Các Loại Mắc Cài Niềng Răng: Loại Mắc Cài "Thần Kỳ" Nhất Trong Các Loại Mắc Cài Niềng Răng?

Nguyễn Hoàng Giang

31/01/2024

Hiện nay có 4 loại niềng răng mắc cài phổ biến. Đó là những loại nào? Cùng bác sĩ tìm hiểu nhé!

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng mắc cài bằng các loại chất liệu khác nhau và gắn lên bề mặt răng kết hợp với dây cung và các dụng cụ chỉnh nha khác tạo lực kéo, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Hiện nay trên thị trường có 4 loại mắc cài niềng răng vô cùng phổ biến đó là mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc và mắc cài mặt trong. Trước tiên, chúng ta sẽ đi vào từng ưu điểm và nhược điểm của từng loại mắc cài niềng răng nhé.

Mắc cài kim loại buộc chun

Niềng răng mắc cài kim loại hay mắc cài truyền thống là 1 trong 5 loại mắc cài niềng răng phổ biến nhất trên thế giới và đến nay đã hơn 100 năm. Trước đây, niềng răng rất cồng kềnh và dễ gây chú ý. May mắn thay ngày nay mắc cài kim loại đã có nhiều cải tiến mới:

  • Nhỏ hơn
  • Nhanh hơn
  • Thoải mái hơn
  • Hiệu quả hơn.

Mắc cài kim loại buộc chun

Chúng hoạt động bằng cách gắn các mắc cài vào răng và kết nối chúng bằng một dây cung. Dây được buộc vào mắc cài bằng dây thun chỉnh nha. Để di chuyển răng, bác sĩ chỉnh nha thực hiện điều chỉnh dây cung vào các cuộc hẹn của bạn 4-8 tuần một lần. Rất nhiều bệnh nhân yêu thích niềng răng mắc cài kim loại vì có chi phí rẻ nhất trong các loại mắc cài nhưng vẫn đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt.

Niềng răng sứ buộc chun

Niềng răng mắc cài sứ là loại mắc cài được làm bằng chất liệu trong suốt, có màu răng. Chúng hoạt động tương tự như mắc cài kim loại, nhưng kín đáo hơn và ít bị lộ hơn. Niềng răng mắc cài sứ phổ biến nhất ở những bệnh nhân ưu tiên tính thẩm mỹ cao, sợ lộ mắc cài nhưng vẫn muốn một phương pháp chỉnh nha có hiệu quả tốt và hợp túi tiền. Những bệnh nhân này có xu hướng là thanh thiếu niên và người lớn, đặc biệt là phụ nữ vì có xu hướng để ý đến vẻ bề ngoài nhiều hơn.

Mắc cài sứ buộc chun

So với mắc cài kim loại, mắc cài sứ ít được chú ý hơn và là giải pháp thay thế hợp lý cho mắc cài kim loại. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng loại mắc cài này cũng lớn hơn một chút so với mắc cài kim loại và có thể bị ố vàng tùy thuộc vào chế độ ăn uống và thói quen đánh răng.

Mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc hoạt động tương tự như mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Chúng cũng dựa vào mắc cài và dây cung để di chuyển răng. Sự khác biệt giữa mắc cài tự buộc so với mắc cài kim loại hoặc sứ là mắc cài tự buộc sử dụng cửa hoặc kẹp để giữ dây cố định chứ không phải bằng cao su đàn hồi. Bác sĩ nhận thấy rằng niềng răng mắc cài tự buộc sẽ hạn chế được thời gian thăm khám bởi Niềng răng mắc cài tự buộc không sử dụng đến dây buộc nên tạo ra ít lực ma sát khi điều chuyển răng và hạn chế tối đa việc bị bung khí cụ như mắc cài, dây cung… Chính vì vậy, sẽ giảm bớt thời gian đến gặp bác sĩ, thường khoảng 1,5 – 2 tháng mới cần đến tái khám 1 lần.

Niềng răng mắc cài tự động

Mắc cài mặt trong

Cuối cùng là niềng răng mắc cài mặt trong là hệ thống chỉnh nha chuyên biệt nhất và ít phổ biến nhất trên thị trường. Phương pháp sử dụng này hệ thống dây cung, mắc cài và các khí cụ nha khoa để tác động từ mặt răng bên trong tiếp giáp với lưỡi nhằm điều chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Chúng có ưu điểm duy nhất là tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, lại đem đến khá nhiều bất tiện cho bệnh nhân:

  • Chẳng hạn như gắn bên trong răng nên thời gian đầu sẽ có bất tiện và vướng víu, thậm chí là nói ngọng. Nhiều trường hợp còn thường xuyên bong mắc cài do hay va chạm trong quá trình ăn nhai hơn các loại mắc cài thông thường
  • Thêm vào đó là việc khó vệ sinh răng miệng bởi chúng được gắn vào mặt trong của răng, là mặt khuất, người bình thường đã bất tiện trong việc vệ sinh chứ chưa nói đến khi đã gắn mắc cài

Chính vì thế, bác sĩ không khuyến khích bệnh nhân sử dụng loại mắc cài niềng răng này.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Loại mắc cài nào đem lại hiệu quả tốt nhất?

Vậy quay trở lại câu hỏi ban đầu, Trong các loại mắc cài niềng răng là mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, loại nào đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất? Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nha khoa nào chỉ rằng 3 loại mắc cài niềng răng này có hiệu quả chỉnh nha khác nhau. Các bài viết đánh giá trên mạng về hiệu quả của 3 loại mắc cài niềng răng này đều chung chung, nói rằng cả 3 loại đều có thể điều chỉnh các lệch lạc răng như hô, móm, khấp khểnh.

Xem thêm: Loại mắc cài nào đem lại hiệu quả tốt nhất?

Trên đây là chia sẻ của bác sĩ về chủ đề các loại mắc cài niềng răng được nhiều bạn theo dõi quan tâm và yêu cầu giải đáp. Nếu các bạn còn thắc mắc gì về việc niềng răng hoặc các vấn đề về chỉnh nha thì hoàn toàn có thể liên hệ đến hotline 19006421 để bác sĩ giải đáp.

Nguyễn Thị Hạ Linh

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn