Kết quả tra cứu
Cao Thị Linh
11/11/2022
Video về các biến chứng khi niềng răng có thể gặp phải
Biến chứng này gặp phải ở một số trường hợp niềng răng bằng mắc cài. Mắc cài được nghiên cứu và kiểm nghiệm là an toàn với sức khỏe toàn cơ thể nhưng ở một số người có cơ địa đặc biệt có thể sẽ bị kích thích với hệ thống khí cụ chỉnh nha được làm từ kim loại thép không gỉ, dây niken…
Vì thế, trước khi niềng răng bạn cần thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh lý và tiền sử dị ứng của bạn để có thể lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp hơn, tránh trường hợp vừa mất tiền vừa hại sức khỏe mà lại không thể niềng răng.
Đây là biến chứng thường gặp nhất khi niềng răng. Thông thường nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi niềng răng mắc cài, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn và tốn thời gian hơn. Nếu không chú ý có thể thức ăn thừa sẽ dắt lại ở trong kẽ răng hoặc rãnh mắc cài, dây cung… Lâu dần sẽ hình thành mảng bám, cao răng gây viêm lợi và hôi miệng.
Để tránh tình trạng này bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng máy tăm nước, bàn chải kẽ hoặc chỉ nha khoa để không cho mảng bám hình thành. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sau khi ăn. Một số trường hợp bị viêm lợi nặng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi để điều trị. Việc này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Nguyên nhân chính gây nên biến chứng này vẫn là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng thực phẩm nhiều đường, axit. Đường có trong thực phẩm kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tấn công và gây hủy khoáng bề mặt men răng vì thế các lỗ sâu được hình thành. Nếu không điều trị sớm lỗ sâu ngày một lớn ảnh hưởng đến ăn nhai và kết quả niềng răng.
Hãy vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh sâu răng. Ngay khi có biểu hiện răng sâu hãy đến gặp nha sĩ để được điều trị kịp thời, tránh làm gián đoạn quá trình niềng răng.
Một số người sau khi niềng răng bị hóp má lại. Nguyên nhân gây ra biến chứng này có thể do chế độ ăn uống nghỉ ngơi chưa khoa học.
Trong quá trình niềng răng có một số giai đoạn có thể sẽ khiến bạn cảm thấy hơi đau nhức răng một chút nên bạn không ăn uống được như bình thường, thậm chí bỏ ăn. Nếu tình trạng này tiếp diễn một thời gian dài sẽ khiến bạn bị suy giảm sức khỏe, sụt cân dẫn đến hóp má.
Ngoài ra, khi niềng răng bạn không nên ăn đồ quá cứng, dai để tránh các cơ hàm phải hoạt động quá sức, ảnh hưởng đến độ săn chắc và khả năng nâng đỡ mặt.
Chính vì thế bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý để đảm bảo sức khỏe toàn diện, không bị giảm cân, không bị hóp má.
Biến chứng này rất dễ gặp phải khi niềng răng bằng mắc cài, nhất là mắc cài kim loại. Thời gian đầu, khi mới gắn mắc cài do chưa quen với hệ thống khí cụ mà môi má hay cọ xát với mắc cài gây nên tình trạng trầy xước.
Để tránh biến chứng này bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha để hạn chế tối đa sự cọ xát hoặc bạn cũng có thể cân nhắc đến giải pháp niềng răng bằng các loại mắc cài tự động hay khay niềng trong suốt Invisalign.
Đây là biến chứng niềng răng nguy hiểm xảy ra khi bác sĩ thực hiện không có chuyên môn cao tạo sai lực kéo khiên shco răng di chuyển nhưng chân răng bị tiêu đi. Lực kéo quá lớn khiến cho chân răng dần bị ngắn lại và rất dễ bị lung lay, gãy rụng.
Khi bắc sĩ đặt một lực với cường độ và hướng đặt lực không đúng trong suốt thời gian dài thì trong quá trình dịch chuyển chân răng rất có thể chạm vào vỏ xương hàm. Điều này dẫn đến hiện tượng tiêu xương xung quanh chân răng, tụt lợi vùng chân răng đó. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy ê buốt răng và răng dễ lung lay do không còn lợi bao bọc bảo vệ.
Khi vừa kết thúc quá trình niềng răng, một số răng có thể bị xoay trụ nhẹ hay có khe thưa nhẹ do các răng chưa ổn định. Bạn cần đeo hàm duy trì đúng theo lời dặn của nha sĩ để tránh hiện tượng răng chạy lại vị trí ban đầu.
Với các khí cụ chỉnh nha đặc biệt như mắc cài kim loại được gắn trực tiếp lên răng rất có thể sẽ gây mất khoáng bề mặt men răng dẫn đến xuất hiện các đốm trắng lên bề mặt răng.
Nguyên nhân chính là do đường và axit có trong thực phẩm ngọt xâm nhập vào men răng và phân hủy. Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến sâu răng. Hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường và axit để tránh tổn thương men răng.
Biến chứng này khá hiếm gặp. Nó xảy ra khi bác sĩ sử dụng lực siết quá mạnh, răng dịch chuyển quá nhanh khiến răng di chuyển mất kiểm soát rất dễ bật khỏi xương hàm. Bạn cần tìm hiểu kỹ về địa chỉ nha khoa niềng răng cũng như bác sĩ thực hiện để có quá trình niềng răng an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, bạn cũng cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm này.
Trên đây là những chia sẻ về một số nguy cơ biến chứng khi niềng răng sai kỹ thuật. Hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn địa chỉ nha khoa và phương pháp niềng răng để có kết quả niềng răng tốt nhất, an toàn và không biến chứng. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin khác hãy liên hệ 19006421 hoặc để lại thông tin qua bảng dưới đây để được tư vấn hỗ trợ.
Đăng ký tư vấn
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại ĐH Niigata (Nhật Bản)
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề