Kết quả tra cứu
Lượt xem: 759
Cập nhật ngày: 04/02/2023
Chụp MRI (hay chụp cộng hưởng từ) là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Đồng thời tận dụng các đặc tính nguyên tử của Hydrogen trong cơ thể người để phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này sẽ được thu nhận, xử lý và chuyển thành dữ liệu hình ảnh sử dụng để chẩn đoán bệnh trong y học.
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp cận lâm sàng hiện đại giúp chẩn đoán đa dạng bệnh
Chụp cộng hưởng từ áp dụng cho chụp sọ mặt để chẩn đoán các bệnh u não, chấn thương não, thần kinh, mạch máu, xuất huyết, tai biến… Ngoài ra, nó còn có thể ứng dụng cho các vùng cổ, cột sống, cơ xương khớp, vùng bụng chậu để chẩn đoán các loại ung thư.
Phim chụp MRI rất rõ ràng và sắc nét tới từng chi tiết, có thể dựng được định dạng 3D và không sử dụng tia xạ nên rất an toàn và được các chuyên gia đánh giá cao trong việc chẩn đoán các ca bệnh khó. Có thể nói rằng chụp cộng hưởng từ cực kỳ thông dụng đối với thời buổi hiện đại ngày nay.
Khi chụp MRI, bạn sẽ được đưa vào máy chụp có chứa rất nhiều nam châm tạo ra từ trường mạnh. Theo cơ chế hoạt động của máy chụp cộng hưởng từ, nam châm tức là từ trường sẽ có tính hút kim loại. Kim loại sẽ gây nhiễu loạn từ trường từ đó làm sai lệch các thông tin hình ảnh được thu nhận trong máy và nguy hiểm hơn là có thể gây tổn thương các cơ quan gần đó trên cơ thể.
Các loại đồ vật được làm bằng kim loại sẽ phải tháo bỏ trước khi chụp MRI
Chính vì thế, trước khi chụp MRI kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân phải tháo bỏ hết tất cả trang sức, vật dụng làm bằng kim loại ra khỏi cơ thể.
Có rất nhiều người thắc mắc “Trồng răng Implant lchụp MRI được không?” bởi trụ Implant cũng được cấu tạo từ kim loại.
Theo các chuyên gia, trồng răng Implant hoàn toàn có thể chụp MRI được. Thực chất, tất cả các vật thể đều có từ tính và được chia thành các loại: sắt từ, phản sắt từ, ferit từ, thuận từ và nghịch từ. Trong đó, các chất thuộc nhóm thuận từ có từ tính yếu. Vì vậy khi có tác dụng của từ trường ngoài thì những chất này sẽ hưởng ứng làm cho cảm ứng từ tổng cộng trong chất tăng lên.
Trồng răng Implant có thể chụp cộng hưởng từ được do trụ Implant được làm từ Titanium nguyên chất
Trụ Implant được cấu tạo chủ yếu từ vật liệu Titanium nguyên chất. Titanium được xếp vào nhóm thuận từ, tức là những chất có từ tính rất yếu, thậm chí gần như không có từ tính. Chính vì thế, Titanium không bị tác động bởi từ trường của nam châm và tất nhiên nó cũng không gây nhiễu loạn từ trường trong máy chụp MRI. Từ đó không gây ảnh hưởng tới kết quả chụp cộng hưởng từ hay ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
Kể từ khi có sự ra đời của Implant nha khoa, có vô số nghiên cứu và thử nghiệm đã được thực hiện để chứng minh về độ an toàn, tính sinh học cũng như là độ chính xác của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trên bệnh nhân đã trồng răng Implant. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bệnh nhân đã thực hiện cấy ghép Implant hoàn toàn ổn định khi chụp MRI, đặc biệt kết quả chụp MRI cũng không bị nhiễu loạn bởi Implant.
Theo thống kê, FDA - Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ mỗi năm nhận được khoảng 300 báo cáo về các biến chứng, sự cố xảy ra trong quá trình chụp MRI. Bao gồm bỏng, chấn thương do các vật thể kim loại bay, hút vào nam châm hay dịch chuyển trong cơ thể… Tuy nhiên, không có bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận sự cố trên bệnh nhân đã trồng răng Implant.
Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân trồng răng Implant hoàn toàn có thể chụp cộng hưởng từ được. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ đó chính là bệnh nhân phải cấy những dòng trụ Implant và Abutment được làm bằng Titanium. Đặc biệt, mão răng sứ phải được làm hoàn toàn bằng sứ.
Sử dụng răng toàn sứ sẽ không ảnh hưởng tới kết quả chụp cộng hưởng từ
Trụ Implant gồm 3 bộ phận chính đó là chân răng Implant, khớp nối Abutment được làm bằng Titanium và mão răng sứ. Nếu như mão răng sứ của khách hàng được làm từ toàn bộ vật liệu sứ thì sẽ không cần chỉ định tháo bỏ mão răng khi chụp cộng hưởng từ. Trường hợp phần răng giả được làm bằng kim loại hoặc titan 4% thì sẽ cần yêu cầu nha sĩ tháo ra trước khi chụp MRI.
Răng sứ kim loại sẽ cần phải tháo bỏ trước khi chụp cộng hưởng từ
Việc tháo mão răng ở phía trên rất đơn giản, không ảnh hưởng tới chân răng Implant ở bên dưới. Sau khi chụp xong, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ gắn lại và sử dụng bình thường. Khi tháo răng, bác sĩ có thể vặn healing, cover screw để bảo vệ lỗ Implant. Các vật liệu này cũng được làm từ hợp kim titanium không có từ tính.
Mặc dù việc tháo bỏ mão răng sứ không phải là thủ thuật quá phức tạp, tuy nhiên điều này cũng gây khá nhiều phiền toái và mất thời gian của bệnh nhân. Chính vì vậy, khách hàng có nhu cầu trồng răng Implant cần lựa chọn các loại răng toàn sứ để phòng tránh các trường hợp sau này phải chụp MRI.
Thông tin trên đã giải đáp cho các bạn vấn đề “Trồng răng Implant chụp MRI được không?”. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ đến với Nha khoa Lạc Việt Intech qua số hotline 19006421 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Những bài viết đang được nhiều người quan tâm
Tin cùng chủ đề