Hệ thống nha khoa chuyên sâu về niềng răng và cấy ghép Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant là gì? Vì sao phải cấy ghép răng?

Lượt xem: 856

Cập nhật ngày: 26/11/2022

Ghép xương là thủ thuật thường gặp khi điều trị các bệnh nha chu hoặc cấy ghép Implant. Tuy nhiên, rất nhiều người nghe đến từ “ghép xương” đều cảm thấy e dè vì sợ đau, sợ sưng… hay biến chứng. Vậy ghép xương được thực hiện như thế nào? Có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu những điều cần biết về ghép xương trong cấy ghép Implant.

Ghép xương răng là gì?

Ghép xương răng là kỹ thuật bắt buộc được chỉ định trong một số trường hợp nhằm bổ sung, tái tạo phần xương hàm đã bị tiêu biến do mất răng. Xương được ghép khi đưa vào vị trí khuyết hổng có vai trò hướng dẫn và kích thích tạo xương. Từ đó tái tạo sản sinh các tế bào xương vào đúng vị trí và xương ghép sẽ từ từ tiêu đi. 

Phẫu thuật ghép xương giúp bổ sung, tái tạo vùng xương bị khuyết hổng hay tiêu biến

Kỹ thuật ghép xương

Hiện nay, có 3 loại xương được sử dụng để cấy ghép đó là:

  • Xương tự thân: Lấy xương từ chính cơ thể bệnh nhân.
  • Xương dị chủng: Lấy xương của động vật đã được khử khoáng và xử lý.
  • Xương tổng hợp: Sử dụng vật liệu sinh học đã được tổng hợp sẵn dưới dạng bột.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng xương tổng hợp vì bột xương này có khả năng tiêu biến sau một thời gian xương của bệnh nhân gia tăng, sản sinh mới.

Vì sao phải cần ghép xương khi cấy ghép Implant?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều kiện để có thể cấy ghép Implant. Điều kiện để cắm Implant đó chính là xương hàm phải đạt chiều cao tối thiểu từ 8 - 10mm, chiều rộng đạt tối thiểu 6mm. 

Một số trường hợp mất răng lâu ngày dẫn đến xương ổ răng bị tiêu hõm, không đủ thể tích đặt trụ Implant theo tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương nhân tạo để đảm bảo tăng kích thước cả chiều dài lẫn chiều rộng. Nhờ đó đáp ứng đủ tiêu chuẩn để cấy ghép Implant và gia tăng khả năng tích hợp. 

Vai trò của việc ghép xương trong cấy ghép Implant gồm:

  • Gia tăng thể tích, mật độ xương hàm
  • Thúc đẩy khả năng tích hợp và nâng đỡ trụ Implant.
  • Kéo dài tuổi thọ trụ Implant, giúp Implant tồn tại lâu hơn.
  • Đem đến tỷ lệ thành công cao, hạn chế đào thải sau cấy ghép Implant.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định ghép xương

Dưới đây là những trường hợp cần phải chỉ định ghép xương và không được ghép xương:

Trường hợp cần phải chỉ định ghép xương

  • Mất răng lâu ngày, xương ổ răng bị tiêu biến nhiều
  • Răng thật trước đó bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng khuyết hổng xương
  • Bệnh nhân bị tai nạn gãy răng, gãy hoặc chấn thương một phần xương hàm
  • Do viêm nha chu hoặc cơ địa có mật độ xương hàm mỏng, yếu hoặc ít

Mất răng lâu ngày khiến vùng xương bị tiêu biến

Mất răng lâu ngày khiến xương hàm bị tiêu biến, suy giảm mật độ và thể tích

Trường hợp chống chỉ định ghép xương

  • Những người bị mất răng toàn hàm sẽ không được chỉ định ghép xương mà sẽ lựa chọn giải pháp thay thế như trồng răng Implant All On 4.
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm do các bệnh lý nền, mãn tính như: tim mạch, tiểu đường hay điều trị ung thư…
  • Những người đang mắc các bệnh lý răng miệng, chưa chữa trị khỏi như viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng…
  • Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có thói quen sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… không bỏ được cũng không thể ghép xương.

=> Tìm hiểu chi tiết những trường hợp cần ghép xương trong trồng răng Implant cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảo qua video sau đây: 

Bác sĩ giải đáp: Trường Hợp Nào Cần Ghép Xương Khi Trồng Răng Implant?

Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp ghép xương

Phương pháp ghép xương mang đến nhiều ưu điểm, tuy nhiên còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như sau:

Ưu điểm

  • Giúp những người bị mất răng lâu năm đủ điều kiện để trồng răng Implant.
  • Hỗ trợ trụ Implant bám chắc và tồn tại lâu hơn trong xương hàm.
  • Tái tạo cấu trúc xương hàm, bảo tồn tối đa các răng thật.
  • Giữ cho cấu trúc gương mặt không bị thay đổi, giữ được vẻ tươi trẻ.
  • Ngăn chặn tình trạng xương hàm bị tiêu biến, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

Nhược điểm

  • Dị ứng với xương ghép do cơ thể không tương thích với loại xương bệnh nhân lựa chọn.
  • Lây các bệnh truyền nhiễm từ xương ghép do không được khử khoáng và xử lý kỹ.
  • Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải tình trạng viêm nhiễm sau khi ghép xương do quá trình ghép xương không được thực hiện ở môi trường vô khuẩn.

Để hạn chế các biến chứng nêu trên, bệnh nhân cần phải lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt phải lựa chọn vật liệu xương ghép tinh khiết, chính hãng và đảm bảo vô trùng tuyệt đối trong quá trình phẫu thuật.

Công nghệ ghép xương 3D Bone Graft tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Với kỹ thuật ghép xương thông thường, thời gian chờ ghép xương rất lâu (trung bình khoảng 6 tháng) do các tế bào xương tự thân xâm lấn từ từ theo kiểu hiệu ứng lan truyền vào để thay thế. Đồng thời hiệu suất tái sinh xương không cao do vật liệu xương ghép bị tiêu biến khi các tế bào xương chưa kịp xâm lấn tới. 

Tại Nha khoa Lạc Việt Intech ứng dụng công nghệ ghép xương 3D Bone Graft hiện đại, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Ưu điểm của công nghệ này đó là: Xâm lấn tối thiểu, khả năng tái sinh xương cao, hạn chế sưng đau sau phẫu thuật. 

Vật liệu xương ghép 3D RegenOss

Kỹ thuật ghép xương 3D Bone Graft sử dụng vật liệu đồng loại siêu dẫn 3D RegenOss có khả năng cảm ứng sinh xương và dẫn tạo xương. Với tính năng ái tế bào siêu việt, 3D RegenOss khi đưa vào vùng xương bị khuyết hổng sẽ ngay lập tức thu hút các tế bào xương. Đồng thời kích thích các tế nào này phát triển nhanh hơn. 

Nhờ khả năng mao dẫn áp lực âm, vật liệu xương ghép 3D RegenOss sẽ thu hút các tế bào gốc trong máu, làm tăng hiệu suất tái tạo xương. Với khả năng ngưng kết tiểu cầu ngay lập tức, 3D RegenOss sẽ giúp kháng sưng, kháng viêm, ngăn chặn tình trạng chảy máu nhờ đó giúp rút ngắn thời gian chờ tích hợp xương cho bệnh nhân. 

Quy trình thực hiện ghép xương gồm những bước nào?

Do phải xâm lấn vào cấu trúc xương hàm nên bác sĩ thực hiện ghép xương cần phải có kinh nghiệm chuyên môn cao, nắm vững các yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình ghép xương.

Tại Nha khoa Lạc Việt Intech, quy trình ghép xương được thực hiện theo các bước sau đây:

Quy trình ghép xương tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Quy trình ghép xương tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Bước 1: Thăm khám, chụp CT và kiểm tra sức khỏe

Khách hàng đến với Nha khoa Lạc Việt Intech sẽ được thăm khám tổng quát và chụp phim CT Conebeam để kiểm tra tình trạng xương hàm.

Thông qua phim X-quang, bác sĩ có thể kiểm tra mật độ xương và xác định khách hàng có cần ghép xương hay không.

Bước 2: Sát khuẩn và gây tê vùng ghép xương

Trước khi tiến hành ghép xương, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và sát khuẩn tại khu vực ghép xương. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để giảm thiểu cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Bước 3: Tiến hành phẫu thuật ghép xương

Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt lợi để tiếp xúc vào xương hàm. Toàn bộ dụng cụ phẫu thuật được sử dụng trong suốt quá trình ghép xương đều được khử khuẩn theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Bác sĩ sẽ tiến hành trộn bột xương ghép với nước muối sinh lý để cân bằng nước. Sau đó đưa bột xương này vào vị trí khuyết hổng và sử dụng màng collagen để che phủ và ngăn ngừa mô mềm xâm lấn vào vùng xương ghép.  

Các loại xương ghép được sử dụng tại Nha khoa Lạc Việt Intech đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc và hẹn lịch tái khám

Ở bước cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu đóng vạt niêm mạc và kết thúc quá trình phẫu thuật.

Sau khi hoàn tất phẫu thuật ghép xương, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng. Bác sĩ cũng sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra tiến độ hồi phục của xương răng.

Lưu ý khi thực hiện ghép xương trong cấy ghép Implant

Sau khi ghép xương, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây để giúp vết thương nhanh hồi phục.

  • Ngay sau khi phẫu thuật ghép xương, cần cắn gạc để cầm máu trong khoảng 30 - 60 phút.
  • Bệnh nhân có thể chườm đá để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, chống sưng nề theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải mềm và chải nhẹ nhàng để hạn chế tối đa tác động vào vùng xương vừa ghép.
  • Kết hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp để ngăn chặn viêm nhiễm ở khu vực vừa phẫu thuật.
  • Ăn các món ăn mềm, không quá nóng hay quá lạnh, nhai ở bên phía đối diện để tránh gây ảnh hưởng tới vùng phẫu thuật.
  • Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Nếu vị trí phẫu thuật có bất kỳ dấu hiệu sưng tấy, chảy máu, đau nhức hay chảy dịch mủ… bệnh nhân cần liên hệ ngay bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • Đừng quên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tiến độ phục hồi xương ổ răng.

Trên đây là những điều cần biết về ghép xương trong cấy ghép Implant. Nếu cô chú/ anh chị có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline 19006421 để được chuyên gia tư vấn!

 

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Bảng giá trồng răng implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech Nghệ An 

Là trung tâm chuyên sâu về trồng răng implant hàng đầu Bắc miền Trung, nha khoa Lạc Việt Intech Nghệ An luôn được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Bảng giá trồng răng implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech Hải Phòng

Nha khoa Lạc Việt Intech là trung tâm trồng răng implant chuyên sâu hàng đầu tại thành phố Hải Phòng. Chúng tôi quy tụ đội ngũ chuyên gia implant hàng đầu, trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng công nghệ trồng răng implant tiên tiến nhất!

3 Cách lựa chọn địa chỉ trồng răng implant uy tín

Địa chỉ trồng răng uy tín, Đây chắc chắn là cụm từ tìm kiếm đầu tiên của cô chú anh chị khi bị mất răng và muốn phục hình mới đúng không ạ?. Tuy nhiên, với số lượng phòng khám nha khoa mọc lên càng nhiều. Điều này khiến cho việc lựa chọn địa chỉ trồng răng càng khó khăn hơn. Trong bài viết này, bác sĩ sẽ chia sẻ đến cô chú anh chị một số tips để chọn được địa chỉ trồng răng tin cậy giữa hàng chục nghìn các địa chỉ nha khoa ngoài thị trường nhé!

Nhổ Răng Bao Lâu Thì Trồng Lại Răng Được? 3 Yếu Tố Xác Định Nhổ Răng Bao Lâu Thì Trồng Lại Răng Được

Nhổ răng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trước khi trồng răng. Vậy nhổ răng bao lâu thì trồng lại răng được? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

Bật mí 3 cách trồng răng khểnh

Răng khểnh có đẹp, có cuốn hút tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu chiếc răng này. Vậy thì làm cách nào để có được răng khểnh và làm răng khểnh có đắt hay không? Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu về chủ đề này!

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn