Kết quả tra cứu
Seo ngon
28/10/2024
Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant khi chỉ số đường huyết lúc đói từ 7 - 8 mmol/L và đảm bảo các chỉ số về mật độ xương, răng phù hợp với việc cấy ghép. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ không thể trồng Implant khi xuất hiện 1 trong 3 yếu tố sau:
Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng có quan hệ mật thiết với nhau, do đo người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị viêm nướu, viêm nha chu, bệnh tua miệng, khô miệng, hay một số bệnh do nấm gây nên. Những bệnh này ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đồng thời, nếu không được xử lý trước khi trồng răng Implant, chúng có thể khiến các vấn đề răng miệng trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến răng Implant, gây mất tích hợp và đào thải.
Do đó, để tăng khả năng thành công cho việc cấy ghép Implant ở người tiểu đường, bệnh nhân cần thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát lượng đường huyết và tiến hành xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe tổng quát, sức khỏe răng miệng kỹ càng trước khi trồng răng.
Người tiểu đường cần kiểm soát mức đường huyết ổn định trước khi trồng răng Implant
Cô chú/anh chị trong trường hợp mắc tiểu đường nặng nếu tùy ý thực hiện cắm Implant có thể dẫn đến một số hậu quả như:
Để hạn chế các rủi ro trên, cô chú/anh chị mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết ở mức ổn định từ 7 - 8 mmol/L trước, trong, và sau khi trồng răng Implant. Đồng thời, cô chú/anh chị nên lựa chọn các đơn vị trồng răng Implant uy tín, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và sử dụng công nghệ cao để xử lý viêm nha chu, nhổ bỏ răng sâu, răng hỏng để loại bỏ các viêm nhiễm do răng đó gây ra rồi mới tiến hành cấy ghép Implant.
Tiểu đường khi không được kiểm soát tốt làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho răng miệng
Với 15 năm uy tín, đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, cũng hệ thống công nghệ hiện đại, Nha khoa Lạc Việt Intech sẽ giúp quá trình trồng răng Implant ở người tiểu đường diễn ra an toàn, nhanh chóng, hạn chế chảy máu, đau và các biến chứng trong và sau khi trồng răng. Các bác sĩ tại Lạc Việt Intech đã tiến hành trồng răng Implant thành công cho nhiều bệnh nhân tiểu đường ở nhiều độ tuổi khác nhau, giúp cải thiện vấn đề ăn nhai và nâng cao thẩm mỹ.
Để hiểu rõ hơn về trải nghiệm của người tiểu đường khi trồng răng Implant, bạn có thể tham khảo trường hợp trồng răng Implant cho bệnh nhân 70 tuổi bị tiểu đường tại Nha khoa Lạc Việt Intech.
Người tiểu đường cần tuân thủ các lưu ý dưới đây ngay cả trước và sau khi trồng răng Implant để đảm bảo sức khỏe răng miệng được bảo vệ một cách tốt nhất:
Duy trì một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh có thể giúp bệnh nhân điều hòa đường huyết hiệu quả
Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp cô chú/anh chị hiểu rõ hơn về điều kiện được trồng răng Implant ở người tiểu đường và biện pháp thay thế răng mất cho bệnh nhân không được chỉ định trồng răng Implant, tránh các rủi ro về sức khỏe trong và sau khi trồng.
Thông thường, người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết dưới 7% HbA1c (glycated hemoglobin) và được kiểm soát tốt trong khoảng 3 - 6 tháng liên tục có thể được chỉ định trồng răng Implant. Tuy nhiên, con số này không phải cố định và phù hợp với tất cả bệnh nhân tiểu đường, mà cần có sự đánh giá và theo dõi kỹ lưỡng, cẩn thận từ bác sĩ điều trị và nha sĩ, để đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân và mức độ thành công của Implant.
Người mắc tiểu đường loại 2 vẫn có thể trồng răng Implant, nhưng cần có sự kiểm soát tốt đường huyết trước, trong và sau khi thực hiện. Người bệnh tiểu đường cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể, người tiểu đường nên ăn đúng giờ, đúng bữa, và cân bằng lượng tinh bột, chất đạm, chất béo trong khẩu phần ăn; đánh răng 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn; liên tục theo dõi tình trạng bệnh thông qua việc khám tổng quát bệnh lý nền, sức khỏe răng miệng định kỳ,...
Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 hoàn toàn có thể trồng răng Implant nếu tình trạng bệnh được kiểm soát ổn định
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không đủ điều kiện trồng răng Implant, một số phương pháp thay thế như bắc cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp có thể giúp giải quyết tạm thời vấn đề mất răng, hỗ trợ cải thiện vấn đề ăn nhai. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ mang tính ngắn hạn, và tồn tại nhiều nhược điểm như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các răng khỏe mạnh xung quanh, không ngăn chặn được tình trạng tiêu hàm, hay bất tiện trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh răng miệng,...
Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên duy trì chế độ sống lành mạnh, tuân theo chỉ định của bác sĩ, nhanh chóng kiểm soát tình trạng tiểu đường để tiến hành trồng răng Implant, mang lại sự tự tin và thoải mái trong ăn nhai, sinh hoạt hằng ngày.
Hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ có thể là giải pháp thay thế tạm thời tuy nhiên tồn tại nhiều nhược điểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn nhai
Với những băn khoăn người tiểu đường có trồng răng Implant được không, có thể nói, bệnh nhân hoàn toàn có thể tiến hành trồng răng Implant khi trường hợp bệnh được kiểm soát và đáp ứng đủ điều kiện an toàn về chỉ số đường huyết, mật độ xương,... Cô chú/anh chị nên chủ động theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh lý của mình để quá trình cấy ghép Implant diễn ra thuận lợi.
Nếu cô chú/anh chị đang tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia cho tình trạng mất răng ở bệnh nhân tiểu đường, cô chú/anh chị có thể liên hệ với Nha khoa Lạc Việt Intech để nhận được tư vấn và hỗ trợ:
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề