Hướng dẫn vệ sinh khi niềng rằng đúng cách để hơi thở luôn thơm mát!

Quản trị viên

10/01/2024

Việc vệ sinh khi niềng răng vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này giúp hạn chế tối đa các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… không để chúng ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các "đồng niềng" cách vệ sinh răng chi tiết nhất!

Việc vệ sinh khi niềng răng vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này giúp hạn chế tối đa các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… không để chúng ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các "đồng niềng" cách vệ sinh răng chi tiết nhất!

Cách vệ sinh khi niềng với các loại bàn chải 

Khi có hệ thống khí cụ niềng răng trong miệng, chúng ta có thể sử dụng các loại bàn chải lông mềm hoặc bàn chải kẽ, bàn chải rãnh, bàn chải điện để tăng hiệu quả làm sạch răng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng các loại bàn chải này:

Bàn chải rãnh

Bàn chải rãnh có thiết kế tương tự như bàn chải thường. Tuy nhiên điểm khác biệt là 1 đường rãnh duy nhất ở giữa giúp cho việc chải mắc cài dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, các sợi lông trên bàn chải cũng được làm mềm mỏng hơn. Khi chọn mua bàn chải rãnh, bạn chú ý tìm bàn chải có sợi lông mềm. Vì nếu bàn chải lông quá cứng dễ dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng, gây tổn thương cho cả lợi. Sử dụng bàn chải rãnh lông mềm vừa không gây hại cho bộ phận khoang miệng, lại dễ dàng tiếp xúc với mô mềm, kẽ răng ở vị trí sâu bên trong.
Khi đánh răng bằng bàn chải rãnh, chúng ta nên sử dụng lực vừa phải, di chuyển cẩn thận và nhớ làm sạch cẩn thận cả vùng mắc cài.

Bàn chải kẽ

Nếu không chọn bàn chải rãnh thì nhất định bạn phải có 1 chiếc bàn chải kẽ để chải phần mắc cài, dây cung. Cấu tạo của bàn chải kẽ gồm:

  • Phần đầu bàn chải là thanh thép cuốn duy nhất ở giữa
  • Phần xung quanh là sợi lông mềm được sắp xếp theo chiều từ to đến bé. Nhờ có độ đàn hồi cao, dễ dàng uốn cong, luồn lách vào các vị trí khe răng, khe niềng giúp làm sạch mảng báo hiệu quả.

Bàn chải kẽ có thể tái sử dụng nhiều lần, dễ dàng thay thế khi phần lông bị mòn hoặc dây đầu bàn chải bị uốn cong.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại đầu bàn chải kẽ răng:

  • Loại hình chữ I: loại này có hình dạng thẳng giống như chữ I, giúp làm sạch răng mặt phía trước.
  • Loại hình chữ L: loại này có 1 góc vuông cố định giúp làm sạch răng phía sau.

Lựa chọn bàn chải kẽ răng có kích thước chính xác, phù hợp với hàm răng của bản thân, vừa đủ lọt qua kẽ răng, vừa đảm bảo làm sạch thức ăn sót trong khoang miệng. Khi đánh răng, đừng sử dụng lực quá mạnh để chà xát hoặc cố đẩy bàn chải vào những khe hẹp. Điều này dễ làm xô lệch các khí cụ mà chưa chắc đã làm sạch được răng. Thường xuyên kiểm tra đầu bàn chải kẽ xem còn sử dụng tốt hay không. Nếu các sợi dần cứng, cong quá nhiều thì nên đổi sang bàn chải khác.

Bàn chải điện

Nếu có điều kiện hơn, bạn đầu tư bàn chải điện cũng rất hiệu quả với người niềng răng. Theo các chuyên gia, chúng dễ dàng loại bỏ mảng bám gấp 2 lần so với bàn chải thường. Bàn chải điện có cấu tạo gồm phần thân chứa nguồn điện và phần đầu chứa lông bàn chải mềm được thiết kế dễ dàng thay thế khoảng 3 tháng/lần. Một số ưu thế vượt trội của bàn chải điện:

  • Khả năng làm sạch sâu: Bàn chải điện được thiết kế hiện đại, có thể tạo ra hàng ngàn chuyển động nhanh trong 1 phút giúp làm sạch sâu tất cả vụn thức ăn.
  • Có nhiều chế độ làm sạch khác nhau: Chế độ làm sạch vết bẩn, chế độ làm sạch lưỡi hay chế độ làm trắng răng,…
  • Có chế độ hẹn giờ: Thông thường các bàn chải điện đều có chế độ hẹn giờ khoảng 2 phút để kết thúc quá trình đánh răng tốt nhất.

Khi sử dụng, chúng ta nên sạc pin bàn chải điện đầy đủ giúp cho quá trình làm sạch răng hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra đầu bàn chải và giữ cho chúng ở trong trạng thái tốt nhất. Nếu thấy các sợi bị tủa ra, màu mờ dần thì nên thay bàn chải mới.

Cách đánh răng với bàn chải điện như sau: 

  • Chia miệng thành các góc phần tư từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Đặt bàn chải đánh răng dọc theo đường viền nướu.
  • Giữ bàn chải ở một góc 45 độ so với đường viền nướu của bạn và để lông bàn chải tiếp xúc với bề mặt răng, đường viền nướu. Sau đó chải từ bên ngoài đến bề mặt răng bên trong. Chải nhẹ nhàng, kỹ lưỡng trong 2 phút.
  • Bảo quản bàn chải điện đúng cách. Rửa sạch và lau khô đầu bàn chải đánh răng để duy trì tính toàn vẹn cũng như tuổi thọ của bàn chải đánh răng.

Chọn kem đánh răng phù hợp

Bên cạnh bàn chải thì kem đánh răng cũng rất quan trọng với người đang niềng răng. Việc chọn được sản phẩm an toàn, phù hợp sẽ mang đến lợi ích lớn cho tổng thể sức khỏe của cả hàm cũng như khí cụ niềng răng. Khi chọn kem đánh răng, bạn nên dựa vào các tiêu chí sau:

  • Sản phẩm không chứa thành phần độc hại: Khi mua, bạn tìm hiểu cụ thể các thành phần có bên trong. Nếu thấy có chất nào không tốt cho sức khỏe thì nên loại trừ.
  • Sản phẩm phù hợp với tình trạng răng miệng: Thời gian chỉnh nha thường kéo dài và răng của bạn cũng nhạy cảm hơn. Vậy nên hãy chọn sản phẩm bạn cảm thấy thoải mái nhất khi sử dụng.
  • Sản phẩm có chứa Flour: Thành phần này không chỉ làm răng thêm chắc khỏe mà còn ngăn ngừa được tình trạng sâu răng hiệu quả.
  • Sản phẩm không gây kích ứng: Một số người có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong kem đánh răng. Nếu khi sử dụng mà cảm thấy khó chịu, buồn nôn, răng bị xỉn màu,… thì bạn nên dừng lại ngay và chuyển sang loại khác.

Khi lựa chọn, bạn chú ý đến thương hiệu, thành phần, công dụng chính và hạn sử dụng nhé. Nếu bạn đang điều trị cấy ghép implant cũng cần chọn lại kem đánh răng phù hợp nhé!

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám kẽ răng và nướu

Chỉ nha khoa cũng là dụng cụ không thể thiếu với người đang niềng răng. Chúng giúp làm sạch các kẽ răng ở vị trí mà bàn chải chưa thể loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa hiệu quả. Lưu ý, trong thời gian chỉnh nha, bạn tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng mà nên dùng chỉ nha khoa.

Cách sử dụng chỉ nha khoa cũng rất đơn giản:

  • Bước 1: Bạn rửa tay thật sạch, sau đó cắt một sợi chỉ nha khoa dài khoảng 45cm – 60cm.
  • Bước 2: Tiếp đến, cuộn vào 2 ngón trỏ của 2 bàn tay, giữ một đoạn giữa dài khoảng 4cm.
  • Bước 3: Bạn căng sợi chỉ bằng 2 ngón cái và 2 ngón trỏ. Đưa sợi chỉ vào trong kẽ răng một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Sau đó kéo nhẹ nhàng qua lại sợi chỉ để loại bỏ thức ăn còn sót lại là được.

Dùng máy tăm nước làm sạch những kẽ răng mà bàn chải khó tiếp cận

Nếu có điều kiện hơn, bạn sắm thêm cho mình một chiếc máy tăm nước. Cơ chế hoạt động của máy tăm nước là tạo ra áp lực từ tia nước nhằm làm sạch kẽ răng, mảng bám mà không cần tác động trực tiếp đến răng. Ở những vị trí sâu khuất như răng hàm số 6, 7 thì việc sử dụng máy tăm nước rất cần thiết. Tuy nhiên giá thành của chúng cũng hơi cao. Tuy nhiên, bạn có thể đầu tư để giúp quá trình làm sạch răng miệng hiệu quả hơn.

 

Trên đây là một số thông tin về cách vệ sinh khi niềng răng để giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu. Khách hàng có thể gọi điện tới hotline 19006421 để được tư vấn về các vấn đề liên quan tới dịch vụ niềng răng! 

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

NIỀNG RĂNG BAO LÂU THÌ THAY ĐỔI? CÁC GIAI ĐOẠN CẦN BIẾT
Niềng răng không chỉ là phương pháp giúp hàm răng đều đẹp, mà còn mang lại những thay đổi đáng kể cho khuôn mặt trước và sau niềng răng cùng với sự thay đổi chức năng ăn nhai khi niềng răng. Rất nhiều người băn khoăn niềng răng bao lâu thì thay đổi, liệu những thay đổi đó có rõ rệt không, và quá trình này có gây đau đớn nhiều không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự thay đổi khi niềng răng, những cột mốc quan trọng, và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cũng như hiệu quả chỉnh nha.
CÁC GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG CHI TIẾT NHẤT BẠN NÊN BIẾT
Niềng răng là hành trình thay đổi nụ cười. Quá trình này giúp bạn có hàm răng đều đẹp. Niềng răng cần sự kiên trì và hiểu biết. Bạn cần nắm rõ các giai đoạn niềng răng. Điều này giúp bạn an tâm hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết. Bạn sẽ biết rõ từng bước niềng răng.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHI NIỀNG - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NHẤT
Niềng răng là một hành trình đầu tư cho nụ cười hoàn hảo, nhưng đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ trong việc vệ sinh răng miệng khi niềng. Các mắc cài, dây cung tuy giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều "ngóc ngách" lý tưởng cho mảng bám và vi khuẩn trú ngụ. Nếu không được vệ sinh đúng cách và tỉ mỉ, quá trình niềng răng có thể gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
RĂNG HÔ NHẸ CÓ NÊN NIỀNG KHÔNG? 3 DẤU HIỆU CẦN BIẾT
Không như hô nặng dễ nhận biết bởi phần môi dưới cộm và tầng mặt dưới nhô ra, răng hô nhẹ rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Vậy, làm sao để nhận biết mình có đang bị hô nhẹ và răng hô nhẹ có nên niềng không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết.
BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG CHI TIẾT CHO TỪNG LOẠI MẮC CÀI
Bạn đang băn khoăn về chi phí niềng răng? Bài viết này sẽ cung cấp bảng giá niềng răng chi tiết cho từng loại mắc cài (kim loại, sứ, khay trong suốt), giúp bạn hiểu rõ mức đầu tư và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để sở hữu nụ cười tự tin tại Nha khoa Lạc Việt Intech.
LỜI DẶN SAU GẮN MẮC CÀI - 5 LƯU Ý TỪ BÁC SĨ
Niềng răng là một hành trình thay đổi nụ cười, nhưng giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và đau nhức. Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ tổng hợp những lời dặn sau gắn mắc cài quan trọng nhất từ bác sĩ, giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng và vượt qua những khó khăn ban đầu một cách nhẹ nhàng để tự tin trên chặng đường kiến tạo nụ cười hoàn hảo.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn