Band niềng răng là gì? Gắn band có đau không? BS giải đáp

Quản trị viên

23/08/2024

Niềng răng là phương pháp sử dụng mắc cài, dây cung và các khí cụ khác để tác động lực lên răng, dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm nhằm cải thiện về thẩm mỹ gương mặt và chức năng ăn nhai. Bên cạnh việc sử dụng mắc cài, bác sĩ chỉnh nha còn chỉ định gắn band trong một số trường hợp cụ thể. Vậy, band chỉnh nha là gì và gắn band có đau không, mời bạn đọc tiếp bài viết này để hiểu rõ nhé!

Band niềng răng 

null

Band chỉnh nha

Cấu tạo: 

Band hay “khâu chỉnh nha” là 1 vòng kim loại nhỏ có kích thước vừa khít với kích thước răng của từng bệnh nhân,thường được đặt ở vị trí răng số 6 hoặc số 7. Cấu tạo cụ thể của chúng bao gồm:

  • Hook là một móc quay về phía xa ngoài của band, có chức năng lưu giữ chun và lò xo 
  • Tube phía má (có thể là 1,2 hoạc 3) để đi dây cung chính và các dây cung phụ
  • Tube hoặc móc phía lưỡi để lưu giữ các khí cụ khác như vòng helix, kéo chun liên hàm. 

Chỉ định của band niềng răng:

Không phải ca nào cũng có chỉ định gắn band chỉnh nha, khí cụ này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân có chỉ định nong hàm bằng khí cụ cố định (quadhelix, hàm nong hydrax, hàm nong transforce)
  • Bệnh nhân có chỉ định đeo cung lưỡi TPA để duy trì kết quả nong hàm và hỗ trợ đánh lún răng hàm.
  • Răng sâu, vỡ lớn thân răng không đủ khả năng lưu giữ mắc cài chỉnh nha.
  • Bệnh nhân bong mắc cài nhiều lần gây gián đoạn điều trị (Band có khả năng lưu giữ tốt hơn, hạn chế tỉ lệ bong. 
  • Bệnh nhân trẻ em có thân răng lâm sàng ngắn không đủ khả năng lưu giữ mắc cài. 

Công dụng của band chỉnh nha

Band chỉnh nha có tác dụng tương tự mắc cài – khí cụ gián tiếp để truyền lực lên răng từ dây cung và các chun kéo. 

Tuy nhiên, band có khả năng lưu giữ tốt hơn nhiều do cấu tạo là vòng kim loại ôm trọn toàn bộ thân răng thay vì chỉ gắn ở một mặt ngoài/ trong như mắc cài. Vì vậy, chúng được sử dụng khi bệnh nhân có thân răng lưu giữ kém (sâu, vỡ, ngắn) và được chỉ định thêm các khí cụ cố định khác như hàm nong, cung TPA,…

Quy trình gắn band chỉnh nha

null

Tiến hành thử band trên miệng

Bước 1: Thăm khám và lên kế hoạch điều trị

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và phân tích case lâm sàng để lên kế hoạch điều trị. Điều trị các vấn đề nha khoa tổng quát trước khi niềng răng ( điều trị răng sâu, viêm lợi, nha chu, nhổ răng khôn, …)

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Làm sạch cao răng mảng bám trước khi tiến hành đặt chun tách kẽ. 

Bước 3: Đặt thun tách kẽ, lấy dấu

Chun tách kẽ gồm miếng cao su hình tròn đặt kẽ răng số 5,6 hoặc 7. Chúng có kích thước khoảng 1mm và có độ cứng nhất định. Khi đặt vào kẽ răng, dưới sự đàn hồi của chun, các răng sẽ tách ra đến được khoảng trống như mong muốn thì chun này sẽ tự rơi ra ngoài. Thời gian đặt chun tách kẽ dao động từ 4 từ 6.

Trong buổi hẹn này, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm có răng cần đặt band để lựa chọn được kích thước band và loại band phù hợp cho từng ca bệnh (1 ống/ 2 ống hoặc 3 ống). 

Bước 4: Thử band 

Bác sĩ tiến hành thử band trên miệng, kiểm tra độ sát khít và mài chỉnh chiều cao của band. 

Bước 5: Gắn band 

Khi band đã đạt được độ sát khít, bệnh nhân không có cảm giác khó chịu thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn band lên răng bằng chất gắn nha khoa chuyên dụng (thường sử dụng GIC – FUJI I) 

Bước 6: Gắn các khí cụ khác

Sau khi đã gắn band niềng răng, bác sĩ có thể gắn thêm các khí cụ khác như: cung TPA, hàm hydrax/quadhelix 

Gắn band có đau không?

null

Đặt Band thường gây ra những cơn đau nhẹ

Chắc hẳn sẽ có nhiều khách hàng lo lắng về vấn đề đau khi gắn band. Trên thực tế, cảm giác đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân vì nó chủ yếu đến từ thủ thuật đặt chun tách kẽ:  

  • Nếu bệnh nhân có sẵn khe thưa ở vùng răng 6, 7 (các răng thường có chỉ định đặt band) thì  không cần đặt chun tách kẹ, bạn sẽ không có bất kì cảm giác đau nhắc nào khi gắn band.
  • Ngược lại, với các răng sát khí, khi đặt chun tách kẽ bạn sẽ đau trong vòng từ 1 đến 2 ngày đầu. Cảm giác này sẽ tăng lên nếu bạn vệ sinh răng miệng không tốt có sự tích tụ cao răng mảng bám ở vùng kẽ răng.  

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về band chỉnh nha. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline của Nha khoa Lạc Việt Intech để được giải đáp. 

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn