Mất răng hàm, cửa niềng có được không vậy bác sĩ chỉnh nha?

Quản trị viên

23/08/2024

Mất răng hàm, răng cửa có niềng được không? Bởi tình trạng mất răng ngày càng phổ biến ở người trưởng thành gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bác sĩ chuyên môn có nhiều năm kinh nghiệm tại hệ thống nha khoa Lạc Việt Intech cung cấp thông tin chuyên sâu.

Cấu trúc răng một người trưởng thành

Số răng chuẩn của một người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng, chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Các răng được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm răng cửa,  nhóm răng nanh, nhóm răng  hàm nhỏ (tiền hàm) và nhóm răng hàm lớn.

Nhóm răng cửa (số 1 và 2) có 8 chiếc răng

Gồm 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới, có nhiệm vụ là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

null

Nhóm răng cửa (số 1 và 2) có 8 chiếc răng

Nhóm răng nanh (răng số 3) có 4 chiếc răng

Gồm 2 chiếc răng hàm trên và 2 chiếc răng hàm dưới, với nhiệm vụ chính dùng để kẹp và xé thức ăn.

null

Nhóm răng nanh (răng số 3) có 4 chiếc răng

Nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5) có 8 chiếc răng

Gồm 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới. Răng này được dùng để xé và nghiền nát thức ăn.

null

Nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5) có 8 chiếc răng

Nhóm răng hàm lớn (răng số 6,7 và 8) có 12 chiếc răng

Gồm 4 chiếc răng hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới, trong đó răng số 8 còn được gọi là răng khôn. Có nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.

null

Nhóm răng hàm lớn (răng số 6,7 và 8) có 12 chiếc răng

Nguyên nhân gây mất răng

Nguyên nhân 1: Do răng không được chăm sóc đúng cách: chải răng qua loa, có những thói quen xấu như ăn nhai các loại thực phẩm quá dai, quá cứng, thường xuyên tiêu thụ thức ăn chứa nhiều đường, hoặc axit

Nguyên nhân 2: Chứng mất răng bẩm sinh, mất răng do tai nạn (ngã xe hoặc chấn thương khi chơi thể thao…)

Nguyên nhân 3: Hoặc do tuổi tác. Răng cửa rất dễ bị chấn thương, đặc biệt là ở những người có hô răng.

Mất răng có niềng được không?

“Bị mất răng có niềng được không” là một băn khoăn rất lớn đối với những bạn đã mất răng và muốn mong muốn niềng răng để cải thiện thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng của mình.

Mất răng cửa có niềng được không?

Trường hợp mất răng vẫn có thể niềng răng, đó là dùng mắc cài, dây cung hoặc khay trong suốt để kéo răng đều lại với nhau. Tuy nhiên trong trường hợp không kéo lại được thì răng bị mất cần được trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ kết hợp khi niềng răng.

Ví dụ, trường hợp khách hàng có hô hai hàm, mất răng số 2 (răng cửa bên). Bác sĩ niềng răng có chỉ định thay thế răng số 3 cho răng số 2, răng số 4 thay thế cho răng số 3 và nhổ 3 răng số 4 ở 3 cung răng còn lại. Với phương pháp điều trị này, khách hàng vừa giảm hô vừa không cần trồng răng giả.

Tuy nhiên, để răng được phục hồi cấu trúc, hoàn thiện như ban đầu, bạn nên áp dụng các phương pháp phục hình răng sau khi niềng. Có thể áp dụng phương pháp dán veneer hay lại chụp sứ.

Ngược lại, trong các trường hợp khoảng trống của răng quá lớn, khách hàng không có răng thay thế. Bác sĩ sẽ giữ khoảng mất răng và sau khi hàm răng đã được niềng ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại chiếc răng bị mất bằng phương pháp cắm implant hoặc làm cầu răng.

null

Kết quả niềng răng đạt được trước và sau khi mất răng cửa

Mất răng hàm có niềng được không?

Câu trả lời là có. Răng hàm có chức năng rất quan trọng trong hoạt động ăn nhai. Khi mất răng hàm bạn cần tìm kiếm giải pháp phục hồi chúng càng sớm càng tốt. Một trong những giải pháp tối ưu chính là niềng răng.

Ví dụ răng hàm lớn thức nhất (răng số 6) là răng có tỉ lệ sâu răng và mất răng sớm rất lớn do là răng mọc đầu tiên trên cung hàm. Răng 6 mất lâu năm sẽ khiến các răng liền kề và răng đối diện mọc lệch lạc chiếm dần khoảng mất răng. Vậy câu hỏi đặt ra là mất răng lâu năm có niềng được không?

null

Kết quả khách hàng niềng răng móm tại Lạc Việt Intech

Trong một số trường hợp trục răng xung quanh thuận lợi, bác sĩ sẽ lên kế hoạch kéo khít các răng khỏe mạnh vào khoảng mất răng và dùng chúng để thay thế chức năng răng mất, ví dụ kéo răng số 7 và số 8 thay thế cho răng số 6 mất. Nếu việc kéo khít khó khăn hoặc bất khả thi, bác sĩ sẽ tác động lực đẩy để tạo lại khoảng phục hình cho răng mất. 

Để niềng răng, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp:

Giải pháp 1: Niềng răng mắc cài

Giải pháp 2: Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)

Hy vọng bài viết trên có thể mang lại những thông tin hữu ích, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc gọi tới số Hotline để được chúng ta giải đáp chi tiết hơn.

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

NIỀNG RĂNG BAO LÂU THÌ THAY ĐỔI? CÁC GIAI ĐOẠN CẦN BIẾT
Niềng răng không chỉ là phương pháp giúp hàm răng đều đẹp, mà còn mang lại những thay đổi đáng kể cho khuôn mặt trước và sau niềng răng cùng với sự thay đổi chức năng ăn nhai khi niềng răng. Rất nhiều người băn khoăn niềng răng bao lâu thì thay đổi, liệu những thay đổi đó có rõ rệt không, và quá trình này có gây đau đớn nhiều không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự thay đổi khi niềng răng, những cột mốc quan trọng, và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cũng như hiệu quả chỉnh nha.
CÁC GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG CHI TIẾT NHẤT BẠN NÊN BIẾT
Niềng răng là hành trình thay đổi nụ cười. Quá trình này giúp bạn có hàm răng đều đẹp. Niềng răng cần sự kiên trì và hiểu biết. Bạn cần nắm rõ các giai đoạn niềng răng. Điều này giúp bạn an tâm hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết. Bạn sẽ biết rõ từng bước niềng răng.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHI NIỀNG - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NHẤT
Niềng răng là một hành trình đầu tư cho nụ cười hoàn hảo, nhưng đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ trong việc vệ sinh răng miệng khi niềng. Các mắc cài, dây cung tuy giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều "ngóc ngách" lý tưởng cho mảng bám và vi khuẩn trú ngụ. Nếu không được vệ sinh đúng cách và tỉ mỉ, quá trình niềng răng có thể gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
RĂNG HÔ NHẸ CÓ NÊN NIỀNG KHÔNG? 3 DẤU HIỆU CẦN BIẾT
Không như hô nặng dễ nhận biết bởi phần môi dưới cộm và tầng mặt dưới nhô ra, răng hô nhẹ rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Vậy, làm sao để nhận biết mình có đang bị hô nhẹ và răng hô nhẹ có nên niềng không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết.
BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG CHI TIẾT CHO TỪNG LOẠI MẮC CÀI
Bạn đang băn khoăn về chi phí niềng răng? Bài viết này sẽ cung cấp bảng giá niềng răng chi tiết cho từng loại mắc cài (kim loại, sứ, khay trong suốt), giúp bạn hiểu rõ mức đầu tư và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để sở hữu nụ cười tự tin tại Nha khoa Lạc Việt Intech.
LỜI DẶN SAU GẮN MẮC CÀI - 5 LƯU Ý TỪ BÁC SĨ
Niềng răng là một hành trình thay đổi nụ cười, nhưng giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và đau nhức. Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ tổng hợp những lời dặn sau gắn mắc cài quan trọng nhất từ bác sĩ, giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng và vượt qua những khó khăn ban đầu một cách nhẹ nhàng để tự tin trên chặng đường kiến tạo nụ cười hoàn hảo.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn