Kết quả tra cứu
Quản trị viên
23/08/2024
Chạy răng khi sau niềng răng là gì?
Chạy răng, hay di răng là hiện tượng di chuyển của răng trong khoang miệng, làm thay đổi vị trí ban đầu của răng. Thông thường, hiện tượng răng “chạy” nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến cho răng bị xô lệch, sai vị trí, nghiêng vẹo và có thể làm răng yếu hơn. Đồng thời cũng có thể làm thay đổi khớp cắn,cơ hàm mặt dẫn đến vẻ ngoài của khuôn mặt bị biến đổi.
Trong quá trình niềng răng, chạy răng xảy ra khi răng bị tác động lực kéo đẩy bởi các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung,…, nhằm đưa răng về đúng các vị trí mong muốn. Việc này phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn, dự hiểu biết về cấu trúc hàm và hiểu biết về khí cụ chỉnh nha để tính toán chọn lựa phương pháp niềng răng phù hợp nhất với từng tình trạng răng khác nhau.
Xem thêm bài viết:
Nguyên nhân của hiện tượng chạy răng sau khi niềng
Bệnh nhân không sử dụng hàm duy trì
Hiện tượng răng chạy sau khi niềng răng đa phần là do bệnh nhân không sử dụng hàm duy trì hoặc sử dụng sai cách để cố định lại răng khi vừa mới tháo niềng xong.
Không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Việc tuân thủ thời gian tháo mắc cài theo phác đồ điều trị của nha sỹ là rất quan trọng, tuyệt đối không nên tháo niềng răng trước thời gian để tránh những rủi ro không đáng có.
Do nha sĩ điều chỉnh khớp cắn không đúng
Khớp cắn tiêu chuẩn thì lực đặt trên răng sẽ ổn định, cơ sinh học vận động hàm cắn nghiến răng hoạt động một cách trơn tru.
trường hợp sau niềng răng không tạo ra tiếp xúc khớp cắn đều nhau, thì những lực quá mức sẽ tác động khiến răng chạy đi. Cho nên việc điều chỉnh khớp cắn, cũng như lặp kế hoạch khớp cắn trước khi niềng răng là rất quan trọng.Khi điều chỉnh khớp cắn nha sỹ cần tính toán được trên những vận động nhai cơ bản,. Cho nên việc lựa chọn bác sỹ có tay nghề cao, chuyên môn sâu cũng như trung tâm nha khoa uy tín là rất quan trọng. Bởi nếu lựa chọn không đúng, nha sỹ không tính toán đúng sẽ dẫn đến sau khi niềng răng, các yêu cầu hoạt động chức năng của hàm không đúng điều đó tạo nên tác động răng chạy khỏi vị trí mong muốn.
Chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng
Sử dụng hàm duy trì sau khi niềng răng
Hàm duy trì là khí cụ rất quan trọng giúp ổn định nha hàm cho bạn sau khi niềng răng. Vì sau khi niềng răng, răng chưa hoàn toàn ổn định, các mô xương hàm, nướu chưa đạt độ bền vững nhất, có thể bị xô lệch, “chạy” đi nếu gặp các tác động khi cắn, nhai. Hàm duy trì có tác dụng giúp cho răng ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả niềng răng.
Hàm duy trì có nhiều loại khác nhau tùy vào sự lựa chọn của bạn như khay nhựa, hoặc làm bằng móc kim loại, cũng có thể là khung cố định.
Vệ sinh răng miệng khoa học
Bạn nên lựa chọn bàn chải răng có đầu tròn, nhỏ để dễ dàng di chuyển vào bên trong, tránh tình trạng va đập làm tổn thương nướu. Lông bàn chải phải thẳng, mềm mượt để không làm tổn hại men răng.
Trước khi chải răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn và vi khuẩn còn mắc kẹt trong kẽ răng. Không sử dụng tăm để xỉa răng, vì tăm dễ gây tổn thương đến răng và nướu.
Để tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ sạch mảng bám còn sót lại trên kẽ răng, tốt nhất, bạn nên súc miệng với nước muối ấm pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng khoảng 1 phút. Khi súc miệng, cần mím chặt môi, đẩy nước vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng và toàn bộ các răng để loại bỏ tối đa mảng bám
Loại bỏ các thói quen xấu
Bạn nên loại bỏ những thói quen xấu như: Mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay, cắn vật cứng, nhai kẹo cao su… vì chúng có thể khiến răng bị yếu đi và răng bị chạy về vị trí ban đầu. Ngoài ra những thói quen này có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng,…
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Sau khi tháo niềng răng, hàm răng còn yếu và chưa được ổn định, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất như: trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa (bơ, phomai…), các loại rau củ, trái cây tươi…,
Hạn chế những thực phẩm có quá nhiều đường và tinh bột, những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng, quá dai….
Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích vì chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng
Khám răng định kỳ hàng tháng
Sau khi tháo mắc cài, nếu răng bạn có sự dịch chuyển bất thường, hãy đến ngay phòng khám nha khoa để được can thiệp kịp thời.
Khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để đảm bảo răng bạn luôn trong tình trạng khỏe mạnh, phát hiện và can thiệp ngay khi phát hiện bệnh lý răng miệng.
Lời kết
Để có một kết quả niềng răng như ý hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về phương pháp chỉnh nha và cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ sớm với Trung tâm Nha khoa Lạc Việt để được tư vấn miễn phí.
Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu trong việc tìm giải pháp giải quyết khiếm khuyết cho những chiếc răng cũng như muốn tìm hiểu về phương pháp khắc phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với hotline của Nha khoa Lạc Việt để nhận được những thông tin về tình trạng răng của mình cũng như chi phí chuẩn xác nhất.
Tin cùng chủ đề