Trồng răng Implant có chụp MRI được không? Khi nào không thể chụp?

Lạc Việt Intech

18/12/2024

Chụp phim MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không, liệu răng Implant có làm ảnh hưởng đến việc chụp cộng hưởng từ không, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung bài viết dưới đây!

1. Trồng răng Implant có chụp MRI được không?

Cô chú/anh chị hoàn toàn có thể chụp MRI sau khi trồng răng Implant, do các vật liệu được sử dụng trong Implant đều thuận từ, không làm ảnh hưởng tới quá trình chụp cộng hưởng từ, cụ thể:

Các bộ phận trong răng Implant được làm từ vật liệu thuận từ như Titanium, Zirconia, Porcelain đều không ảnh hưởng tới chụp MRI

Các bộ phận trong răng Implant được làm từ vật liệu thuận từ như Titanium, Zirconia, Porcelain đều không ảnh hưởng tới chụp MRI

Mặc dù được làm từ các vật liệu rất an toàn và thuận từ, vẫn có trường hợp người trồng răng Implant không phù hợp để chụp cộng hưởng từ MRI.

Nếu cô chú/anh chị đang thắc mắc liệu trồng răng implant có chụp X-quang được không, thì hoàn toàn có thể yên tâm, vì quá trình chụp X-quang sẽ không bị ảnh hưởng bởi trụ Implant.

2. 2 trường hợp cấy ghép Implant không thể chụp MRI

Trong một số trường hợp, người đã cấy ghép implant có thể không chụp được cộng hưởng từ MRI hoặc gặp rủi ro khi thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Điều này chủ yếu liên quan đến các yếu tố sau:

2.1. Răng Implant sử dụng mão răng sứ lõi kim loại không thuận từ

Ngoài Zirconia và Porcelain, Titanium là các vật liệu thường được sử dụng để làm mão răng sứ, nhiều mão răng trên thị trường hiện nay có lõi được làm từ các kim loại như Crom Coban hay Titan 4%. Những vật liệu này có thể gây nhiễu hình ảnh của phim chụp, do đó, cô chú/anh chị sẽ phải tháo mão răng sứ trước khi chụp cộng hưởng từ MRI.

Cô chú/anh chị sẽ không cần tháo mão răng sứ khi chụp cộng hưởng từ MRI nếu sử dụng mão răng làm từ các vật liệu thuận từ như Titanium thuần chất, Zirconia,...

Cô chú/anh chị sẽ không cần tháo mão răng sứ khi chụp cộng hưởng từ MRI nếu sử dụng mão răng làm từ các vật liệu thuận từ như Titanium thuần chất, Zirconia,...

Để tránh gây bất tiện trong trường hợp cần chụp cộng hưởng từ MRI, cô chú/anh chị nên lựa chọn mão răng sứ được làm từ các vật liệu thuận từ như Titanium thuần chất hay toàn sứ Zirconia . 

Hiện nay, một số nha khoa như Lạc Việt Intech đang sử dụng mão răng sứ làm từ Zirconia đa lớp là 3D Pro Multilayer được tích hợp trong giải pháp trồng răng Implant cá nhân hoá DCT, không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, không gây ảnh hưởng đến quá trình chụp cộng hưởng từ MRI mà còn đảm bảo thẩm mỹ tự nhiên như răng thật.

Nếu cô chú/anh chị đang băn khoăn liệu cắm implant có gây mê không, có thể tham khảo thêm thông tin để hiểu rõ về các phương pháp giảm đau trong quá trình trồng răng Implant.

2.2. Vật liệu làm trụ Implant không đảm bảo  

Hiện nay trên thị trường tràn lan các loại trụ Implant không rõ nguồn gốc với giá thành siêu rẻ. Đa số các loại trụ giá rẻ được quảng cáo trên thị trường không được làm từ Titanium thuần chất mà thay vào đó là Titanium bị pha tạp các kim loại khác không có tính chất thuận từ (không tương thích với các thiết bị y tế như máy MRI). Điều này dẫn đến nguy cơ không thể sử dụng máy MRI trong trường hợp cần thiết, gây khó khăn lớn trong việc theo dõi sức khỏe trong tương lai.

Cô chú/anh chị cần lựa chọn nha khoa uy tín, minh bạch trong quy trình trồng răng Implant, tuyệt đối không tin những quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội về cấy ghép Implant giá siêu rẻ chỉ từ 1 triệu đồng, tránh rủi ro không mong muốn. Nếu còn phân vân về chi phí, bài viết "chi phí trồng răng Implants" sẽ giúp cô chú/anh chị có cái nhìn tổng quan hơn.

Titanium thuần chất là vật liệu thuận từ do đó không làm ảnh hưởng đến việc chụp MRI

Titanium thuần chất là vật liệu thuận từ do đó không làm ảnh hưởng đến việc chụp MRI

Để hiểu thêm về các trường hợp trồng răng Implant không thể chụp MRI, cô chú/anh chị có thể xem video dưới đây: 

Nếu cô chú/anh chị đang lo lắng về vấn đề an toàn khi trồng răng Implant, hãy tham khảo bài viết "Trồng răng Implant có nguy hiểm không? 4 cách hạn chế biến chứng" để nắm rõ những biện pháp giúp đảm bảo quá trình cấy ghép an toàn và hiệu quả.

3. 2 câu hỏi thường gặp về chụp MRI sau cắm Implant

Nội dung dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc khác của cô chú/anh chị về vấn đề chụp MRI sau khi cấy ghép Implant, giúp cô chú/anh chị có góc nhìn toàn diện nhất về vấn đề này:

3.1. Tại sao chụp MRI phải tháo kim loại?

Máy chụp MRI có chứa rất nhiều nam châm tạo ra từ trường mạnh. Theo cơ chế hoạt động của máy chụp cộng hưởng từ, nam châm tức là từ trường sẽ có tính hút kim loại. Vì vậy, kim loại sẽ gây nhiễu loạn từ trường từ đó làm sai lệch các thông tin hình ảnh được thu nhận trong máy và nguy hiểm hơn là có thể gây tổn thương các cơ quan gần đó trên cơ thể. 

3.2. Bọc răng sứ kim loại có chụp được MRI không?

Sử dụng răng sứ kim loại vẫn có thể chụp được MRI, tuy nhiên răng sứ cần được làm từ kim loại thuận từ như Titanium vớii hàm lượng cao để không gây ảnh hưởng đến chất lượng phim chụp hay để lại các biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến độ bền của răng Implant.

Cô chú/anh chị cần tháo hết đồ bằng kim loại để quá trình chụp MRI diễn ra an toàn, chính xác

Cô chú/anh chị cần tháo hết đồ bằng kim loại để quá trình chụp MRI diễn ra an toàn, chính xác

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của cô chú/anh chị xoay quanh vấn đề trồng răng Implant có chụp MRI được không, đồng thời đưa đến kiến thức cơ bản về chụp cộng hưởng từ MRI và một số lời khuyên cũng như lưu ý trong quá trình lựa chọn đơn vị cấy ghép Implant uy tín. Như vậy, trồng răng Implant vẫn có thể chụp cộng hưởng từ MRI trong hầu hết các trường hợp.

Nếu cô chú/anh chị muốn tìm hiểu thêm về trồng răng Implant và các dịch vụ khác tại Lạc Việt Intech, cô chú/anh chị có thể liên hệ với nha khoa để nhận được tư vấn và hỗ trợ:

  • Hotline: 1900 6421 
  • Địa chỉ Hà Nội:
    • Trụ sở Đống Đa, Hà Nội: Số 168 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
    • Trụ sở Minh Khai, Hà Nội: Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Trụ sở Cầu Giấy, Hà Nội: 27 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Địa chỉ Nghệ An: Số 24 Cao Thắng, P. Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An
  • Địa chỉ Hải Phòng: 107 Tô Hiệu, Lê Chân, TP Hải Phòng

 

Nguyễn Hoàng Dương

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Đạt thành tích xuất sắc khóa học về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về GRB với Titanium và tải tức thì với implant do Giáo sư Mejed Abu Arqub đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề Làm thế nào để đạt được thành công lâu dài khi phẫu thuật implant cho bệnh nhân mất răng bán phần do Giáo sư Daniel trường ĐH Bern đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề: Ứng dụng kỹ thuật số trong implant nha khoa do TS Bs. Trần Hùng Lâm, Bs. Phạm Hoài Nam và Bs. Marcus Marcussen đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Từ A-Z về trụ Implant Kuwotech: Nguồn gốc, cấu tạo & chi phí
Trụ Implant Kuwotech là dòng trụ Implant đến từ Hàn Quốc nổi bật với chất lượng cao, mang lại khả năng ăn nhai và khả năng thẩm mỹ cho người bị mất răng nhờ vào việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ khái quát cho cô chú/anh chị các thông tin liên quan về dòng trụ này.
[Review trồng răng Implant] Bóc trần 7+ sự thật về răng Implant
Trồng răng Implant đang dần trở thành lựa chọn phổ biến trong phục hình răng mất nhờ độ bền cao, tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai gần như răng thật. Tuy nhiên, giữa nhiều thông tin quảng cáo chưa kiểm chứng, không ít người gặp khó khăn khi tìm hiểu phương pháp này. Bài review trồng răng Implant dưới đây sẽ bóc tách các khía cạnh thực tế, giúp cô chú/anh chị có thêm cơ sở trước khi quyết định điều trị.
4 dấu hiệu cảnh báo Implant tích hợp xương kém cần lưu ý!
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng an toàn và tốt nhất hiện nay, tuy nhiên vẫn tồn tại nguy cơ thất bại khi quy trình thực hiện không đảm bảo. Nhiều trường hợp mất răng trở lại chỉ sau thời gian ngắn do trụ Implant tích hợp xương kém. Bài viết sau đây sẽ giúp cô chú/anh chị hiểu đúng về quá trình này, từ đó chủ động hơn trong việc lựa chọn trụ, bác sĩ và cách chăm sóc để đạt kết quả bền vững.
Tìm hiểu chi tiết trụ Implant MIS C1 có tốt không?
Trụ Implant MIS C1 là dòng trụ cao cấp xuất xứ từ Đức được nhiều nha khoa tại Việt Nam tin tưởng sử dụng. Vậy dòng trụ Implant MIS C1 có tốt như lời đồn hay không? Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về cấu tạo, ưu nhược điểm và chi phí giúp cô chú/anh chị có thêm sự lựa chọn trước khi cấy ghép Implant.
Trụ Implant Paltop có xuất xứ từ quốc gia nào? Có tốt không?
Implant Paltop là dòng trụ Implant được nghiên cứu và sản xuất tại Hoa Kỳ, hiện đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia Châu Âu. Với thiết kế tối ưu và công nghệ xử lý tiên tiến giúp bảo vệ mô xương hàm, trụ Implant Paltop được các bác sĩ lựa chọn trong nhiều trường hợp. Nếu cô chú/anh chị quan tâm đến trụ Implant Paltop và muốn tìm hiểu đặc điểm, ưu nhược điểm của dòng trụ này, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!
Giới thiệu trụ Implant NTA: Xuất xứ, cấu tạo và chi phí
Trụ Implant NTA là dòng trụ Implant nội địa Hàn Quốc, được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại với nhiều ưu điểm nổi bật. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm cấu tạo, ưu, nhược điểm và địa chỉ uy tín để trồng răng Implant NTA, giúp cô chú/anh chị có thêm sự lựa chọn trước khi cấy ghép Implant.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn