà.

1. Nguyên nhân gây tình trạng cắm Implant bị nhức

Trong vòng 2 - 3 ngày sau cắm Implant, cô chú/anh chị có thể cảm thấy đau nhức nhẹ tại vị trí cấy ghép. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài hơn 1 tuần với mức độ đau nhức nặng, không thuyên giảm, cô chú/anh chị nên lưu ý vì điều này có thể do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng sau cấy ghép: Nguyên nhân có thể do môi trường phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, thao tác thô bạo của bác sĩ hoặc do vệ sinh không tốt, dẫn đến vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng cấy ghép và gây nhiễm trùng. Tình trạng này thường đi kèm các biểu hiện như sưng đau kéo dài, chảy máu hoặc xuất hiện mủ.
  • Bệnh lý nền: Những người mắc các bệnh lý liên quan đến đông máu, như hemophilia hoặc rối loạn tiểu cầu, dễ gặp tình trạng chảy máu kéo dài, khiến vết thương chậm lành và tăng cảm giác đau nhức.
  • Kỹ thuật cấy ghép không đúng: Sai sót trong quá trình thực hiện, như đặt trụ Implant không đúng vị trí hoặc gây tổn thương mô xung quanh, có thể dẫn đến đau nhức nghiêm trọng và thời gian phục hồi kéo dài hơn.

Tình trạng đau nhức kéo dài sau cắm Implant có thể là hậu quả của một quy trình cấy ghép không đảm bảo an toàn

Tình trạng đau nhức kéo dài sau cắm Implant có thể là hậu quả của một quy trình cấy ghép không đảm bảo an toàn

2. Cắm Implant bị nhức có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau nhức sau cắm Implant phụ thuộc vào thời gian và cường độ cơn đau. Nếu cảm giác nhức chỉ kéo dài 2 - 3 ngày đầu và thuyên giảm dần, đây là dấu hiệu cơ thể đang hồi phục bình thường, không có gì đáng lo ngại.

Ngược lại, nếu cô chú/anh chị bị đau nhức dữ dội kèm cảm giác khó chịu kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm, tình trạng này có thể cảnh báo biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như hiện tượng răng Implant bị đào thải. Khi cơ thể không chấp nhận trụ Implant, vùng cấy ghép có thể bị sưng đỏ, chảy máu hoặc thậm chí xuất hiện mủ. Điều này tăng nguy cơ mất tích hợp trụ, có thể cần tháo bỏ và thay thế trụ mới, gây đau đớn và tốn thêm thời gian, chi phí điều trị.

Nếu gặp tình trạng trên, cô chú/anh chị cần đến nha khoa để tái khám ngay. Tuy nhiên, nếu chỉ bị nhức nhẹ sau cấy ghép và muốn biết cách giảm đau nhức đơn giản tại nhà, hãy tham khảo tiếp trong phần sau.

Răng Implant bị đau nhức kéo dài có thể là dấu hiệu của tình trạng đào thải trụ Implant

Răng Implant bị đau nhức kéo dài có thể là dấu hiệu của tình trạng đào thải trụ Implant

3. 4 cách giảm đau nhức sau cắm Implant

Tình trạng đau nhức nhẹ sau cắm Implant là biểu hiện bình thường của cơ thể nhưng có thể gây khó chịu cho cô chú/anh chị khi ăn uống, sinh hoạt. Để giảm cảm giác đau nhức tại nhà, cô chú/anh chị có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Chườm lạnh, chườm ấm:
    • Trong 24 - 48 giờ đầu sau cắm Implant, cô chú/anh chị nên chườm đá lạnh quanh vùng má gần vị trí cấy ghép để giúp giảm sưng tấy và làm dịu cơn đau. Mỗi lần chườm khoảng 15 - 20 phút, cách nhau 1 - 2 giờ.
    • Sau 48 giờ, cô chú/anh chị có thể chuyển sang chườm ấm để kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm cảm giác căng tức và đẩy nhanh quá trình lành thương. Chườm ấm cũng nên thực hiện trong 15 - 20 phút, khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc giảm đau bác sĩ đã kê đơn: Uống thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ là cách an toàn và hiệu quả để kiểm soát cơn đau. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khác mà không có chỉ định, tránh gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
  • Chải răng nhẹ nhàng: Nên sử dụng bàn chải lông mềm và tránh chải mạnh vào vùng vừa cấy ghép. Việc này nhằm mục đích bảo vệ mô nướu xung quanh và không làm lung lay trụ Implant, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Không súc miệng bằng nước muối: Trong tuần đầu sau khi cắm Implant, cô chú/anh chị nên tránh dùng nước muối để súc miệng vì có thể rửa trôi các cục máu đông, làm chậm quá trình lành thương.

Cô chú/anh chị có thể áp dụng một số cách giảm đau nhức an toàn tại nhà để giảm cảm giác khó chịu

Cô chú/anh chị có thể áp dụng một số cách giảm đau nhức an toàn tại nhà để giảm cảm giác khó chịu

Cô chú/anh chị nên ưu tiên lựa chọn các nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị công nghệ hiện đại để đảm bảo quy trình cấy ghép an toàn, chính xác và hạn chế tối đa các biến chứng.

Tình trạng cắm Implant bị nhức có thể là phản ứng bình thường hoặc dấu hiệu cảnh báo bất thường. Để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và tránh các biến chứng nguy hiểm, cô chú/anh chị cần theo dõi sát sao các biểu hiện sau cấy ghép. Nếu cảm giác nhức kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng nặng hơn, hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.

Nha khoa Lạc Việt Intech tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chỉnh nha và phục hình răng tại miền Bắc. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản từ các chương trình chuyên sâu về cấy ghép Implant, cùng trang thiết bị hiện đại và những giải pháp trồng răng tiên tiến, chúng tôi cam kết mang đến kết quả an toàn, bền vững và thẩm mỹ cho khách hàng.

Nếu cô chú/anh chị đang có nhu cầu điều trị răng miệng hoặc trồng răng Implant, vui lòng liên hệ với Nha khoa Lạc Việt Intech qua các phương thức sau để được hỗ trợ tận tình:

  • Website: https://lacvietdental.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Implant.Lacviet
  • Hotline: 0866.38.0033
  • Địa chỉ Hà Nội:
    • Trụ sở Đống Đa, Hà Nội: Số 168 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
    • Trụ sở Minh Khai, Hà Nội: Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Trụ sở Cầu Giấy, Hà Nội: 27 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Địa chỉ Nghệ An: Số 24 Cao Thắng, P. Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An
  • Địa chỉ Hải Phòng: 107 Tô Hiệu, Lê Chân, TP Hải Phòng

Nguyễn Hoàng Dương

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Đạt thành tích xuất sắc khóa học về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về GRB với Titanium và tải tức thì với implant do Giáo sư Mejed Abu Arqub đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề Làm thế nào để đạt được thành công lâu dài khi phẫu thuật implant cho bệnh nhân mất răng bán phần do Giáo sư Daniel trường ĐH Bern đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề: Ứng dụng kỹ thuật số trong implant nha khoa do TS Bs. Trần Hùng Lâm, Bs. Phạm Hoài Nam và Bs. Marcus Marcussen đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Cắm Implant bao lâu cắt chỉ? Giải pháp cấy Implant không vạt lợi
Quá trình trồng răng yêu cầu bác sĩ vạt lợi để khoan xương và đặt trụ Implant, sau đó khâu lại để cố định. Khi vết thương lành hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ để thực hiện các bước tiếp theo. Vậy cắm Implant bao lâu cắt chỉ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cô chú/anh chị những thông tin chi tiết và chính xác nhất.
Bác sĩ tiết lộ 6 lợi ích của trồng răng Implant bền vững suốt đời!
Bác sĩ Nguyễn Gia Bảo - Giám đốc chuyên khoa Cấy ghép Implant với hơn 10 năm công tác tại Nha khoa Lạc Việt Intech - tiết lộ: “Trồng răng Implant là phương pháp mang đến nhiều lợi ích vượt trội về lâu dài cho người dùng như khôi phục khả năng ăn nhai, ngăn chặn tiêu xương, tuổi thọ lâu bền và có tính thẩm mỹ cao. Cụ thể, bác sĩ sẽ phân tích từng lợi ích của trồng răng Implant trong nội dung sau đây.”
Giải đáp thắc mắc trồng răng Implant có được bảo hiểm không?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng có chi phí cao, do đó có nhiều khách hàng băn khoăn về việc trồng răng Implant có được bảo hiểm không? Thực tế một số hạng mục có thể được bảo hiểm chi trả nhằm tiết kiệm chi phí hơn, chi tiết mời cô chú/anh chị theo dõi những thông tin dưới đây để được giải đáp thắc mắc.
Cắm Implant bị chảy máu có nguy hiểm không? 4 bước xử lý nhanh gọn
Cắm Implant bị chảy máu là tình trạng thường gặp sau khi cấy ghép Implant. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc tổn thương mô mềm trong quá trình phẫu thuật, cơ địa khó đông máu hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách xử lý hiệu quả, cô chú/anh chị hãy tham khảo các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trồng răng Implant có tốt không? 7 biến chứng cần lưu ý
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tốt nhất vì có thể phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quy trình cấy ghép, cô chú/anh chị có thể gặp các biến chứng không mong muốn. Hãy tham khảo những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề trồng răng Implant có tốt không, các biến chứng có thể xảy ra và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.
Trồng răng Implant có nguy hiểm không? 4 cách hạn chế biến chứng
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng an toàn, ít biến chứng nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo quy trình cấy ghép và chăm sóc đúng cách, cô chú/anh chị vẫn có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, trong nội dung bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trồng răng Implant có nguy hiểm không, đồng thời cung cấp một số cách phòng tránh rủi ro hiệu quả cho cô chú/anh chị.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn