Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha

Nguyễn Hoàng Giang

21/09/2024

Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mắc cài (Dental braces/brackets)

Khí cụ không thể thiếu đầu tiên trong điều trị chỉnh nha bằng mắc cài chính là mắc cài. Mắc cài là một hệ thống các hạt nhỏ được thiết kế một cách tinh vi với các thông số khác nhau cho từng răng khác nhau. Chúng được dùng để làm điểm tác động lực lên thân răng, vì vậy trong cả quá trình niềng răng, mắc cài được gắn chặt lên thân răng mà bệnh nhân không thể tự tháo ra. Chính vì lí do này, niềng răng cài kim loại hay sứ còn được gọi là chỉnh nha cố định.

Mắc cài có thể làm từ kim loại, có thể làm từ sứ hoặc pha lê để đạt được tính thẩm mỹ cao hơn. Liên quan đến cơ chế hoạt động, ta có hai dòng mắc cài bao gồm mắc cài buộc chun và mắc cài tự động.


Mắc cài là khí cụ không thể thiếu trong khi niềng răng

Dây cung (Arch Wire)

Dây cung là khí cụ tạo lực chủ yếu trong niềng răng bằng mắc cài. Trong quá trình dịch chuyển răng, dây cung được cố định vào trong các mắc cài bằng chun buộc hoặc nắp khóa tự động, từ đó tùy thuộc vào đặc tính của dây cung mà tạo ra các lực khác nhau.

Hiện nay có rất nhiều vật liệu chế tạo ra dây cung với các đặc điểm về độ cứng, độ đàn hồi,…khác nhau đòi hỏi bác sĩ niềng răng có trình độ cao và giàu kinh nghiệm sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.


Dây cung củng là một khí cụ khá phổ biến trong chỉnh nha

Khâu (band)

Khâu là một vòng kim loại mỏng được thiết kế theo kích thước thân răng, mặt ngoài hoặc mặt trong của khâu được gắn mắc cài hoặc ống luồn để dây cung đi qua, có tác dụng tương tự như mắc cài nhưng chắc chắn hơn. Tuy vậy, khâu không thẩm mỹ do nó ôm hết toàn bộ thân răng. Chính vì lí do này, khâu thường được gắn ở vùng răng hàm lớn, vì những vùng này chịu lực ăn nhai mạnh, nếu gắn các hạt mắc cài nhỏ thì chúng rất dễ bị bong, hơn nữa, yêu cầu thẩm mỹ ở vùng răng sau cũng không quá lớn.

Tuy nhiên việc gắn khâu cần có thao tác đặt chun tách kẽ trước đó thường gây đau và khó chịu cho bệnh nhân, hơn nữa khâu còn có nguy cơ gây dắt thức ăn và sâu răng, vì vậy, hiện nay tùy từng quan điểm điều trị mà bác sĩ của bạn có thể dùng khâu hoặc không.


Khí cụ khâu tùy thuộc mức độ điều trị mà mỗi bệnh nhân có thể gắn hoặc không

Minivis (Miniscrew)

Minivis là một trong nhiều loại khí cụ neo chặn tạm thời (TADs) được sử dụng ngày càng phổ biến trong niềng răng. Đây là một trụ kim loại hình xoắn ốc có kích thước nhỏ với đường kính từ 1.4-2mm, chiều dài 6-12mm được đặt vào trong xương hàm ở các vị trí khác nhau, với tác dụng làm điểm neo chặn tuyệt đối để tác động lực lên các răng. Với sự hỗ trợ của minivis, răng sẽ dịch chuyển theo hướng dễ tiên lượng hơn và tránh được các chuyển động không mong muốn.

Có thể dùng minivis để đóng khoảng nhổ răng, đánh lún, dựng trục, di xa toàn hàm,…


Khí cụ Minivis khá phổ biến trong khi niềng răng(chỉnh nha)

Chun (Thun)


Dây chun còn có tên gọi khác là dây thun giúp giữ mắc cài chặt hơn
  • Chun tại chỗ – chun rời (Elastics module)

Đây là loại chun được dùng để cố định dây cung vào rãnh mắc cài đối với dòng mắc cài kim loại buộc chun. Chun này có đặc điểm thoái lực theo thời gian, vì vậy bác sĩ của bạn cần thay chun định kì để đảm bảo đủ lực tác dụng lên răng.

  • Chun liên hàm (Elastics band)

Loại chun kéo được thiết kế với đường kính và độ dày thích hợp để khi kéo tạo ra một lực nhất định đã được tính toán trước. Cũng giống như chun tại chỗ, chun liên hàm cũng thoái lực và yêu cầu phải thay định kì. Thông thường chun sẽ được dùng để kéo đóng khoảng, kéo chỉnh khớp cắn hoặc dựng trục các răng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tự thay chun tại nhà để tiết kiệm thời gian tái khám.

Lò xo (Srping)


Khí cụ lò xo có tác dụng trong giai đoạn đóng khoảng nhổ răng
  • Lò xo đóng (Closing spring):

Loại lò xo này được thiết kế để khi kéo giãn ra với độ dài nhất định, với tính đàn hồi cao của lò xo, nó sẽ có xu hướng trở về hình dạng ban đầu, từ đó tạo ra lực kéo nhất định. Lò xo đóng thường dùng trong giai đoạn đóng khoảng nhổ răng, hoặc di xa toàn hàm.

  • Lò xo mở (Open Spring):

Tương tự với lò xo đóng, lò xo mở cũng tận dụng đặc tính đàn hồi của lò xo. Tuy nhiên, với lò xo mở khoảng, khi kích hoạt thì bác sĩ tạo một lực nén nhất định lên các vòng lò xo, từ đó khoảng được mở dần ra cho đến khi đạt được vị trí mong muốn.

Dây duy trì (Fixed lingual retainer)

Dây duy trì là khí cụ được sử dụng ở giai đoạn cuối của điều trị, kéo dài đến sau khi tháo mắc cài từ 1-3 năm. Dây được dán cố định ở mặt trong nhóm răng trước nhằm duy trì vị trí của chúng sau khi tháo mắc cài. Dây duy trì có thể bong ra trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng, khi đó bạn cần quay lại phòng khám để nhờ các bác sĩ dán chắc lại


Khí cụ dây duy trì sử dụng vào cuối giai đoạn niềng răng

Hàm duy trì (Removable retainer)


Hàm duy trì giúp răng ổn định sau khi tháo mắc cài

Cùng với dây duy trì, hàm duy trì cũng là một khí cụ giúp ổn định vị trí răng sau tháo mắc cài. Có nhiều loại hàm duy trì (máng trong suốt, hàm Hawley,…) nhưng chúng đều có đặc điểm chung là có thể tháo lắp được, và hầu hết các trường hợp bạn chỉ cần đeo chúng vào ban đêm. Vì vậy hàm duy trì không gây quá nhiều bất tiện cho người sử dụng.

Trên đây là các khí cụ niềng răng mắc cài bạn nên biết để hiểu rõ hơn về quá trình niềng răng của mình. Nếu bạn còn thắc mắc về loại khí cụ chỉnh nha nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Niềng răng ảnh hưởng tướng số hay không? Giải mã chi tiết
Dân gian có câu “Cái răng cái tóc là góc con người” – theo văn hóa phương Đông, người ra cho rằng hàm răng liên quan rất nhiều đến tướng số. Vì vậy, nhiều khách hàng tìm đến niềng răng để có được cuộc sống thuận lợi, suôn sẻ hơn. Vậy niềng răng ảnh hưởng đến tướng số hay không? Hãy cùng đọc tiếp bài viết này của chúng tôi nhé!

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn