KỸ THUẬT MÀI CÙI RĂNG CHO RĂNG SỨ KHÔNG KIM LOẠI

Seo ngon

21/09/2024

Răng sứ không kim loại ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế sứ kim loại bởi tính ưu việt về thẩm mỹ cũng như công nghệ tiên tiến trong cách chế tác và tính tương hợp sinh học cao, đặc biệt trong bọc răng sứ thẩm mỹ.

Răng sứ không kim loại ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế sứ kim loại bởi tính ưu việt về thẩm mỹ cũng như công nghệ tiên tiến trong cách chế tác và tính tương hợp sinh học cao, đặc biệt trong bọc răng sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên cho đến tận ngày nay, sứ không kim loại vẫn mang nhược điểm là khả năng chịu lực nhai kém hơn sứ kim loại. Để khắc phục nhược điểm này, các tiêu chí kỹ thuật mài cùi răng cho răng sứ không kim loại phải được thực hiện chính xác, cùi răng phải mài đủ độ giày cho từng loại sứ không kim loại cụ thể. Hiện nay, có 2 dòng răng sứ không kim loại được được sử dụng rộng rãi là sứ thủy tinh Lithium Disilicate (răng sứ thẩm mỹ emax) và sứ không kim loại Zirconia, bài viết này sẽ trình bày chi tiết kỹ thuật mài cùi răng cho răng sứ không kim loại Zirconia, là loại sứ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Kỹ thuật mài cùi răng cho răng sứ không kim loại Zirconia.

Tiêu chí kỹ thuật của cùi răng sứ không kim loại zirconia

Răng sứ Zirconia là loại răng sứ không kim loại 2 lớp, lớp trong là một sườn sứ Zirconia có vai trò là khung chịu lực, đồng thời là một lớp cản màu sắc của cùi răng, không cho màu của răng thật ánh ra ngoài qua lớp sứ. Lớp ngoài là một lớp sứ tạo màu sắc cho bọc răng sứ, tùy theo sườn zirconia của các hãng khác nhau mà lớp sứ tạo màu này sẽ khác nhau. Để đảm bảo tính vững ổn của chụp răng sứ khi gắn trên miệng, kỹ thuật mài cùi răng cho răng sứ zirconia cần đạt các tiêu chí kỹ thuật sau:

– Đường hoàn tất là bờ vai hoặc bờ cong sâu, có bề dày cần thiết là 1 – 1,2mm.

– Bề giày cần mài ở thân và hố rãnh là 1,2 – 1,5mm

– Bề giày cần mài ở rìa cắn hoặc múi chịu là 2mm


Độ dày cần thiết khi mài cùi răng cho sứ không kim loại

Dụng cụ chuẩn bị để mài cùi răng cho răng sứ không kim loại.

Các mũi khoan cần có

– Mũi trụ kim cương có đầu phẳng và tròn, loại hạt trung bình để mài và loại hạt mịn để đánh bòng hoàn tất

– Mũi tròn to, mũi búp sen, mũi bánh xe

– Nếu có cây đục men hoặc dụng cụ đánh bóng đường hoàn tất bằng siêu âm sau khi mài cùi răng thì càng tốt.


Bộ mũi khoàn dùng cho mài cùi răng sứ không kim loại zirconia

Các bước thực hiện mài cùi răng cho răng sứ không kim loại zirconia

Mục đích của việc mài cùi răng là tạo ra một bề dày đủ cho cả sườn sứ zirconia và cả lớp sứ phía ngoài, độ dày phải đồng nhất không được chỗ dày chỗ mỏng và nơi chuyển tiếp các mặt của đường hoàn tất phải mượt mà mềm mại, không chuyển hướng đột ngột, gập góc để tạo stress lên bọc sứ sau khi lắp gây gẫy vỡ bọc chụp sứ.

Mài cùi răng cho răng sứ không kim loại được thực hiện qua 5 bước sau:

Bước 1: Mài mặt ngoài.

Dùng mũi khoan trụ, đường kính 1mm mài 3 đường, sau đó mài nối 3 đường lại với nhau sao cho mài lút mùi khoan, đường hoàn tất trên lợi khoảng 1mm

kỹ thuật mài cùi răng cho răng sứ không kim loại

Bước 2: Mài rìa cắn

Dùng mũi khoan trụ cắt ngắn rìa cắn 1,8mm so với răng bên cạnh.


Kỹ thuật mài cạnh cắn cho cùi răng sứ không kim loại.

Bước 3: Mài mặt bên

Dùng mũi trụ thuôn (mũi torpedo) để mài mặt bên, lưu ý không mài vào răng bên cạnh. Trong những trường hợp khó kiểm soát có thể dùng lá thép để cô lặp răng bên cạnh

kỹ thuật mài cùi răng cho răng sứ không kim loại
Mài cùi răng sứ không kim loại mặt bên

Bước 4: Mài mặt trong

Sử dụng mũi trụ đầu tròn đường kình 1mm để đánh dấu mặt trong,sau đó dùng mũi trong to hoặc mũi búp sen mài nỗi các đường đánh dấu

Kỹ thuật mài cùi răng sứ không kim loại

Bước 5: Mài đường hoàn tất và đánh bóng cùi răng

Tùy theo loại đường hoàn tất lựa chọn là bờ cong hay bờ vai sẽ chọn mũi khoan trụ có đầu phẳng hoặc tròn để mài, đặt chỉ co lợi và mài thấp đường hoàn tất đến tiếp xúc phía trên sợi chỉ

kỹ thuật mài cùi răng cho răng sứ không kim loại

Thực hiện nghiêm ngặt các bước trên kết hợp với sao dấu chính xác sẽ tạo ra được các chụp răng sứ không kim loại zirconia có thẩm mỹ và độ bền tối đa

Nha Khoa Lạc Việt Intech, trung tâm chuyên sâu về cấy ghép implant, răng sứ thẩm mỹ và niềng răng.

Trụ sở Đống Đa: Tòa nhà 160 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0971066726.

Trụ sở Cầu giấy: Số 9 Nguyễn Văn Huyên, Cầu giấy, Hà nội

SĐT: 0971066726.

Trụ sở Hai Bà Trưng: Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0971066726.

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Trồng răng Implant có chụp MRI được không? Khi nào không thể chụp?
Chụp phim MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không, liệu răng Implant có làm ảnh hưởng đến việc chụp cộng hưởng từ không, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết cắm Implant bị đào thải và cách xử lý
Cắm Implant bị đào thải là tình trạng trụ Implant không tích hợp với xương, không hình thành liên kết sinh học giữa Implant và xương, dẫn đến phải tháo bỏ trụ và có thể gây tốn kém chi phí điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết trụ Implant bị đào thải, nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa tình trạng này diễn ra. Mời cô chú/anh chị cùng theo dõi!
Implant xi măng là gì? So sánh Implant xi măng và Implant bắt vít
Implant xi măng là một phương pháp phục hình răng được ứng dụng rộng rãi vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, trong nha khoa hiện đại, phương pháp này không còn phổ biến và dần được thay thế bởi các dòng Implant tiên tiến hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Implant xi măng là gì, những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này, qua đó giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin để đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn vật liệu trồng răng Implant.
6 điểm khác biệt giữa cầu răng sứ và Implant: Nên chọn phương pháp nào?
Cầu răng sứ và Implant hiện là hai phương pháp phục hình răng phổ biến, được nhiều người lựa chọn để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện khác nhau của từng người. Dưới đây là một số so sánh cơ bản về hai phương pháp này, giúp cô chú/anh chị có thông tin tổng quan trước khi lựa chọn.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có chụp X-quang được không?”
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc chuyên khoa Cấy ghép Implant và Phục hình răng tại Nha khoa Lạc Việt Intech, với nhiều kinh nghiệm thực hiện thành công các ca trồng Implant phức tạp có chia sẻ như sau: “Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không được chỉ định trong một số trường hợp sau khi cắm Implant”. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề trồng răng Implant có chụp X-quang được không, đồng thời chia sẻ những lưu ý quan trọng mà cô chú/anh chị cần nắm rõ.
Trồng răng Implant có bền không? 4 sai lầm làm giảm tuổi thọ Implant
Trồng răng Implant có bền không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp phục hình răng này. Với các yếu tố được đảm bảo trước và sau cấy ghép, trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp khôi phục răng đã mất bền vững nhất hiện nay. Chi tiết mời cô chú/anh chị cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về độ bền và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng Implant.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn