Dây thun niềng răng bị vàng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Quản trị viên

16/03/2023

Trong quá trình chỉnh nha, dây thun niềng răng bị vàng là điều khó tránh khỏi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, mà còn gây mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục của tình trạng này ra sao? Hãy cùng nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trong bài viết hôm nay, bác sĩ Cao Thị Linh tại Nha Khoa Lạc Việt Intech sẽ gửi đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng dây thun niềng răng bị vàng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích, mời các bạn tham khảo bài viết nhé!

1. Những nguyên nhân khiến dây thun niềng răng bị ố vàng?

Dây thun niềng răng là khí cụ chỉnh nha quen thuộc. Cùng với mắc cài, dây cung thì dây thun góp phần tạo lực siết để đưa răng về vị trí mong muốn. Có 4 loại thun chỉnh nha phổ biến trong chỉnh nha, đó là: Thun đơn, thun tách kẽ, thun chuỗi và thun liên hàm. Mỗi loại chun sẽ được sử dụng tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc chun bị dãn, đứt, thì dây thun niềng răng bị vàng cũng là một tình trạng mà rất nhiều người niềng răng gặp phải. Sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dây thun bị vàng, nhưng phổ biến nhất là do các nguyên nhân sau:

1.1 Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi niềng răng, thức ăn giắt vào mắc cài khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khá nhiều khó khăn. Nếu như bạn không vệ sinh đúng cách bằng các dụng cụ chuyên dụng như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước,... thì rất dễ gây tích tụ vi khuẩn dẫn đến dây thun niềng răng bị vàng. Trầm trọng hơn, có thể gây hôi miệng, viêm nha chu,..

Để tránh tình trạng dây thun bị vàng, bên cạnh việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn cần thay chun thường xuyên theo lời dặn của bác sĩ để vừa đảm bảo lực kéo của chun, vừa đảm bảo thẩm mỹ.

1.2 Ăn uống các thực phẩm có màu sẫm

Dây thun được làm từ chất liệu cao su nên rất dễ bám màu. Vì vậy khi bạn ăn uống những thực phẩm sẫm màu như nghệ, củ dền, cà ri, cà phê, socola,... thì rất dễ khiến dây chun bị vàng. 

Không chỉ khiến dây chun bị vàng, thói quen sử dụng các loại thức ăn, đồ uống sẫm màu cũng sẽ khiến men răng của bạn bị xỉn màu. Hoặc nếu bạn niềng răng bằng mắc cài cứ thì mắc cài cũng rất dễ bị ngả vàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khi cười hoặc giao tiếp.

1.3 Thói quen hút thuốc lá khi niềng răng 

Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, thì khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất nên cai thuốc lá. Bởi không chỉ gây hại cho sức khỏe, trong quá trình niềng răng, thuốc lá còn khiến sức khỏe răng miệng của bạn bị ảnh hưởng. Chất Nicotine trong khói thuốc lá khi tiếp xúc với Oxy sẽ chuyển thành màu vàng khiến men răng và dây thun niềng răng bị ố vàng.

Không chỉ vậy, chất Nicotine còn làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng. Từ đó gây gia tăng tình trạng mảng bám và tăng thêm việc mắc các bệnh lý nha khoa.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính khiến dây chun bị ố vàng khi niềng răng

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính khiến dây chun bị ố vàng khi niềng răng

1.4 Niềng răng tại cơ sở nha khoa kém chất lượng

Niềng răng tại các cơ sở nha khoa không uy tín cũng là nguyên nhân khiến dây thun của bạn bị vàng. Nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật thì nếu như nha khoa sử dụng dây thun chỉnh nha kém chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến chất lượng dây thun không được đảm bảo, dễ ngả vàng và dễ dãn. Điều này khiến cho kết quả niềng răng của bạn bị ảnh hưởng nặng nề.

2. Dây thun niềng răng bị ố vàng có ảnh hưởng gì không?

Thực tế việc thun niềng răng bị vàng khá phổ biến, và nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả niềng răng. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin khi cười và nói chuyện.

Bên cạnh đó, nếu như việc thun niềng răng bị vàng là do bạn vệ sinh răng miệng chưa thật sạch sẽ thì bạn cần điều chỉnh lại ngay để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng như hôi miệng, viêm nha chu, viêm lợi,...

3. Cách xử lý khi dây thun niềng răng bị vàng

Khi thấy hiện tượng thun niềng răng bị vàng, bạn đừng quá lo lắng và hãy khắc phục bằng những cách sau:

3.1 Thay dây thun niềng răng mới

Khác với mắc cài và dây cung, dây chun là khí cụ cần được thay thường xuyên vì nó có thể dãn, đứt do quá trình siết răng hay do ăn uống. Thông thường đối với chun cố định thì bác sĩ sẽ thay định kỳ 3-6 lần/tuần. Còn chun liên hàm thì cần được thay 2-3 lần/ngày để đảm bảo lực kéo ổn định nhất. 

Nên thay dây chun thường xuyên để vừa đảm bảo lực kéo răng vừa tránh tình trạng dây chun bị vàng

Nên thay dây chun thường xuyên để vừa đảm bảo lực kéo răng vừa tránh tình trạng dây chun bị vàng

3.2 Sử dụng dây thun tối màu

Dây thun niềng răng có rất nhiều màu sắc khác nhau. Nếu như bạn có thói quen ăn uống những thực phẩm sẫm màu hoặc hút thuốc lá thì bạn có thể lựa chọn những loại chun tối màu như xám, vàng,... thì kể cả chun bị vàng thì cũng sẽ không bị lộ.

Tuy nhiên, để đảm bảo lực kéo của chun cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn vẫn cần vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ.

3.3 Lựa chọn phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign

Khi niềng răng bằng mắc cài, bạn đều phải sử dụng các loại thun chỉnh nha để tạo lực kéo và trong quá trình đó tình trạng thun bị vàng rất khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign.

Niềng răng Invisalign bạn sẽ sử dụng các khay niềng thay cho mắc cài, dây cung, dây chun,... để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Phương pháp niềng răng hiện đại này không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà hiệu quả niềng răng cũng được đánh giá rất cao.

4. Cách ngăn ngừa dây thun niềng răng bị vàng

Để dây chun niềng răng luôn sạch sẽ, không bị ố vàng, bạn cần lưu ý những điều sau đây trong quá trình niềng răng:

4.1 Lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng

Việc lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng cực kỳ quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng của bạn. Là đối tác của những tập đoàn vật liệu nha khoa hàng đầu Thế Giới, nha khoa Lạc Việt Intech luôn đảm bảo dây thun nói riêng và những khí cụ chỉnh nha nói chung tại nha khoa đều chính hãng và cao cấp. Từ đó, giúp khách hàng hạn chế được việc dây chun bị dãn, đứt và ố vàng trong quá trình niềng răng. 

4.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi niềng răng, bạn cần vệ sinh răng miệng kĩ hơn so với khi không đeo mắc cài. Nên đánh răng bằng các dụng cụ vệ sinh răng niềng chuyên dụng dành cho người niềng răng như: Bàn chải rãnh, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước.

Bước 1: Bạn sử dụng bàn chải kẽ để chải răng. Đặt bàn chải nằm nghiêng khoảng 45 độ so với phần viền nướu và thực hiện chải nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Việc chải răng kĩ sẽ giúp lấy đi các vụn thức ăn và mảng bám. 

Lưu ý: Tuyệt đối không chải răng theo chiều ngang và chải răng với lực quá mạnh vì như vậy có thể gây làm mòn cổ răng, xước nướu và làm răng yếu đi hoặc nghiêm trọng hơn sẽ gây bung mắc cài. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hạn chế dây chun niềng răng bị vàng

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hạn chế dây chun niềng răng bị vàng

Bước 2: Sau khi chải răng, bạn đừng quên làm sạch vùng lưỡi bởi nơi đây cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Bạn có thể dùng bàn chải hoặc cây cao lưỡi, chải nhẹ nhàng phần lưỡi để làm sạch mà không gây tổn thương cho lưỡi.

Bác sĩ nha khoa có chỉ ra rằng, bạn ăn uống sẽ ngon miệng và cảm nhận rõ hơn mùi vị của thức ăn nếu lưỡi bạn luôn sạch sẽ.

Bước 3: Phần kẽ răng, kẽ mắc cài là khu vực mà bàn chải thông thường rất khó tiếp cận để làm sạch. Vì vâỵ, bạn cần sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và máy tăm nước để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn sót lại ở đây.

Bước 4: Để đảm bảo có một hơi thở thơm mát thì bạn cũng đừng quên súc miệng lại bằng các loại nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối loãng nhé.

4.3 Hạn chế ăn những thực phẩm sẫm màu

Để dây thun chỉnh nha luôn được sạch sẽ và không ố vàng, bạn nên ăn uống những loại thực phẩm nhạt màu, dễ ăn như cháo, súp, sữa chua,... và uống thật nhiều nước lọc. Uống nước lọc không chỉ giúp cơ thể đào thải các chất độc, mà còn giúp loại bỏ các cặn thức ăn còn tồn lại trong khoang miệng, giúp răng miệng luôn sạch sẽ.

Có một chế độ ăn lành mạnh khi đang niềng răng

Có một chế độ ăn lành mạnh khi đang niềng răng

4.4 Không hút thuốc lá khi đang niềng răng

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến việc dây chun niềng răng bị vàng. Trong khói thuốc lá có chứa hơn 70 chất độc hại gây hại cho cơ thể. Vì vậy, không chỉ khi niềng răng mà ngay cả khi không niềng răng thì bạn cũng không nên hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.

4.5 Lấy cao răng thường xuyên

Cao răng tích tụ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển khiến dây chun niềng răng bị ố vàng cùng những bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, hôi miệng. Vì vậy, bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để giữ răng miệng luôn sạch sẽ và quá trình niềng răng thuận lợi. Ngoài ra, cấy implant cũng đang là một giải pháp làm đẹp cho hàm răng được nhiều người lựa chọn. Mời bạn liên hệ ngay Lạc Việt Intech để được tư vấn đầy đủ thông tin.

Qua bài viết, hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích về vấn đề “dây chun niềng răng bị vàng”. Nếu như cần giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, hãy đến nha khoa Lạc Việt Intech để được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn.

Cao Thị Linh

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Thành viên của Hiệp hội Chỉnh nha Hàn Quốc và Chỉnh nha Châu Á Thái Bình Dương
  • Tốt nghiệp chuyên sâu khoá đào tạo chỉnh nha nâng cao Bio Meaw Geaw do Giáo sư Nelson Oppermann của trường University of inois at Chicago, United States trực tiếp đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chỉnh nha bằng máng trong suốt Invisalign do công ty Align Technology của Hoa Kỳ cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu Cơ sinh học điều trị chỉnh nha mắc cài tự buộc thụ động 3M do Giáo sư trường Case Westem Reserve University trực tiếp đào tạo
  • Tốt nghiệp chương trình chỉnh nha tăng trưởng SSO do GS Hồ Thị Thanh Tuyền trực tiếp đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

NIỀNG RĂNG BAO LÂU THÌ THAY ĐỔI? CÁC GIAI ĐOẠN CẦN BIẾT
Niềng răng không chỉ là phương pháp giúp hàm răng đều đẹp, mà còn mang lại những thay đổi đáng kể cho khuôn mặt trước và sau niềng răng cùng với sự thay đổi chức năng ăn nhai khi niềng răng. Rất nhiều người băn khoăn niềng răng bao lâu thì thay đổi, liệu những thay đổi đó có rõ rệt không, và quá trình này có gây đau đớn nhiều không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự thay đổi khi niềng răng, những cột mốc quan trọng, và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cũng như hiệu quả chỉnh nha.
CÁC GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG CHI TIẾT NHẤT BẠN NÊN BIẾT
Niềng răng là hành trình thay đổi nụ cười. Quá trình này giúp bạn có hàm răng đều đẹp. Niềng răng cần sự kiên trì và hiểu biết. Bạn cần nắm rõ các giai đoạn niềng răng. Điều này giúp bạn an tâm hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết. Bạn sẽ biết rõ từng bước niềng răng.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHI NIỀNG - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NHẤT
Niềng răng là một hành trình đầu tư cho nụ cười hoàn hảo, nhưng đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ trong việc vệ sinh răng miệng khi niềng. Các mắc cài, dây cung tuy giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều "ngóc ngách" lý tưởng cho mảng bám và vi khuẩn trú ngụ. Nếu không được vệ sinh đúng cách và tỉ mỉ, quá trình niềng răng có thể gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
RĂNG HÔ NHẸ CÓ NÊN NIỀNG KHÔNG? 3 DẤU HIỆU CẦN BIẾT
Không như hô nặng dễ nhận biết bởi phần môi dưới cộm và tầng mặt dưới nhô ra, răng hô nhẹ rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Vậy, làm sao để nhận biết mình có đang bị hô nhẹ và răng hô nhẹ có nên niềng không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết.
BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG CHI TIẾT CHO TỪNG LOẠI MẮC CÀI
Bạn đang băn khoăn về chi phí niềng răng? Bài viết này sẽ cung cấp bảng giá niềng răng chi tiết cho từng loại mắc cài (kim loại, sứ, khay trong suốt), giúp bạn hiểu rõ mức đầu tư và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để sở hữu nụ cười tự tin tại Nha khoa Lạc Việt Intech.
LỜI DẶN SAU GẮN MẮC CÀI - 5 LƯU Ý TỪ BÁC SĨ
Niềng răng là một hành trình thay đổi nụ cười, nhưng giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và đau nhức. Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ tổng hợp những lời dặn sau gắn mắc cài quan trọng nhất từ bác sĩ, giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng và vượt qua những khó khăn ban đầu một cách nhẹ nhàng để tự tin trên chặng đường kiến tạo nụ cười hoàn hảo.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn