Áp xe răng khôn: Biến chứng nguy hiểm và cách xử lý hiệu quả

Quản trị viên

28/12/2022

Áp xe răng khôn là gì? Tình trạng này gây biến chứng nguy hiểm như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Áp xe răng khôn là tình trạng gì?

Áp xe là một trong những biến chứng nghiêm trọng của răng khôn bị nhiễm trùng nặng, xuất hiện ổ mủ ở chân răng do bị vi khuẩn tấn công. Bệnh lý này thường được hình thành do viêm tủy cấp, viêm nướu, sâu răng điều trị không đúng cách. 

Áp xe được hình thành do răng khôn bị nhiễm trùngÁp xe được hình thành do răng khôn bị nhiễm trùng

Vì chiếc răng này không đảm nhiệm vai trò quan trọng nên có nhiều sự lựa chọn trong điều trị áp xe răng khôn. Trong trường hợp răng mọc thẳng, dùng thuốc và dẫn lưu mủ là các phương pháp điều trị chủ yếu. Còn đối với răng khôn mọc lệch, lựa chọn tối ưu nhất vẫn là nhổ bỏ và kết hợp với uống thuốc để điều trị áp xe răng, kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Mặc dù không giữ chức năng ăn nhai như răng hàm 6, 7 nhưng áp xe răng 8 có thể tiến triển nặng và gây tổn thương cho các răng lân cận. Đặc biệt, ổ mủ có thể vỡ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nguy hại cho tim mạch, thần kinh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu của áp xe răng khôn.

Nguyên nhân gây ra áp xe răng khôn 

Có nhiều nguyên nhân gây ra áp xe răng khôn. Trong đó, vị trí và tính chất của chiếc răng này sẽ quyết định 

Điều trị không dứt điểm các bệnh lý răng miệng 

Nếu các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng và viêm nha chu không được điều trị dứt điểm thì đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến áp xe răng khôn.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ dẫn đến áp xe răng khônVệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ dẫn đến áp xe răng khôn

Vị trí của răng khôn khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Nếu không được vệ sinh kỹ càng, đúng cách thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây nhiễm trùng nướu, răng, tủy,... dẫn đến áp xe răng khôn. 

Điều trị nội nha thất bại

Điều trị nội nha hay còn gọi rút tủy là phương pháp áp dụng để khắc phục tình trạng sâu răng ăn vào tủy. Tuy nhiên, nếu quá trình thực hiện không rút sạch tủy và không vô khuẩn khoang tủy trước khi trám bít thì vi khuẩn tiếp tục phát triển, gây nên áp xe răng 8.

Hệ miễn dịch yếu

Với những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch và mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch là các trường hợp dễ bị bệnh lý sâu răng, viêm nướu và áp xe răng hơn so với bình thường. Do lúc này trong khoang miệng không chứa được nhiều lợi khuẩn, cho nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển và hình thành ổ mủ ở chân răng.

Các biểu hiện của áp xe răng 8

Áp xe răng 8 gây ra các biểu hiện ở mức độ nặng nề hơn so với các bệnh lý răng miệng thông thường. Ngoài những biểu hiện tại vị trí mọc răng, bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân cũng như chất lượng cuộc sống.

Các dấu hiệu nhận biết áp xe răng khôn như sau:

  • Răng đau nhức nhiều mặc dù không ăn uống hay giao tiếp
  • Mức độ đau tăng dần lên khi sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn dai cứng
  • Răng nhạy cảm và ê buốt hơn
  • Hơi thở có mùi mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Sốt nhẹ, chán ăn và nổi hạch ở cổ
  • Viêm họng do vi khuẩn tấn công vào các mô miềm trong khoang miệng
  • Răng 8 bị lung lay nhẹ và khi dùng tay ấn mạnh vào có cảm giác đau nhói.

3 trường hợp áp xe răng khôn

Hình thành các túi mủHình thành các túi mủ

Áp xe tại chân răng

Tại chân răng hình thành các túi áp xe do bệnh lý sâu răng gây nên. Sau khi làm mòn men răng và ngà răng, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng khiến tủy răng bị viêm, mưng mủ và tạo ra các ổ mủ ở chân răng.

Áp xe nướu

Đây là áp xe nướu, nằm ở giữa răng và nướu. Vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển trong trường hợp người bệnh không vệ sinh răng miệng đúng cách. Lúc này, vi khuẩn sẽ phá hủy các mô, tạo thành các ổ áp xe và tiếp tục phát triển. 

Áp xe nha chu

Khác với viêm nha chu, áp xe nha chu xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh phát triển, hình thành các khoảng trống giữa răng và nướu, sau đó trú ngụ dưới ổ răng. Thời điểm này, các túi áp xe hình thành và xuất hiện các cơn đau.

Áp xe răng khôn có nguy hiểm không?

Áp xe răng không là bệnh lý nguy hiểm và bắt buộc phải cần được điều trị kịp thời tại cơ sở nha khoa. Bởi tình trạng của bệnh không thể thuyên giảm nếu như bạn áp dụng một số mẹo tại nhà để điều trị. Bên cạnh đó, lượng mủ sẽ tăng dần lên theo thời gian. Do đó, nếu không điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Sau đây là các biến chứng có thể gặp phải nếu không điều trị áp xe răng kịp thời

Tiêu xương hàm

Đã có nhiều trường hợp tiêu xương hàm do ổ mủ dưới chân răng vỡ tràn sang những tổ chức lân cận nhưng không không được điều trị kịp thời. Tình trạng này khiến răng lung lay, dễ gãy và ảnh hưởng xấu đến các răng lân cận.

Tổn thương răng hàm số 7

Vì nằm liền kề với răng khôn nên răng hàm số 7 rất dễ bị tổn thương nếu áp xe răng khôn không được điều trị. Trong trường hợp nhẹ, răng 7 có thể bị viêm nướu, sâu răng nhưng trong trường hợp nặng hơn, chiếc răng này có khả năng bị viêm tủy, răng lung lay và gãy rụng.

Biến chứng tại các cơ quan khác trong cơ thể

Khi túi mủ áp xe vỡ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu và di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng áp xe ở não, phổi, niêm mạc tim hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.

Nguy cơ gây ra các bệnh hô hấp

Vi khuẩn dễ dàng tấn công vào amidan, niêm mạc hầu họng và các mô xoang gây ra các bệnh về hô hấp nếu như áp xe răng không được được điều trị.

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Áp xe răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Túi mủ nằm sâu dưới chân răng nên cho dù bạn có vệ sinh răng miệng đúng cách thì hơi thở vẫn có mùi khó chịu. Tình trạng này gây ra nhiều rắc rối trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày. 

Điều trị áp xe răng khôn như thế nào?

Nên đến cơ sở nha khoa để điều trị áp xe răng khônNên đến cơ sở nha khoa để điều trị áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và phức tạp, do đó để quá trình điều trị diễn ra an toàn, bạn nên đi thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ nha khoa. Tùy vào từng giai đoạn, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. 

Sử dụng thuốc điều trị

Với tình trạng áp xe răng 8 đang ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn và làm tiêu ổ mủ dưới chân răng. Sau khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên giữ lại hay nhổ bỏ tùy theo tình trạng của răng khôn.

Một số loại thuốc hay được sử dụng trong điều trị như sau:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm triệu chứng đau nhức, ê buốt, hạ sốt và giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn
  • Kháng sinh: tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát nhiễm trùng chân răng
  • Nước súc miệng chứa Chlorhexidine để loại bỏ hại khuẩn tích tụ trong khoang miệng và ngăn chặn nhiễm trùng lan sang răng kế cận, hạn chế viêm họng, amidan.

Thực hiện một số tiểu phẫu

Trường hợp áp xe răng khôn có túi mủ lớn, bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật nha khoa sau:

  • Dẫn lưu mủ

Đây là kỹ thuật được áp dụng trong giai đoạn áp xe răng cấp tính nhằm loại bỏ tổ chức mủ ở chân răng. Sau đó, bác sĩ làm sạch khoảng tủy và trám bít bằng vật liệu nhân tạo.

  • Nhổ răng khôn

Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh xảy ra tình trạng áp xe tái phát nhiều lần. Mặc dù quá trình nhổ răng có hơi đau nhức và khó chịu, thế nhưng sau khi loại bỏ, áp xe răng và viêm nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn. 

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các biện pháp điều trị tại nha khoa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nhẹ cơn đau tại nhà do áp xe răng 8 gây ra như:

  • Ngậm nước muối ấm:

Hòa 1 ít muối cùng với nước ấm, sau đó ngậm trong 3- 5 phút để giảm cơn đau nhức răng. Bên cạnh đó, còn cải thiện triệu chứng sưng đỏ mô nướu và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

  • Chườm đá

Đây là biện pháp chữa đau do áp xe răng khôn khá hiệu quả. Bạn có thể chườm đá ở vị trí ngoài xương hàm để giảm sưng, nóng rát. 

  • Ăn thức ăn mềm, nguội

Bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng, cứng dai khó nuốt để giảm thiểu mức độ đau của áp xe răng khôn. Ngoài ra, cần kiêng các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, gia vị,... để tránh làm tăng mức độ hôi miệng do áp xe răng khôn. Nếu cô chú/anh chị đang tìm hiểu trồng răng bằng cấy ghép implant mà còn nhiều điều chưa rõ hay liên hệ ngay Lạc Việt Intech nhé!

Áp xe răng khôn là bệnh lý răng miệng gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, bạn nên tìm hiểu rõ về bệnh lý và phương pháp điều trị hiệu quả là hết sức cần thiết.

Nguyễn Ngọc Bảo

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tu nghiệp chương trình đào tạo cấy ghép impalnt của Dentium ACADEMY, Hàn Quốc
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về cấy ghép implant On1 Concept Nobel Biocare, Thuỵ Điển
  • Hoàn thành xuất sắc chương trình cập nhật công nghệ trồng răng implant 2021 do các Giáo sư Dolly Patel, Mihir Shah, Bela Dave, Ina Patel đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant và tái tạo xương do Giáo sư Brijesh A.Patel trực tiếp đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Quy trình điều trị tuỷ răng sữa: Bố mẹ cần biết gì trước khi đưa con đi khám?
Khi răng sữa bị viêm tủy – một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do sâu răng không điều trị sớm – thì việc can thiệp bằng phương pháp điều trị tuỷ răng sữa là điều cần thiết. Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu quy trình điều trị tuỷ răng sữa chuẩn y khoa, cùng những giải đáp chi tiết để cha mẹ an tâm đưa bé đi chữa trị đúng lúc, đúng cách.
Viêm tủy răng kiêng ăn gì? 6 thực phẩm tuyệt đối cần tránh để hồi phục nhanh chóng
Viêm tuỷ răng kiêng ăn gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi bị viêm tuỷ răng, chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát cơn đau, hạn chế tiến triển viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình hồi phục. Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người bị viêm tủy răng, giúp cô chú anh chị vượt qua giai đoạn khó chịu này một cách dễ dàng hơn.
Bọc răng sứ bị đau nhức: Nguyên nhân, giải pháp và cách phòng ngừa hiệu quả
Sau một thời gian sử dụng, không ít người gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị đau nhức. Cơn đau có thể từ nhẹ, ê buốt đến dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Vậy, tại sao bọc răng sứ bị đau nhức? Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử lý và các giải pháp phòng ngừa, giúp cô chú anh chị hiểu rõ và bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình một cách tốt nhất.
7 trường hợp tuyệt đối không nên bọc răng sứ mà có thể bạn chưa biết
Bọc răng sứ đang rất phổ biến để cải thiện nụ cười, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Nhiều người tìm đến bọc sứ mà không biết rằng đôi khi nó có thể gây hại nếu không được chỉ định đúng. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chuyên sâu về những trường hợp không nên bọc răng sứ, lý do cụ thể, các giải pháp thay thế hiệu quả, và tầm quan trọng của việc chọn nha khoa uy tín để bảo vệ nụ cười của cô chú anh chị một cách tốt nhất.
Bọc răng sứ cho răng sâu: Giải pháp bảo tồn răng thật không cần nhổ
Sâu răng là vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, đặc biệt khi răng sâu nặng hoặc đã điều trị tủy. Bọc răng sứ thường là giải pháp hiệu quả để phục hồi, song không phải trường hợp nào cũng cần bọc sứ. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về sâu răng, vai trò của bọc sứ, khi nào nên/không nên bọc, các phương pháp điều trị phù hợp, cùng lợi ích và cách chăm sóc răng miệng để giúp cô chú anh chị đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.
Bọc răng sứ và dán sứ veneer: Đâu là giải pháp hoàn hảo cho nụ cười?
Bọc răng sứ và dán sứ veneer nổi lên như hai “ngôi sao sáng” trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Cả hai phương pháp này đều mang đến khả năng biến đổi đáng kinh ngạc, giúp khắc phục nhiều khuyết điểm về hình thể và màu sắc răng. Bài viết này sẽ đưa cô chú anh chị đi sâu vào bản chất của từng phương pháp, so sánh chi tiết ưu nhược điểm, những trường hợp nên và không nên áp dụng giúp cô chú anh chị đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho nụ cười của mình.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn