Kết quả tra cứu
Phan Tiến Hoài
25/11/2022
Răng số 8 (hay còn được gọi là răng khôn) là chiếc răng cối thứ 3, mọc cuối cùng trong cung hàm. Răng khôn thường mọc trong khoảng 17 - 30 tuổi, đây là đội tuổi xương hàm và cấu trúc răng đã ổn định, cứng chắc. Chính vì thế, việc thiếu chỗ mọc trên cung hàm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc không đúng hướng gây đau nhức.
Ngoài ra, vì mọc ở vị trí trong góc hàm nên việc vệ sinh răng khôn rất khó khăn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Do đó, răng khôn thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Ngoài việc giải quyết những cơn đau nhức, khó chịu do răng khôn gây ra, nhổ răng số 8 còn đem đến nhiều lợi ích sau đây:
Có thể nói rằng, nhổ răng khôn không chỉ giúp ngăn chặn các nguy cơ gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng mà còn đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Vậy sau khi nhổ răng số 8 có phải trồng lại không? Xét về mặt chức năng và những tác hại của răng khôn gây ra đối với sức khỏe răng miệng thì việc trồng răng số 8 là điều không cần thiết.
Sở dĩ không cần thiết phải trồng lại răng số 8 sau khi nhổ bỏ là bởi nếu khôi phục lại răng số 8 thì cũng không giúp cải thiện thêm về chức năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ của hàm răng. Vì răng số 8 mọc trong góc hàm nên khi nhổ đi sẽ không gây ra tình trạng tiêu xương hay xô lệch các răng bên cạnh. Vị trí răng 8 sau khi nhổ sẽ được nướu và các tổ chức xung quanh lấp đầy sau một thời gian vì vậy sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Mặt khác, nếu răng số 8 mọc lệch và có xu hướng đâm vào răng số 7 thì việc bảo vệ răng số 7 sẽ được ưu tiên hơn, bởi đây là một trong hai chiếc răng quan trọng, đảm nhận chức năng ăn nhai chính. Do đó, nhổ bỏ răng 8 và không cần trồng lại là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.
Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ phải mở xương rất nhiều để lấy răng lên khiến cho bệnh nhân bị chảy máu và đau hơn nhiều. Hiện nay bằng việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện nay mà nhổ răng khôn đã được giảm đau đáng kể. Bác sĩ sử dụng công nghệ hỗ trợ như mũi khoan cắt răng, máy Piezotome đầu rung siêu âm để chia nhỏ răng khôn ra và lấy từng phần của răng lên. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, phần xương hàm không còn bị sang chấn, cũng như không làm tổn thương những mạch máu hay phần mô lợi xung quanh. Giúp cho quá trình nhổ răng thuận lợi, giảm chảy máu, giảm sưng sau khi nhổ răng khôn.
Quy trình chuẩn y khoa gồm 6 bước như sau:
Bác sĩ sẽ thăm khám đánh giá và chụp phim X-quang. Từ những dữ liệu thu thập được, bác sĩ lên kế hoạch điều trị để lấy chiếc răng khôn ra một cách thuận lợi, ít sang chấn nhất.
Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng và sát khuẩn để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện.
Bệnh nhân sẽ được gây tê để cuộc phẫu thuật diễn ra êm ái, dễ chịu
Bác sĩ sẽ sử dụng máy rung siêu âm bằng đầu rung Piezotome để cắt đứt dây chằng quanh răng, đồng thời chia cắt thân răng để lấy từng phần của chiếc răng, giúp xương hàm không bị sang chấn. Đồng thời bảo vệ phần mô xương xung quanh.
Bác sĩ khâu kín hàm dưới bằng chỉ tự tiêu để hạn chế chảy máu và tránh tình trạng dắt thức ăn. Còn hàm trên thì bệnh nhân sẽ cắn bông để cầm máu.
Thông thường sau khi nhổ răng 8, ở vị trí mép vết thương sẽ có hiện tượng rỉ máu trong 24 giờ đầu, nước bọt có màu hồng nhạt . Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, do đó bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tránh những đồ ăn cay nóng, tránh súc miệng mạnh trong ngày đầu tiên để cục máu đông hình thành giúp cầm máu.
Nếu quan sát máu chảy nhiều và đỏ cả khoang miệng, bệnh nhân cần quay lại cơ sở nha khoa để kiểm tra.
Tình trạng sưng sẽ diễn ra từ 3- 7 ngày và có thể sưng to từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 trở đi. Để giảm sưng, bệnh nhân có thể chườm đá ngay sau khi phẫu thuật (tốt nhất là trong ngày đầu) và từ ngày thứ 2 trở đi, bệnh nhân có thể chườm ấm.
Trong quá trình nhổ răng, bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy không đau do tác dụng của thuốc tê. Thế nhưng sau khi hết thuốc sẽ có 1 cơn đau thoát tê. Do đó, trong thời gian 30 phút sau nhổ răng, bệnh nhân có thể uống 1 viên giảm đau giúp làm dịu cơn đau thoát tê. Lưu ý: sử dụng viên giảm đau cách nhau 4 tiếng.
Khi sử dụng thuốc giảm đau, những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày thì nên ăn no trước khi uống thuốc.
Nếu bệnh nhân ít sưng, ít đau có thể ăn uống bình thường để cơ hàm hoạt động tốt hơn, giúp cho tuần hoàn máu lưu thông ở những vùng nhổ răng tốt hơn. Đồng thời, khi cơ hoạt động nó sẽ ép phần dịch viêm ở dưới vùng nhổ răng được thoát ra.
Trong trường hợp đau nhiều, ngày đầu tiên bệnh nhân nên ăn những đồ ăn mềm như: cháo kết hợp thêm sữa để bổ sung chất dinh dưỡng.
Trong 24 giờ đầu, bệnh nhân vệ sinh răng miệng bình thường và chỉ lưu ý không chải trực tiếp ở những vùng nhổ răng 8. Trong 2- 3 ngày đầu tiên, không súc miệng nước muối để tránh hòa tan cục máu đông khiến chảy máu trở lại.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề trồng răng khôn có thực sự cần thiết hay không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline: 19006421 để được chuyên gia tư vấn rõ nhất!
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề