Cơ chế hoạt động các loại mắc cài trong niềng răng nên biết

Nguyễn Hoàng Giang

23/08/2024

Nha khoa lạc việt intech phân tích cơ chế hoạt động các loại mắc cài trong khi niềng răng giúp quý khách hàng nắm bắt thông tin chính xác

Cơ chế hoạt động của các phương pháp niềng răng

Một răng thông thường được giữ trong xương hàm nhờ hệ thống lưu giữ được gọi là dây chằng quanh răng (Periodontal Ligament – PDL). Chính hệ thống dây chằng quanh răng này giúp cho răng không bị kẹt cứng trong xương hàm mà có thể dịch chuyển được. 

null

Hệ thống dây chằng quanh răng giúp răng không bị kẹt trong xương hàm

Cơ chế hoạt động của niềng răng:

Khi tác động một lực nhẹ sinh lý lên răng, dây chằng quanh răng bên bị tác động lực sẽ giãn ra, bên đối diện có dây chằng quanh răng bị nén lại. Tại các vị trí bị nén, có rất nhiều phản ứng được diễn ra tùy theo thời gian và cường độ lực tác động, thu hút các hủy cốt bào (các tế bào có nhiệm vụ tiêu hủy tế bào xương) đến làm xương bị tiêu đi tại vùng nén. Ngược lại, ở phía bên dây chằng bị giãn, các phản ứng sẽ giúp cho xương được bồi đắp. Chính quá trình tiêu – bồi xương diễn ra song song này giúp cho răng dịch chuyển theo hướng về phía xương tiêu.

null

Niềng răng giúp khắc phục các sai lệch răng 

Như vậy, ta có thể hiểu, niềng răng chính là phương pháp sử dụng các khí cụ chuyên biệt để tác dụng lực nhẹ, sinh lý lên thân răng, tận dụng cơ chế tiêu bồi xương nói trên để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.

Tính năng hoạt động của các loại mắc cài

Mắc cài là một trong những khí cụ chính được sử dụng trong niềng răng. Vậy vai trò của mắc cài là gì?

Mắc cài được gắn chặt lên thân răng ở một vị trí chính xác được bác sĩ xác định từ trước, đóng vai trò là điểm tác động lực. Như vậy có nghĩa là, mắc cài không phải là khí cụ gây ra lực, nếu chỉ gắn mắc cài lên răng thì răng sẽ không dịch chuyển.

null

Mắc cài đóng vai trò là điểm tác động lực giúp di chuyển răng dễ dàng 

Muốn tạo ra lực, bác sĩ cần đưa dây cung vào các rãnh mắc cài. Dây cung được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau, thiết kế với hình dạng khác nhau phù hợp với từng ca bệnh, giúp bác sĩ đạt được sự dịch chuyển răng mong muốn. Ngoài ra, các khí cụ hỗ trợ như chun, lò xo,…cũng đóng vai trò tạo lực lên thân răng.

Hiện nay có rất nhiều loại mắc cài khác nhau, tuy nhiên về cơ bản chúng đều thực hiện chức năng giống nhau về mặt cơ học. Sự khác biệt giữa chúng sẽ mang lại những tác dụng khác của mắc cài, cụ thể:

  • Sự khác nhau trong thiết kế mắc cài

Trong quá trình sử dụng, ứng với mỗi đặc điểm răng khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn thiết kế mắc cài với những thông số khác nhau. Những thông số này bao gồm độ tip, độ torque, độ in/out của mắc cài, có tác dụng điều chỉnh trục răng trong quá trình dịch chuyển, giúp đơn giản hóa quy trình niềng răng cũng như hạn chế các chuyển động không mong muốn.

  • Sự khác nhau trong vật liệu chế tạo

Mắc cài kim loại, mắc cài pha lê hay mắc cài sứ là những tên gọi của các dòng mắc cài khác nhau về vật liệu chế tạo. Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về mức độ thẩm mỹ của bệnh nhân. Mắc cài sứ và pha lê có màu gần giống màu của răng nên đem lại tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại.

null

Các loại mắc cài khác nhau về vật liệu và cấu tạo
  • Sự khác nhau về cấu tạo

Như đã đề cập trước đó, để tạo được lực di chuyển răng, bác sĩ cần cố định dây cung vào rãnh của mắc cài. Đối với mắc cài thông thường, dây cung buộc chặt với mắc cài bằng các sợi chun co giãn. Tuy nhiên chun này có nhược điểm là tạo ma sát lớn và lực sinh ra không ổn định, vì vậy dòng mắc cài tự động ra đời để khắc phục những nhược điểm ấy. Với thiết kế nắp khóa tự động, bác sĩ không cần dùng chun để cố định dây cung mà chỉ cần đóng nắp, ngay lập tức, dây cung đã được giữ ổn định bên trong mắc cài.

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn