Kết quả tra cứu
Lạc Việt Intech
18/12/2024
Đào thải Implant xảy ra khi trụ cấy ghép không thể tích hợp với xương hàm hoặc mất đi sự ổn định sau khi đã lành thương. Tình trạng này có thể chia thành hai loại chính: đào thải sớm - xảy ra trong giai đoạn lành thương ban đầu và đào thải muộn - xuất hiện sau khi Implant đã được sử dụng một thời gian. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình giúp nhận biết tình trạng này.
Hiện tượng đào thải Implant sớm có thể xảy ra trong giai đoạn chờ lành thương sau khi cấy ghép với những biểu hiện như:
Implant bị đào thải sớm có thể bị sưng viêm kéo dài, xuất hiện các ổ áp xe, mụn mủ, hở vết thương gây đau đớn
Hiện tượng đào thải Implant muộn thường xảy ra sau khi răng sứ đã được gắn lên trụ, có thể biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau đây:
Implant đào thải muộn có thể trồi lên, chảy mủ hoặc dịch lỏng quanh vùng cấy ghép, bị lung lay, nghiêng lệch gây khó khăn khi ăn nhai
Thông thường, dấu hiệu đào thải Implant có thể xảy ra ngay trong giai đoạn liền xương hoặc sau khi hoàn tất phục hình răng sứ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biểu hiện này có thể xuất hiện muộn hơn, đòi hỏi cô chú/anh chị phải luôn chú ý theo dõi và kiểm tra định kỳ.
Tình trạng đào thải Implant có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Sau đây là 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này mà cô chú/anh chị cần biết để có biện pháp phòng tránh:
Kỹ thuật đặt trụ Implant đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo trụ ổn định trong xương hàm và tích hợp tốt với mô xung quanh. Nếu kế hoạch điều trị được bác sĩ xây dựng không chính xác, chẳng hạn như chọn sai vị trí hoặc góc độ cấy ghép, trụ Implant có thể không đạt được sự ổn định cần thiết, dẫn đến tình trạng lung lay hoặc đào thải.
Ngoài ra, các sai sót trong thao tác phẫu thuật như khoan xương quá mạnh, không tưới nước đủ làm cháy xương, không kiểm soát tốt lực tác động lên trụ... cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tích hợp của trụ Implant.
Bên cạnh đó, công nghệ phẫu thuật lạc hậu hoặc không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao có thể làm giảm tỷ lệ thành công, khiến cô chú/anh chị dễ gặp phải các vấn đề như viêm nhiễm, đau nhức kéo dài, trụ bị lung lay, mất tích hợp hoặc đào thải.
Một số kỹ thuật đặt trụ lạc hậu như freehand (đặt trụ theo cảm giác tay của bác sĩ) có tỷ lệ sai sót trong phẫu thuật cao hơn, dẫn tới đào thải trụ
Những trụ Implant kém chất lượng thường được chế tạo từ các vật liệu không an toàn, như thép không gỉ, nhựa, hợp chất chứa chì, hợp kim Coban-Crom hoặc Titanium không tinh khiết. Bên cạnh đó, bề mặt trụ được xử lý sơ sài, làm giảm khả năng tích hợp với xương, dẫn đến trụ không ổn định và dễ bị đào thải.
Ngoài ra, các trụ Implant không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định chất lượng và an toàn bởi FDA hoặc Bộ Y Tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng sau khi cấy ghép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cô chú/anh chị.
Trụ Implant làm từ vật liệu kém chất lượng hoặc xử lý bề mặt không tinh vi có thể dẫn tới đào thải trụ do khả năng tương thích sinh học thấp
Các thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, súc miệng hoặc vệ sinh răng Implant quá mạnh, ăn uống không kiểm soát (thức ăn dai, cứng, cay nóng...) và sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu bia...) ngay sau khi cấy ghép có thể dẫn tới làm chậm quá trình lành thương, sưng đau kéo dài, viêm nhiễm quanh răng Implant. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, nguy cơ đào thải Implant sẽ tăng cao.
Bên cạnh đó, nếu không tuân thủ lịch tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ không theo dõi được tình trạng tích hợp của trụ Implant, làm gia tăng nguy cơ các vấn đề tiềm ẩn không được phát hiện sớm, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Một số thói quen xấu tác động lực mạnh vào vùng mới cấy ghép hoặc kiêng khem không đúng cách cũng dẫn tới nguy cơ đào thải trụ Implant
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Medicina (Tạp chí thuộc sở hữu của Đại học Khoa học Sức khỏe Litva - LUHS) chỉ ra rằng tỷ lệ thất bại của Implant ở những người hút thuốc có thể lên tới 140,2% so với người không hút thuốc. Cụ thể, nghiên cứu này xác nhận rằng các hợp chất trong thuốc lá, bao gồm nicotine và carbon monoxide, có khả năng làm chậm tuần hoàn máu, giảm lượng oxy cần thiết để hồi phục vết thương.
Ngoài ra, các chất này còn làm ức chế hoạt động của các tế bào osteoblasts (tế bào tạo xương) và thúc đẩy hoạt động của osteoclasts (tế bào hủy xương). Điều này làm giảm khả năng tạo xương mới và đồng thời làm tăng việc tiêu hủy xương, gây cản trở quá trình tích hợp trụ Implant. Đặc biệt, những người hút thuốc lá cũng có xu hướng dễ gặp phải các vấn đề như sưng đau kéo dài và viêm mô quanh Implant, dẫn đến cấy ghép thất bại.
Các chất độc hại trong thuốc lá làm ức chế quá trình tích hợp xương và quá trình lành thương tự nhiên
Mật độ xương không đủ sẽ làm giảm sự ổn định sơ khởi của trụ và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương, gia tăng khả năng trụ Implant bị đào thải. Nguyên nhân dẫn đến mật độ xương hàm thấp có thể là do bẩm sinh, do tuổi tác, bệnh lý hoặc bị tiêu xương do mất răng lâu năm. Để khắc phục trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định ghép xương để bổ sung mật độ xương trước khi cắm Implant.
Mật độ xương hàm thấp không đảm bảo tính vững ổn cần thiết cho trụ Implant, bác sĩ có thể chỉ định làm thủ thuật ghép xương
Môi trường phẫu thuật và dụng cụ không được khử trùng tuyệt đối sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng quanh trụ Implant. Tình trạng này thường làm tổn thương mô mềm, suy giảm chất lượng xương tại chỗ, khiến trụ Implant không thể tích hợp tốt với xương hàm. Ngoài ra, vi khuẩn có thể lan rộng, làm tăng nguy cơ biến chứng nặng và dẫn đến việc phải tháo bỏ trụ Implant.
Môi trường phẫu thuật phải đảm bảo vô trùng để ngăn ngừa các biến chứng viêm nhiễm gây đào thải trụ Implant
Cách xử lý khi nghi ngờ răng Implant bị đào thải:
Khi gặp các dấu hiệu bất thường như sưng đau kéo dài, chảy máu, trụ Implant bị lung lay, trồi lên hoặc có mủ và dịch quanh vùng cấy ghép, cô chú/anh chị cần nhanh chóng đến nha khoa hoặc cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá mức độ tổn thương, kiểm tra tình trạng của trụ Implant, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như kháng sinh, làm sạch vùng nhiễm trùng hoặc tháo bỏ trụ (trong trường hợp nặng).
Tuyệt đối không nên chủ quan khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra. Việc bỏ qua các dấu hiệu này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng lan rộng, tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến các răng xung quanh, dẫn đến đau đớn kéo dài và tăng thêm chi phí điều trị.
Để chắc chắn hơn, cô chú/anh chị hãy nghe thêm những chia sẻ của bác sĩ về vấn đề cắm Implant bị đào thải và cách xử lý trong đoạn video ngắn sau đây:
Trong trường hợp cô chú/anh chị chưa trồng răng Implant thì cần lưu ý những điều sau để ngăn ngừa răng Implant bị đào thải:
Một trụ Implant chất lượng cao cần đáp ứng hai tiêu chí chính: sử dụng vật liệu bền vững, an toàn cho cơ thể (như Titanium hoặc Zirconia) và được áp dụng công nghệ xử lý bề mặt tiên tiến, giúp tăng khả năng tương thích sinh học (như SLA hoặc SLActive).
Việc lựa chọn loại trụ phù hợp không chỉ đảm bảo độ bền và tuổi thọ cao mà còn hỗ trợ quá trình tích hợp xương diễn ra thuận lợi, giảm nguy cơ đào thải. Để đạt hiệu quả lâu dài, cô chú/anh chị nên ưu tiên các loại trụ Implant đã được kiểm định chất lượng từ những thương hiệu uy tín trên thị trường.
Cô chú/anh chị nên chọn các loại trụ Implant có nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng, đầy đủ giấy tờ kiểm định từ FDA và Bộ Y Tế
Việc lựa chọn công nghệ cấy ghép hiện đại và bác sĩ có chuyên môn cao đóng vai trò quan trọng trong thành công của quá trình trồng răng Implant. Giải pháp trồng răng implant cá nhân hóa DCT sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật Guideline hay Robot định vị X-Guide đang được ngành nha khoa thế giới khuyến khích sử dụng. Những giải pháp trồng răng implant hiện đại này cho phép bác sĩ xác định chính xác vị trí đặt trụ, kích thước và mật độ xương của vùng cấy ghép. Điều này không chỉ giúp đặt trụ Implant với độ chính xác cao mà còn giảm thiểu nguy cơ sai sót, từ đó hạn chế tình trạng trụ bị đào thải.
Bên cạnh đó, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ cũng là yếu tố quyết định. Một bác sĩ giỏi, am hiểu công nghệ và giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện việc cấy ghép một cách chính xác, nhanh chóng và an toàn. Nếu cô chú/anh chị đang tìm hiểu về công nghệ trồng răng Implant, hãy tham khảo thêm thông tin tại Nha khoa Lạc Việt Intech để lựa chọn giải pháp phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
Cô chú/anh chị nên chọn nơi có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, am hiểu công nghệ hỗ trợ phẫu thuật để quá trình cấy ghép Implant diễn ra an toàn và thuận lợi
Chăm sóc răng Implant đúng cách sau khi cấy ghép giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Sau phẫu thuật, cô chú/anh chị sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng và cách sử dụng thuốc kê đơn. Việc thực hiện đúng các hướng dẫn này sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, hỗ trợ trụ Implant nhanh chóng tích hợp vào xương hàm.
Cụ thể, cô chú/anh chị có thể đọc thêm những bí quyết chăm sóc răng sau khi trồng Implant do bác sĩ khuyến nghị để cập nhật thông tin chính xác nhất.
Cô chú/anh chị cần tuân theo các chỉ đinh chăm sóc răng Implant của bác sĩ để đảm bảo Implant tích hợp tốt, nhanh chóng lành thương
Như vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cắm Implant bị đào thải và tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ sẽ giúp cô chú/anh chị bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như đảm bảo tuổi thọ của trụ Implant. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích để cô chú/anh chị hiểu rõ hơn về vấn đề này và chủ động xử lý khi cần thiết. Để hiểu thêm về cách hạn chế tình trạng Implant bị đào thải, cô chú/anh chị có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ trong video sau đây:
Nếu cần thêm thông tin tư vấn về các dịch vụ khám răng, trồng răng Implant công nghệ cao, an toàn, bền vững, cô chú/anh chị vui lòng liên hệ với Nha khoa Lạc Việt Intech theo các phương thức liên hệ sau đây:
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề