Kết quả tra cứu
Quản trị viên
16/01/2023
Như cô chú/ anh chị đã biết, trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất cố định, giúp khôi phục khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ. Vì răng sứ hoặc hàm giả được gắn cố định trên Implant nên chúng ta sẽ không thể tháo ra lắp vào được.
Tuy nhiên, với phương pháp làm hàm tháo lắp trên Implant, bệnh nhân có thể tháo lắp dễ dàng để vệ sinh răng miệng. Đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai chắc chắn hơn so với việc sử dụng hàm tháo lắp truyền thống.
Hàm tháo lắp trên Implant là một dạng hàm giả có thể tháo ra lắp vào, được nâng đỡ và lưu giữ bởi các khóa cài liên kết với trụ Implant. Đây là kỹ thuật phục hình răng mất kết hợp giữa 2 phương pháp hàm giả tháo lắp và trồng răng Implant.
Nếu như phương pháp hàm giả tháo lắp cổ điển mang đến khá nhiều nhược điểm như lỏng lẻo, dễ rơi rớt và khả năng ăn nhai kém thì hàm tháo lắp trên Implant sẽ chắc chắn hơn nhờ sự hỗ trợ của Implant.
Hàm tháo lắp trên Implant
Để thực hiện kỹ thuật làm hàm tháo lắp trên Implant, bác sĩ sẽ cấy ít nhất 2 trụ Implant vào trong xương hàm để tạo điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Sau đó gắn hàm tháo lắp bên trên thông qua các khóa cài. Khả năng ăn nhai của hàm tháo lắp trên Implant sẽ phụ thuộc vào số lượng trụ Implant được đặt vào trong xương hàm cũng như chất lượng hàm giả khách hàng lựa chọn.
Phương pháp hàm tháo lắp trên Implant mang đến nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm như sau.
Hiện nay, có 2 dạng hàm tháo lắp trên Implant được sử dụng phổ biến như sau:
Đây là hàm tháo lắp trên Implant dạng nền hàm phủ, trong đó phần hàm giả được nâng đỡ liên kết bằng các khóa cài liên kết với trụ Implant. Phổ biến nhất đó là các khóa được làm bằng bi có nam châm hoặc locator. Theo đó, mỗi trụ Implant sẽ được gắn 1 khóa cài hình viên bi liên kết với khóa cài khác trên hàm giả.
Hàm tháo lắp khóa cài hình viên bi
Hàm tháo lắp trên Implant dạng thanh bar thường được thực hiện bằng cách đặt 4 - 6 trụ Implant vào trong xương hàm. Các trụ Implant này được cố định thông qua 1 thanh kim loại, sau đó bác sĩ sẽ gắn hàm phủ sát khít lên trên thanh nối thông qua các khóa cài.
Hàm tháo lắp dạng thanh bar
Hàm tháo lắp trên Implant dạng có thanh bar thường được áp dụng khi trồng răng Implant All-on-4 và All-on-6.
Dưới đây là bảng so sánh giữa hàm tháo lắp trên Implant và hàm cố định giúp bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất:
So sánh hàm tháo lắp trên Implant và hàm cố định trên Implant
So sánh |
Hàm tháo lắp trên Implant |
Hàm cố định trên Implant |
Cấu tạo |
- Sử dụng 2 - 4 trụ Implant cấy vào trong xương hàm - Phục hình 14 răng. - Hàm tháo lắp liên kết với Implant thông qua thanh bar hoặc bi. |
- Sử dụng 4 – 6 trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm. - Phục hình 12 – 14 răng. - Hàm giả được gắn cố định với trụ Implant thông qua khớp nối Multi-Unit Abutment. |
Tính thẩm mỹ |
Thẩm mỹ cao, đẹp hơn do cấu tạo nhiều nướu giả nâng đỡ môi. Phù hợp với trường hợp mất răng lâu ngày bị móm nhiều. |
Thẩm mỹ tối ưu, đẹp như răng thật. Phù hợp với mọi trường hợp mất nhiều răng, mất răng toàn hàm hay mất răng lâu ngày. |
Độ chắc chắn |
Chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp cổ điển. Tuy nhiên độ chịu lực không bằng với loại hàm cố định trên Implant. |
Chắc chắn, chịu lực tốt, giúp bệnh nhân có thể thoải mái ăn nhai như răng thật. |
Vị trí phù hợp |
Phù hợp với hàm dưới vùng xương hàm dưới thường dày hơn hàm trên. |
Phù hợp đối với cả hàm trên và hàm dưới. Kể cả những trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương nhiều. |
Khả năng vệ sinh |
Phải tháo ra lắp vào để vệ sinh sau mỗi bữa ăn, rất bất tiện. |
Vệ sinh dễ dàng như răng thật của bệnh nhân. |
Chi phí |
Rẻ hơn so với phương pháp làm hàm cố định trên Implant. |
Chi phí cao nhất trong số các phương pháp phục hình toàn hàm. |
Tuổi thọ |
Phải thay thế hàm tháo lắp bên trên sau 5 - 7 năm. |
Tuổi thọ cao, trung bình 25 năm hoặc vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt. |
Như vậy, có thể thấy rằng phương pháp hàm cố định trên Implant vẫn là giải pháp tối ưu cho trường hợp mất răng toàn hàm. Mặc dù chi phí khá cao, tuy nhiên với tuổi thọ lâu dài và khả năng ăn nhai bền chắc thì nếu có điều kiện, cô chú/ anh chị vẫn nên ưu tiên lựa chọn hàm cố định trên Implant.
=> Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật trồng răng implant toàn hàm All-on-4 qua video sau đây:
Những ưu điểm của trồng răng Implant toàn hàm All-on-4
Trong quá trình sử dụng hàm tháo lắp trên Implant, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Có thể tháo lắp răng trên Implant được không?”. Nếu cô chú/ anh chị còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên hệ ngay Hotline: 19006421 để được chuyên gia tư vấn !
Tin cùng chủ đề