Khớp cắn ngược là gì? 3 Cách điều trị hàm cắn ngược hiệu quả

Nguyễn Hoàng Giang

06/01/2023

Khớp cắn ngược là khuyết điểm về răng phổ biến, vừa gây mất thẩm mỹ, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này có khá nhiều phương pháp khắc phục, tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân móm mà có các cách điều trị hiệu quả.

1. Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược là dạng sai lệch khớp cắn hạng III hay còn gọi là răng móm. Bạn có thể dễ dàng nhận biết sai lệch này bằng mắt thường, khi vòm hàm dưới phủ lên vòm hàm trên, khuôn mặt có thể bị lệch trái hoặc sang phải.

Móm răng không chỉ gây mất thẩm mỹ, mất tự tin trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai cũng như khả năng phát âm...

hàm cắn ngượcHàm dưới trùm lên hàm trên

Cách nhận biết khớp cắn ngược theo góc sọ nghiêng. Cụ thể:

- Góc xương hàm trên (SNA): là thông số để đánh giá vị trí của xương hàm trên theo chiều trước sau so với nền sọ trước. Giá trị trung bình của góc SNA = 820 ± 20. Nếu SNA < 80, hàm trên bị lùi phía sau (móm).

- Góc xương hàm dưới (SNB): là thông số để đánh giá tương quan của hàm dưới theo chiều trước sau so với nền sọ trước. Giá trị tiêu chuẩn là 780 ± 20. Nếu SNB > 800 có nghĩa là hàm dưới nhô ra trước.

- Góc tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới (ANB): đây là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa lệch lạc xương của hai hàm (ANB =  SNA -SNB). Giá trị tiêu chuẩn của góc ANB là 20 ± 20. Nếu, ANB < 00 sẽ là sai lệch khớp cắn loại III do xương.

2. 4 Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn ngược

2.1. Yếu tố di truyền

Theo thống kế, chỉ có 30% nguyên nhân do các yếu tố bên ngoài gây ra khớp cắn ngược. Còn lại 70% trường hợp móm là do di truyền.

Nếu trong gia đình của bố mẹ, ông bà bị móm, tỷ lệ trẻ sinh ra bị móm là rất cao do cấu trúc gen.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Xue F và cộng sự chỉ ra rằng, đã có sự liên kết mật thiết giữa yếu tố di truyền và sự phát triển của xương hàm mặt, trong đó có lệch lạc khớp cắn loại III.

2.2. Những thói quen xấu từ bé

Trẻ nhỏ thường có những thói quen như đẩy lưỡi, mút ngón tay, ngậm ti giả, chống cằm... Sẽ dẫn đến tình trạng xô lệch hàm dưới, gây ra móm. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý tránh trẻ con khỏi các thói quen xấu này. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển răng của con, nhất là trong giai đoạn thay răng sữa.

2.3. Cấu trúc xương hàm lệch lạc

Sự phát triển bất thường của cơ thể trong giai đoạn từ 12 - 18 tuổi có thể là nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược. Bởi, thời điểm này cung hàm dưới phát triển triển quá mức hoặc cung hàm trên phát triển chậm hơn, dẫn đến lệch lạc giữa răng và hàm.

2.4. Răng và xương mất cân đối

Không hiếm những trường hợp răng móm là do sự mất cân bằng giữa xương và răng. Trên thực tế khi xương hàm quá lớn so với răng sẽ gây ra hiện tượng móm. Ngược lại, xương hàm quá nhỏ sẽ khiến răng nhô ra hoặc mọc chen chúc lên nhau.

3. Răng cắn ngược có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp phải

Răng cắn ngược nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của bệnh nhân. Cụ thể:

răng cắn ngượcRăng móm gây mất tính thẩm mỹ gương mặt

3.1. Tính thẩm mỹ

Đây chính là nguyên nhân mà khiến nhiều bệnh nhân tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ nha khoa. Những người bị móm thường có đặc trưng là khuôn mặt tầng giữa thường bị lép hơn so với hai tầng mặt còn lại, môi trên bị lép ra sau, môi dưới nhô ra trước.

Đồng thời, xương hàm trên bị lép, xương hàm dưới nhô ra quá nhiều làm cho khuôn mặt bị gãy. Điều này khiến nhiều khách hàng khá tự ti về khuôn mặt thẩm mỹ mặt ngoài

3.2. Khả năng ăn nhai

Với khớp cắn bình thường, độ cắn chùm, cắn chìa thường dao động từ 1 - 2mm. Tuy nhiên, đối với trường hợp móm, răng cửa hàm trên lùi hẳn vào bên trong làm cho độ cắn chìa, cắn chùm không được bình thường, hạn chế khả năng cắn, xé thức ăn.

3.3. Phát âm

Đối với tình trạng răng móm từ trung bình cho đến nặng sẽ thường gặp khó trong việc phát âm, bởi vị trí đặt lưỡi không được như bình thường. Do đó, có một số từ phát âm sẽ không chuẩn.

3.4. Bệnh lý hàm mặt

Các cơ hai bên của những trường hợp bị móm sẽ co kéo bất thường khiến xuất hiện tình trạng mỏi cơ. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến tình trạng đau khớp thái dương hàm.

4. Khớp cắn ngược phải làm sao? 3 Cách điều trị hàm cắn ngược hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân do xương hay do răng, mức độ đơn giản hay phức tạp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân bị khớp cắn ngược.

4.1. Bọc răng sứ

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp móm nhẹ do răng. Bác sĩ sẽ tiến hành mài 5 mặt răng hàm dưới bị chìa ra ngoài sao cho đều đặn và thẳng đứng trên cung hàm. Sau đó, gắn mão răng sứ đã được thiết kế màu sắc và hình dáng tương tự răng thật lên các trụ răng đã mài và kết thúc quá trình điều trị.

Bọc răng sứ có thời gian điều trị ngắn, chỉ sau 3 - 5 ngày và cho  hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, do sự xâm lấn răng thật nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp này để khắc phục tình trạng răng móm.

4.2. Niềng răng

Niềng răng khớp cắn ngược là phương pháp mang lại hiệu quả cao và được ưa chuộng nhất trong điều trị và khắc phục khớp cắn ngược. Thông qua các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, khay niềng được gắn lên bề mặt răng, răng sẽ được tác động bằng lực kéo bền bỉ, di chuyển được thân răng và xương ổ răng về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm.

điều trị khớp cắn ngượcKhắc phục răng móm bằng niềng răng

Khác với bọc răng sứ, niềng răng không xâm lấn đến răng thật, điều này giúp nướu, xương, răng tránh việc bị tổn thương. Do đó, sau khi tháo niềng, hàm răng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, đáp ứng tốt chức năng ăn nhai.

4.3. Phẫu thuật

Với tình trạng khớp cắn ngược do xương, phẫu thuật là phương pháp bắt buộc và duy nhất mang lại hiệu quả triệt để. Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp lên xương hàm, cắt một phần xương hàm dưới rồi đẩy lùi hàm về phía sau sao cho khớp cắn hai hàm đạt tỉ lệ chuẩn.

Phẫu thuật chỉnh hàm móm có thời gian điều trị nhanh chóng, mang lại khuôn mặt cân đối. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện nhằm tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

5. Lưu ý cần biết khi điều trị khớp cắn ngược

Bạn cần tìm hiểu thật kỹ những lưu ý điều trị khớp cắn ngược trước, trong và cả sau khi thực hiện để đảm bảo đạt kết quả như ý. Cụ thể:

  • Xác định đúng tình trạng răng miệng: móm do răng, do xương, do xương và răng
  • Lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ càng, đúng cách.
  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Để hiểu chi tiết hơn về tình trạng răng móm và khớp cắn ngược, bạn có thể theo dõi video dưới đây:

5.1. Điều trị khớp cắn ngược bao nhiêu tiền?

Điều trị khớp cắn ngược bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn.

  • Trong trường hợp bạn sử dụng phương pháp bọc răng sứ để khắc phục tình trạng răng móm. Chi phí điều trị sẽ từ 2 triệu/răng, tùy thuộc vào số lượng răng cần bọc;
  • Phẫu thuật chỉnh hàm để khắc phục, chi phí điều trị sẽ khoảng từ 80 triệu Đồng, tùy thuộc vào phương pháp điều trị và mức độ móm;
  • Chi phí niềng răng để khắc phục khớp cắn ngược sẽ dao động từ 30 - 160 triệu/ case, tùy vào loại niềng răng và tình trạng răng miệng.

 Để có thể biết chính xác con số mà bạn phải chi trả để khắc phục tình trạng khớp cắn ngược, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và đánh giá tình trạng sai lệch, từ đó đưa cho bạn chi phí chuẩn nhất.

5.2. Chỉnh nha khớp cắn ngược ở đâu uy tín?

Mặc dù niềng răng mang lại hiệu quả cao trong điều trị răng móm, thế nhưng để tránh tiền mất tật mang, khách hàng nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện.

Nha khoa Lạc Việt Intech với gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chỉnh nha thẩm mỹ đã thực hiện thành công hơn 10.000 case thẩm mỹ răng hàm mặt. Đây là địa chỉ hàng đầu của nhiều khách hàng gặp tình trạng móm hoặc các sai lệch khác về răng.

điều trị khớp cắn ngược bao nhiêu tiền

Niềng răng móm bằng công nghệ X - Matrix tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Hiện nay, mọi trường hợp chỉnh răng móm tại Lạc Việt Intech đều được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi, tay nghề cao cùng sự hỗ trợ của công nghệ, trang thiết bị hiện đại.

Trong đó, sự kết hợp giữa công nghệ niềng răng X - Matrix cùng hệ thống mắc cài 3M giúp quá trình điều trị rút ngắn, x2 hiệu quả, không đau, không tái phát.

Kết luận:

Khớp cắn ngược gây ra những tác động xấu đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt. Tùy thuộc vào nguyên nhân móm mà có các phương pháp khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên đến thăm khám tại nha khoa để bác sĩ có thể thăm khám, kiểm tra và lựa chọn cách điều trị tốt nhất.

Lê Thị Bích Phương

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn