Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là gì? Bật mí 2 cách chỉnh khớp cắn ngược cho bé

Quản trị viên

08/01/2023

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là một trong những triệu chứng của sai lệch khớp cắn hạng III làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ khiến trẻ tự ti trong giao tiếp hằng ngày. Chính vì thế, các bậc phụ huynh rất quan tâm tình trạng này.

1. Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là gì? Những triệu chứng biểu hiện

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là dạng sai lệch tương quan giữa hai hàm răng, thường xảy ra trong quá trình mọc răng sữa hoặc trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn của trẻ.

chỉnh khớp cắn ngược cho bé

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Bạn có thể dễ dàng quan sát tình trạng trẻ bị móm thông qua các dấu hiệu được thể hiện rõ rệt trên khuôn mặt và trong miệng như sau:

  • Khuôn mặt dạng lõm, khi nhìn nghiêng cằm dài nhô ra phía trước và không cân xứng với khuôn mặt và hàm trên. Đồng thời, môi dưới trông dày hơn và môi trên bị lõm xuống.
  • Răng cửa hàm dưới phủ lên răng cửa hàm trên và khi trẻ cười, bố mẹ sẽ không nhìn thấy được răng cửa hàm trên. 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi xin phép đưa ra 3 nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ bị móm. Cụ thể:

2.1. Di truyền

Trong gia đình, dòng họ cùng huyết thống có những người bị móm, ví dụ như bố, mẹ hay ông bà thì con cái có khả năng cao bị khớp cắn ngược. Gen di truyền sẽ tác động lên sự phát triển của xương hàm dưới khiến hàm dưới phát triển quá phát dẫn đến trẻ bị móm.

2.2. Những thói quen trong thời thơ ấu

Một số thói quen trong thời thơ ấu của trẻ có thể dẫn đến móm như:

  • Mút ngón tay cái
  • Sử dụng núm vú giả sau 3 tuổi
  • Bú bình sau khi trẻ sơ sinh
  • Thở miệng.

2.3. Do mất răng sữa sớm

Thông thường, hoạt động ăn nhai sẽ kích thích rất tốt cho sự phát triển của xương hàm. Thế nhưng, tình trạng mất răng sữa sớm, nhất là những vùng răng có chức năng ăn nhai (răng cối sữa) sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai ở trẻ, khiến xương hàm chậm phát triển.

Trẻ sẽ sử dụng các răng mới mọc hoặc cố gắng đưa hàm dưới phía trước để nhai. Hoạt động này được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày sẽ gây ra tình trạng cắn ngược chứng năng ở trẻ nhỏ.

3. Những ảnh hưởng của khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ:

Trẻ bị móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn tác động đến tương lai sau này của trẻ.

3.1. Suy giảm chức năng ăn nhai

Khớp cắn ngược khiến cho hàm răng của trẻ bị sai lệch nghiêm trọng, không cắn khít gây cản trở đến quá trình ăn nhai. Thức ăn không được nghiền nát sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

3.2. Gây mất thẩm mỹ

Trẻ bị móm trong thời kỳ răng sữa nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến khớp cắn ngược ở răng vĩnh viễn. Tình trạng này càng rõ rệt khi trẻ lớn lên, lúc này xương hàm rộng dần, khiến khuôn mặt trẻ trở nên lưỡi cày, mất cân đối dẫn đến mất tự tin trong giao tiếp.

trẻ bị khớp cắn ngược

Khuôn mặt của trẻ kém thẩm mỹ do khớp cắn ngược

3.3. Ảnh hưởng tới phát âm

Cấu trúc hàm bị ngược ở những trẻ bị móm sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Trẻ sẽ không thể phát âm tròn vành rõ chữ một số từ, hoặc gặp tật nói ngọng, nói lắp khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp.

4. 2 phương pháp điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ tốt nhất:

Theo nhiều nghiên cứu thế thới, móm là tình trạng cần phải được can thiệp càng sớm càng tốt, nhất. Trong đó, 6 - 12 tuổi được coi là độ tuổi vàng để bác sĩ có thể can thiệp vào sự phát triển của xương hàm.

Nếu qua giai đoạn này, trẻ vẫn có thể can thiệp bằng chỉnh nha, tuy nhiên sẽ không đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu mà chỉ cải thiện được vấn đề về khớp cắn, giúp răng hàm trên phủ ra ngoài hàm dưới.

Sau đây là 2 phương pháp điều trị khớp cắn ngược ở trẻ tốt nhất:

4.1. Niềng răng

Theo các chuyên gia về chỉnh nha, việc niềng răng khớp cắn ngược cho trẻ được thực hiện hoàn hảo nhất ở giai đoạn khi răng vĩnh viễn (ở độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi) đã mọc lên đầy đủ nhưng lúc này xương hàm của các em còn mềm chưa hoàn thiện.

Sau quá trình niềng răng thì xương hàm, răng và lợi của các em sẽ tiếp tục phát triển (với bé gái đến khi 16 tuổi, bé trai là 18 tuổi). Nên các bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm, trẻ sẽ có khớp cắn bình thường.

điều trị khớp cắn ngược ở trẻ emTrước và sau khi niềng răng móm

Niềng răng móm ở trẻ có thể được thực hiện bằng hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt invisalign. Thông qua hệ thống khí cụ chỉnh nha này, lực được tạo ra sẽ giúp răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm.

Niềng răng được đánh giá là kỹ thuật an toàn, không xâm lấn răng thật và mang lại kết quả vĩnh viễn. Do đó, các bậc phụ huynh sẽ dựa vào tình trạng móm răng của trẻ, khả năng tài chính của gia đình mà sẽ lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp cho con. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện, tránh để con mình phải đối diện với những nguy cơ xảy ra biến chứng trong quá trình niềng răng.

Để hiểu rõ hơn về khắc phục khớp cắn ngược ở trẻ bằng phương pháp niềng răng, bạn có thể theo dõi cụ thể video chia sẻ kiến thức của Nha khoa Lạc Việt Intech dưới đây: 

4.2. Hàm facemask

Trường hợp trẻ nhỏ có xương hàm dưới bình thường nhưng xương hàm trên kém phát triển thì bác sĩ nha khoa sẽ dùng khí cụ thông dụng để kích thích phát triển xương hàm trên. Trong đó, Face Mask là khí cụ phù hợp giúp trẻ đeo và kéo kích thích xương hàm trên ra phía trước kèm nong rộng cung hàm theo chiều ngang. 

Face Mask được áp dụng cho các trẻ dưới 12 tuổi, tận dụng điểm tựa ở trán và cằm thông qua hệ thống chun kéo vào hàm trên, kích thích xương hàm trên phát triển ra trước. Đồng thời, với điểm tựa ở cằm giúp xương hàm dưới xoay xuống dưới và lật ra sau, giúp nó bớt nhô ra phía trước.

Trẻ chỉ cần đeo khí cụ vào buổi tối trước khi đi ngủ, khoảng 8 - 10 tiếng/ngày, do đó sẽ không ảnh hưởng đến ăn uống, vệ sinh răng miệng hay sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Face Mask là phương pháp này nhẹ nhàng, dễ chịu cho bé mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Do đó, bố mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn phương pháp này để khắc phục khớp cắn ngược cho con.

5. Cách phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Để trẻ lớn lên với khuôn mặt hài hòa, hàm răng đều đẹp cùng nụ cười tự tin, các bậc phụ huynh nên:

  • Chú ý quan sát, theo dõi sát sao quá trình phát triển răng của trẻ, nhất là giai đoạn thay răng sữa
  • Loại bỏ thói quen xấu ở trẻ như mút tay, trượt hàm, nghiến răng,...
  • Nếu nhận thấy khớp cắn ngược do di truyền thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để điều trị
  • Thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, giúp phát hiện và điều trị sớm nếu như có sai lệch về răng.

Kết luận:

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã cung cấp kiến thức đầy đủ nhất cho các bậc phụ huynh về chủ đề khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ. Từ đó, giúp bố mẹ có thể nhận biết dễ dàng tình trạng sai lệch về răng của con mình và  lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bậc phụ huynh nào quan tâm đến dịch vụ niềng răng trẻ em tại Nha khoa Lạc Việt Intech, hãy liên hệ qua hotline 19006421 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Đoàn Thị Tuyết

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chương trình Ứng dụng laser trong điều trị bệnh lý mô mềm trong Răng Hàm Mặt
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chỉnh nha bằng máng trong suốt Invisalign do công ty Align Technology của Hoa Kỳ cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chương trình Ứng dụng số hóa trong chỉnh nha và những tiến bộ trong tạo hình xương hàm dưới bằng vạt xương mác có mạch nuôi

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn