Dây cung niềng răng là gì? Vai trò và 5 loại dây cung phổ biến

Nguyễn Hoàng Giang

14/02/2023

Dây cung là khí cụ không thể thiếu khi tiến hành niềng răng mắc cài. Dây cung sẽ giúp kết nối các mắc cài với nhau và duy trì lực kéo ổn định cho răng dịch chuyển. Vậy dây cung niềng răng bao gồm mấy loại? Chúng có tác dụng như thế nào? Bác sĩ nha khoa Lạc Việt Intech sẽ giải đáp bên dưới.

1. Dây cung niềng răng là gì?

Dây cung niềng răng là khí cụ chỉnh nha thiết yếu khi niềng răng mắc cài. Nếu không có dây cung thì không thể niềng răng mắc cài được. Để răng có thể di chuyển đúng hướng, đúng lộ trình thì không thể thiếu mắc cài và dây cung.

Dây cung được thiết kế có hình dạng dài và mảnh để gắn cố định trong rãnh mắc cài. Có nhiệm vụ kết nối các mắc cài và tạo lực kéo để răng có thể chuyển động. Để niềng răng hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành siết lực bằng cách tác động lên dây cung định kỳ 6 – 8 tuần/lần (tùy loại mắc cài bạn lựa chọn).

Ngoài ra, nếu lựa chọn niềng răng mắc cài truyền thống thì bác sĩ sẽ sử dụng chun buộc để cố định dây cung với mắc cài. Khi lựa chọn mắc cài tự động thì không cần sử dụng chun mà mắc cài được thiết kế thêm nắp trượt tự động để dây cung có thể tự động ổn định trong rãnh mắc cài. Sự kết hợp chặt chẽ của dây cung và mắc cài sẽ giúp nắn chỉnh hiệu quả mọi sai lệch trên răng.

niềng răng dây cung

Dây cung là khí cụ chỉnh nha thiết yếu khi niềng răng mắc cài

2. Dây cung có vai trò gì trong niềng răng?

Như đã nói ở trên, dây cung niềng răng được xem một trong các khí cụ niềng răng quan trọng nhất, nó có tác dụng chính là tạo lực và đưa các răng sai lệch về lại vị trí chuẩn trên cung hàm. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, dây cung sẽ mang lại tác dụng khác nhau.

2.1. Giai đoạn dàn đều và làm thẳng cung răng

Dây cung sử dụng trong giai đoạn này phải là loại có độ đàn hồi tốt và không quá cứng. Thông thường loại dây cung tốt nhất để sử dụng trong giai đoạn này là dây cung Niti. Và để giúp răng dàn đều nhanh và hiệu quả nhất, kích thước dây cung loại 0.014 và 0.016 hay được các bác sĩ sử dụng nhất trong giai đoạn này.

2.2. Giai đoạn kéo đóng khoảng

Để có khoảng cách cho răng dịch chuyển thì một số trường hợp sẽ cần nhổ răng. Sau khi răng được dàn đều sẽ bước sang giai đoạn đóng khoảng. Bạn sẽ nhìn thấy được sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt mình.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung từ thép không gỉ (Stainless Steel) để mở không gian phía sau và điều chỉnh không gian phía trước và cân đối lại sự chênh lệch giữa hai hàm. Giai đoạn này kéo dài từ 4 – 6 tháng và kích thước dây cung phù hợp là loại 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025.

2.3. Giai đoạn căn chỉnh khớp cắn và duy trì

Đây là giai đoạn cuối cùng khi niềng răng mắc cài. Thông thường bạn sẽ chỉ cần mất 2 – 8 tuần là có thể điều chỉnh khớp cắn. Dây cung phù hợp cho giai đoạn này là dây cung Niti cỡ 0.019 x 0.025.

dây cung vuông niềng răng

Mỗi giai đoạn khác nhau dây cung sẽ có vai trò khác nhau

Xem thêm: Các giai đoạn niềng răng

3. Có mấy loại dây cung niềng răng? 

Có rất nhiều loại dây cung khác nhau để sử dụng trong từng giai đoạn khác nhau, chúng được chế tạo từ các loại hợp kim. Trong đó, phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim niken – titan (NiTi) và hợp kim Titan – Beta. Tùy vào thành phần cấu tạo, chúng ta có thể phân ra 5 loại dây cung với các kích thước như sau.

3.1. Dây cung NI-TI kích hoạt nhiệt tự trình HA

dây cung nong hàm

Dây cung niken được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha

Có nhiều loại dây cung đang được sử dụng như dây thép không gỉ, dây Tungsten, dây titanium và dây NITI, trong đó loại tốt nhất là dây NITI kích hoạt nhiệt đang được sử dụng tại Nha khoa Lạc Việt Intech.

NITI kích hoạt nhiệt được tạo ra nhờ sự kết hợp của 2 loại kim loại bán quý là Titanium và Niken, luyện kim theo tỉ lệ 79,68% là titan, 20,04% là Niken, một số ít phụ chất xúc tác luyện kim và kích hoạt.

Dây cung kích hoạt nhiệt tự trình với kích thước khác nhau phù hợp với từng giai đoạn và được được xử lý nhiệt.  NITI  kích hoạt nhiệt ở trạng thái dẻo dưới nhiệt độ lạnh và khi ở trong miệng (37 độ C) sẽ chuyển trở lại hình dạng ban đầu .Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của kiểu loại dây cung này chính là khả năng chuyển dạng theo nhiệt độ.

Ưu điểm nổi bật:

  • Mức độ linh hoạt của loại dây cung chỉnh nha này rất cao. Ở điều kiện bình thường dây NITI rất mềm dẻo, có độ đàn hồi lớn nên rất dễ dàng đưa vào rãnh mắc cài. Khi vào môi trường miệng, dưới tác động của nhiệt độ trong miệng (37 độ C) và sự xúc tác của enzyme amylase có trong nước bọt, NITI bắt đầu trở nên cứng chắc và tự động dịch chuyển về hình dạng ban đầu, kéo theo đó là sự dịch chuyển của răng. Nhờ khả năng kích hoạt nhiệt và hàm lượng titanium cao (nếu 100% được làm từ titanium thì dây cung sẽ không có khả năng ghi nhớ hình dạng) nên NITI có khả năng sinh ra lực nhẹ - liên tục, tạo ra các di chuyển sinh lý liên tục của răng, giảm thiểu ma sát phát sinh giữa dây cung và rãnh (khe) mắc cài, giúp răng đều nhanh hơn, đạt hiệu quả chỉnh nha tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị, ít đau và khó chịu hơn.
  • Đọc chỉ số Torque chính xác từ đó kiểm soát độ Torque (độ nghiêng trong ngoài chân răng) dễ dàng và chính xác.
  • Kiểm soát tỷ lệ momen-lực giúp các răng được nâng đỡ trong xương ổ răng.

3.2. Dây cung niềng răng từ hợp kim kim loại quý

Một số hợp kim từ kim loại quý như: vàng, bạc, bạch kim… đã được nhà khoa học Edward Angle sử dụng trong nha khoa từ năm 1887. Dây cung làm từ các hợp kim này có khả năng chống mài mòn tốt, có độ đàn hồi cao, tuy nhiên, chi phí để sử dụng loại dây cung này lớn hơn các loại dây cung khác.

Thành phần chính của dây làm bằng kim loại quý sẽ là: Bạch kim (5 – 10%), Palladi (5 – 10%), Niken (1 – 2%),  Vàng (55% – 65%) và Đồng(11 – 18%).

3.3. Dây cung Stainless Steel (Dây cung thép không gỉ)

Dây cung Stainless Steel được sử dụng lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1929. Đây là loại dây cung đầu tiên có thể thay thế loại dây cung hợp kim quý để giảm thiểu chi phí niềng răng. Dây cung từ thép không gỉ có chi phí rẻ hơn nhiều so với dây cung từ kim loại quý kể trên.

Dây cung từ thep không gỉ cũng cứng chắc và không bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng, có độ đàn hồi cao nên có thể hoạt động hiệu quả trong quá trình niềng răng. Thành phần chính của dây cung thép không gỉ bao gồm: 17 – 25% Chromium, 8 – 25% Niken và 1 – 2% Carbon.

3.4. Dây cung niềng răng bằng Cobalt – Chromium

Loại dây cung này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1950 với thành phần chính bao gồm: 40% coban, 20% crom, 16% sắt, 15% niken. Dây cung Cobalt - Chromium có ưu điểm tạo ra lực kéo mạnh tuy nhiên lại không cứng chắc như các loại dây cung khác nên không sử dụng được cho các trường hợp răng lệch lạc nặng, phức tạp. Vì thế, ngày nay rất ít nha khoa sử dụng loại dây cung này để niềng răng cho khách hàng.

3.5. Dây cung Titan – Beta (TMA)

Dây cung Titan - Beta có thành phần bao gồm: 79% Titanium, 11% Molypden, 6% Zirconium và 4% Tin. Loại dây cung này có thể tăng hoặc giảm chiều dài trong quá trình niềng răng cho bệnh nhân và mang lại hiệu quả chỉnh nha tương đối tốt.

Kết luận:

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha tại nha khoa Lạc Việt Intech về các loại dây cung niềng răng thường dùng trong chỉnh nha và công dụng của chúng ở từng giai đoạn. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần tư vấn về tình trạng răng hãy liên hệ hotline 19006421 hoặc đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám miễn phí.

Lê Thị Bích Phương

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn