Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Đeo trong bao lâu? Ưu nhược điểm từng loại

Nguyễn Hoàng Giang

13/01/2023

Sau khi tháo niềng, bác sĩ thường chỉ định bạn cần đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hàm duy trì là gì? Vì sao cần đeo nó sau khi niềng răng và cần đeo trong bao lâu.

1. Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Tại sao phải đeo?

Hàm duy trì là khí cụ được chỉ định sử dụng sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Nó được coi là điều kiện bắt buộc phải thực hiện để duy trì kết quả niềng răng. Bởi khi vừa tháo niềng, các răng đang đà dịch chuyển sẽ chưa thể ổn định ngay tại vị trí mới.

Loại hàm này là khí cụ để hỗ trợ các răng ổn định chắc chắn trong cung hàm, ngăn ngừa các răng tiếp tục di chuyển hay chạy lại về vị trí cũ.

Thực tế đã cho thấy, không ít trường hợp không đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ hoặc thậm chí không sử dụng dẫn đến tình trạng răng bị di chuyển xô lệch hay chạy lại vị trí trước đó khiến cho kết quả niềng răng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do các áp lực của mô mềm trong suốt quá trình niềng răng, cùng với đó là xương và răng đang quen với sự di chuyển nên chưa thể cố định hoàn toàn ngay khi tháo niềng mà vẫn sẽ di chuyển theo quán tính. Chính vì thế, bạn cần đeo hàm duy trì để giữ răng ở vị trí hiện tại đến khi răng và xương đã ổn định chắc chắn.

hàm duy trì

Hàm duy trì giúp ổn định răng và xương sau khi kết thúc quá trình niềng răng

2. Ưu - Nhược điểm của từng loại hàm duy trì trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay có hai loại hàm duy trì chính: hàm trong suốt và hàm kim loại (trong đó có hàm kim loại cố định và hàm kim loại tháo lắp). Mỗi loại hàm này đều có ưu - nhược điểm riêng. Bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây để có lựa chọn phù hợp cho mình.

2.1. Hàm duy trì trong suốt

Hàm duy trì trong suốt được làm bằng nhựa trong suốt nha khoa an toàn cho cơ thể. Nó có hình dáng giống khay niềng trong suốt hoặc máng tẩy trắng răng. Nó được thiết kế dựa trên dấu hàm của từng người và có thể tháo lắp dễ dàng.

hàm duy trì trong suốt

Hàm duy trì trong suốt

Ưu điểm hàm duy trì trong suốt:

  • Ôm khít thân răng nên rất dễ chịu trong quá trình sử dụng, không gây cộm vướng hay bất kỳ khó chịu nào.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình đeo.
  • Có thể tháo lắp khi ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng như khay hàm duy trì.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao hơn các loại hàm duy trì khác.
  • Nếu người dùng quên không đeo sau khi tháo ra có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

2.2. Hàm duy trì kim loại cố định răng

Hàm duy trì cố định răng được làm từ một sợi dây thép với nhiều kích cỡ khác nhau (tùy thuộc vào người niềng răng) và có thể dạng thẳng hoặc dạng xoắn. Thông thường chúng sẽ được gắn vào mặt trong của các răng 1, răng 2, răng 3 bằng composite.

Loại hàm này được gắn cố định trên răng nên bạn không thể tự tháo lắp như các loại hàm duy trì khác. Nếu muốn tháo bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ.

hàm duy trì cố định

Hàm duy trì kim loại cố định răng

Ưu điểm:

Hiệu quả duy trì cao do cố định trên răng 24/24. Loại hàm duy trì này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp cần nhổ răng để niềng răng.

Nhược điểm:

Được gắn bằng composite nên trong quá trình sử dụng nếu không cẩn thận có thể xảy ra bung tuột không mong muốn

2.3. Hàm duy trì kim loại tháo lắp

Hàm duy trì kim loại tháo lắp được làm từ một đoạn dây kim loại mảnh được các bác sĩ gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc phía dưới lưỡi của người niềng.

đeo hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì kim loại tháo lắp

Ưu điểm:

  • Có độ ổn định cao, cứng chắc nên mang lại hiệu quả cực cao.
  • Bạn chỉ cần sử dụng một hàm duy trì duy nhất trong suốt quá trình.
  • Bạn có thể tự tháo lắp trong trường hợp cần thiết.
  • Thuận lợi cho quá trình vệ sinh răng miệng.

Nhược điểm:

  • Vài ngày đầu bạn có thể chưa quen với nó nên cảm thấy cộm vướng.
  • Trong một số trường hợp có thể gây kích ứng với mô mềm như môi, nướu…
  • Hàm duy trì kim loại lộ khá rõ trên răng nên người khác có thể nhận ra khi nói chuyện.

3. Răng sau khi niềng cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Tùy tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định thời gian đeo hàm duy trì khác nhau. Thời gian tối thiểu là 6 tháng. Ở giai đoạn đầu bạn sẽ cần đeo liên tục 24/24 để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Sau đó, bạn có thể giảm bớt thời gian đeo nó và chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ.

Một số trường hợp được bác sĩ khuyên thời gian đeo hàm duy trì nên tương đương với thời gian niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất. Khi răng và xương đã hoàn toàn ổn định thì bác sĩ sẽ chỉ định không cần đeo nó nữa. Bạn cũng cần tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi kết quả được sát sao và xử lý kịp thời khi có vấn đề đột xuất.

4. Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng:

Để mang lại hiệu quả tốt nhất, khi đeo hàm duy trì bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau:

4.1. Đeo hàm duy trì đúng cách:

Đây là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả mà nó mang lại. Bạn cần đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đeo liên tục trong 6 tháng đầu sau đó có thể giảm bớt dần cho đến khi răng đã hoàn toàn ổn định thì có thể tháo bỏ và hoàn tất quá trình niềng răng.

4.2. Vệ sinh răng miệng khi đeo hàm duy trì:

Với loại hàm tháo lắp vấn đề vệ sinh sẽ dễ dàng hơn vì có thể tháo ra để vệ sinh răng cũng như hàm duy trì sau đó lại lắp vào và sử dụng tiếp. Với trường hợp bạn sử dụng loại cố định thì có thể sử dụng máy tăm nước hoặc bàn chải kẽ để làm sạch răng, tránh thức ăn bám lại trên hàm duy trì gây nguy cơ bệnh lý răng miệng, hơi thở có mùi.

4.3. Tái khám theo chỉ định của bác sĩ:

Khi đã được tháo niềng và đeo hàm duy trì bạn vẫn cần đến tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ có thể kiểm soát tốt nhất tình trạng răng sau khi tháo niềng. Bạn yên tâm vì khoảng cách giữa các lần tái khám sau niềng sẽ xa hơn nhiều so với khi đang niềng răng.

4.4. Cách chăm sóc khi đeo hàm duy trì:

Đeo hàm duy trì cũng tương tự như khi niềng răng, bạn không nên ăn đồ quá dai cứng và lưu ý một số điều sau:

  • Không tháo hàm duy trì ra nếu không thật sự cần thiết.
  • Bảo quản nó trong hộp đựng chuyên dụng khi không đeo, tránh làm mất.
  • Không dùng giấy ăn bọc hàm duy trì.
  • Không dùng lực mạnh và nước nóng khi vệ sinh loại hàm này.
  • Không để hàm duy trì ở nơi có nhiệt độ cao.
  • Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh, ngâm rửa bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Khi làm sạch bằng giấm thì không nên ngâm quá 5 phút, axit trong giấm có thể làm hỏng khay duy trì trong suốt.

Xem chi tiết: Cách vệ sinh hàm duy trì hiệu quả

Kết luận:

Trên đây là những thông tin hữu ích về hàm duy trì và những lưu ý cần thiết khi sử dụng nó. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể lựa chọn được thêm những kiến thức phù hợp để mang lại kết quả niềng răng tốt nhất. Nếu cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ 19006421 để được giải đáp ngay và hoàn toàn miễn phí.

Phạm Thị Thùy Dung

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn