Kết quả tra cứu
Quản trị viên
23/08/2024
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, mắc cài của bạn có thể bị bong ra. Lí do là bởi chất keo gắn mắc cài trên răng không có tác dụng gắn vĩnh viễn, mục đích là để khi kết thúc quá trình niềng răng bác sĩ có thể tháo mắc cài được, vì vậy với lực tác động lớn trong khi đeo mắc cài, chúng hoàn toàn có thể bị bung ra khỏi răng.
Nếu mắc cài bị bung ra khỏi dây cung mà bạn không biết kịp thời để lấy nó ra khỏi miệng, rất có thể bạn sẽ nuốt nó vào trong bụng. Dưới đây là những vấn đề có thể gặp phải khi bạn chẳng may nuốt mắc cài:
Khi mắc cài bị nuốt vào trong bụng, nó sẽ đi qua quãng đường giống như quãng đường của thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nếu mắc cài của bạn được làm từ kim loại hay có các cạnh sắc nhọn, kết hợp với các chuyển động vật lý của các cơ quan để đẩy thức ăn đi, mắc cài có thể có sát vào niêm mạc gây ra các tổn thương. Các cơ quan mà chúng có thể gây cọ sát là:
Khi mắc cài gây ra các vết xước trên niêm mạc đường tiêu hóa, vi khuẩn có thể xâm nhập qua đó và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu vết xước nhỏ, cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể tự sửa chữa, tuy nhiên nếu tổn thương lớn hoặc vi khuẩn hoạt động quá mạnh, vùng viêm nhiễm sẽ lan rộng.
Khi phản ứng viêm diễn ra mạnh, bạn có thể cảm thấy:
Tuy rằng những tổn thương nói trên có thể xảy ra, nhưng tỉ lệ vô cùng hiếm. Lí do là bởi thiết kế của mắc cài hiện nay đang ngày càng được cải thiện để hướng đến sự an toàn cho bệnh nhân. Các góc cạnh của mắc cài được làm tròn, làm bóng trơn nhẵn hạn chế các nguy cơ tổn thương.
Vì vậy đa số các trường hợp nuốt mắc cài vào trong bụng đều an toàn, cơ thể sẽ tự đào thải chúng ra qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên bạn không nên vì lí do này mà chủ quan, vì “phòng còn hơn chữa” phải không nào?
Chắc hẳn bạn nào đang niềng răng cũng được bác sĩ dặn dò những cách ăn uống, vệ sinh răng miệng để đảm bảo mắc cài không bị bung ra. Lý do bác sĩ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn mắc cài chính là nếu chúng bị bung ra khỏi bề mặt thân răng thì quá trình điều trị sẽ bị gián đoạn.
Mắc cài đóng vai trò là điểm tác động lực dịch chuyển răng trong quá trình chỉnh nha, nếu mắc cài không gắn trên răng nữa thì nghĩa là răng không nhận được lực nữa, khi đó sự dịch chuyển răng sẽ dừng lại. Đặc biệt, trong những giai đoạn quan trọng như đóng khoảng, tinh chỉnh, nếu mắc cài bị bong thì thời gian sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đầu tiên, hãy thật bình tĩnh, bạn không cần phải cố tìm cách để tạo phản xạ nôn, ói để lấy mắc cài ra. Động tác này có thể khiến cho mắc cài dễ gây tổn thương niêm mạc hơn.
Theo dõi triệu chứng đau trên các cơ quan của đường tiêu hóa. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, rát họng, khoang miệng, dần dần sốt cao, đau các vùng thuộc hệ tiêu hóa, nhức nhối ở dạ dày, quặn thắt bụng dưới,…, hãy báo với bác sĩ của bạn để nhận được lời khuyên. Có thể bạn sẽ cần đến bệnh viện để được kiểm tra chuyên sâu.
Nếu bạn không cảm thấy đau hay khó chịu gì, hãy cố gắng ăn đồ ăn mềm, nhiều chất xơ để giảm nguy cơ cọ sát mắc cài. Việc còn lại là chờ đợi cơ thể tự đào thải mắc cài qua đường tiêu hóa sau một vài ngày bạn nhé!
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giảm bớt lo lắng hơn khi chẳng may nuốt mắc cài vào bụng. Hãy bình tĩnh và lắng nghe cơ thể mình nhé. Nếu bạn cần trợ giúp, hãy liên hệ với chúng tôi.
Tin cùng chủ đề