Niềng răng bao lâu siết một lần? Bỏ túi mẹo giảm đau khi siết răng

Quản trị viên

23/08/2024

Niềng răng bao lâu siết một lần? Vì sao lại cần thực hiện siết răng khi chỉnh nha? Cách giảm đau khi siết răng bằng cách nào? Bởi siết răng là cần thiết để đảm bảo quá trình dịch chuyển răng được tốt nhất.

Vì sao cần siết răng khi chỉnh nha

Răng dịch chuyển nhờ lực tác dụng, các phương tiện tạo ra lực này bao gồm: dây cung được làm từ các vật liệu và có kích thước khác nhau, chun tại chỗ để cố định mắc cài, chun liên hàm, chun chuỗi. Qua mỗi giai đoạn của điều trị, các răng cần các lực với độ lớn và hướng khác nhau nên bạn cần đến nha khoa để các bác sĩ điều chỉnh những yếu tố này.

null

Răng dịch chuyển từ các lực nên cần siết răng sau khi chỉnh nha

Bên cạnh đó, lực trong chỉnh nha được tác dụng theo 2 kiểu chính là lực liên tục và lực ngắt quãng. Dây cung nằm trong rãnh mắc cài và việc bệnh nhân tự kéo chun ở nha sẽ sinh ra lực liên tục trong suốt quá trình chỉnh nha.

Tuy nhiên, dây cung lại được cố định trên mắc cài bởi các chun tại chỗ (mắc cài buộc chun) nên bạn cần đến nha khoa để thay những chun này. Lực ngắt quãng được sinh ra bởi chun chuỗi hoặc các khí cụ niềng răng khác và sẽ được bác sĩ chuyên niềng răng thay đổi hoặc kích hoạt qua mỗi lần tái khám.

Nha sĩ sẽ thực hiện các công đoạn cần thiết cho buổi tái khám như: 

  • Kiểm tra quá trình dịch chuyển của răng trong từng giai đoạn nhỏ xem răng đã di chuyển đúng lộ trình hay chưa
  • Phát hiện và kịp thời thay đổi dây cung mới, tạo lực siết ổn định giúp quá trình niềng răng diễn ra đúng kế hoạch của bác sĩ và mong muốn của khách hàng 
  • Kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn 
  • Trong một số trường hợp bất thường như: tuột mắc cài, đứt dây cung… thì sẽ được nha sĩ xử lý kịp thời
  • Việc tái khám và siết răng định kỳ sẽ giúp khách hàng thấy được sự dịch chuyển của hàm răng trong quá trình điều trị. 

Niềng răng bao lâu siết một lần và các yếu tố ảnh hưởng

Niềng răng bao lâu thì siết một lần hay nói cách khác khoảng cách giữa mỗi lần tái khám chỉnh nha sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố này cũng quyết định đến việc siết răng khi niềng có đau không, cụ thể là: 

Giai đoạn chỉnh nha

  • Giai đoạn dàn đều và làm phẳng cung răng

Đây là giai đoạn đầu ngay sau khi khách hàng gắn mắc cài hoặc attachment (niềng răng bằng khay trong suốt), kéo dài từ 4 đến 6 tháng tuỳ từng trường hợp. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ sắp đều các răng trên cung hàm, chỉnh lại trục các răng xoay hoặc lệch lạc. Tác dụng này chủ yếu là do sự tác động của dây cung nên bạn không cần đến nha khoa quá thường xuyên. Thông thường 1 tháng bạn sẽ đến siết răng một lần.

null

Giai đoạn dàn đều và làm phẳng cung răng bạn nên siết răng theo bác sĩ
  • Giai đoạn đóng khoảng, kéo lui

Giai đoạn này có ở những bệnh nhân có nhổ răng hàm nhỏ để giảm hô hoặc di xa toàn bộ 2 hàm. Thông thường các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân tự kéo chun tại nhà để đóng khoảng nên lực tác động lên răng vẫn liên tục. Khoảng cách giữa mỗi lần siết răng là dao động từ 3 tuần đến 1 tháng.

null

Siết răng trong giai đoạn đóng khoảng, kéo lui
  • Giai đoạn tinh chỉnh

Sau khi đã đóng gần hết khoảng, các bác sĩ sẽ tinh chỉnh lại cung răng, lồng múi lại khớp cắn, chỉnh lại trục các răng xoay. Lúc này, lực tác động lên các răng được thay đổi liên tục, nên lịch siết răng thường là 2 tuần 1 lần.

null

Nên siết răng trong giai đoạn tinh chỉnh khi niềng răng
  • Giai đoạn kết thúc

Đây là giai đoạn cuối cùng của điều trị, lúc này bác sĩ sẽ ngừng tác dụng lực và răng được cố định để ổn định dây chằng quanh răng. Tuỳ từng trường hợp mà giai đoạn này sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tháng, sau đó bạn sẽ tới nha khoa để tháo mắc cài.

Phương pháp chỉnh nha

  • Mắc cài buộc chun truyền thống

Với phương pháp này, dây cung được cố định trên mắc cài bằng các chun tại chỗ. Chun này sẽ thoái lực sau khoảng 3 đến 4 tuần – đây cũng chính là thời gian bạn cần đến siết răng.

  • Mắc cài tự buộc

Mắc cài tự buộc được thiết kế với các nắp khoá thông minh và không bị thoái lực qua thời gian. Trong giai đoạn đầu, đặc biệt là với trường hợp chen chúc, thời gian siết răng có thể giãn ra đến 2 tháng/ 1 lần.

  • Khay trong suốt

Thời gian siết răng với những bệnh nhân niềng răng Invisalign ngắn so với niềng răng bằng mắc cài, do khay được ôm khít toàn bộ thân răng nên lực tác động hiệu quả hơn. Thời gian này dao động từ 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần đến nha khoa mà có thể tự thay khay ở nhà theo chỉ định.

Quá trình siết răng diễn ra như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin niềng răng bao lâu siết một lần, nhiều người còn quan tâm đến quá trình siết răng diễn ra như thế nào. Cụ thể, các bước thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Nha sĩ sẽ tiến hành tháo các dây nối đàn hồi giữ giá đỡ cho dây vòm
  • Bước 2: Loại bỏ dây vòm chính 
  • Bước 3: Kiểm ra răng và sự dịch chuyển theo từng công đoạn
  • Bước 4: Tùy vào từng trường hợp mà nha sĩ sẽ sử dụng lại dây vòm cũ hoặc thay thế dây vòm mới đặt lại vị trí giá đỡ, thêm các mối ghép đàn hồi để giữ giá đỡ vào dây vòm

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong quá trình siết răng của mình. Thực tế, công đoạn này chỉ mất khoảng 15 – 20 phút, vì vậy, hãy dành thời gian chỉnh nha định kỳ để đảm bảo kết quả niềng răng được tốt nhất. 

Bí quyết giảm đau sau khi siết răng

  • Súc miệng bằng nước muối

Siết răng khi niềng có đau không? Câu trả lời là bạn sẽ cảm thấy hơi ê ẩm nhẹ, một số trường hợp đã quen với điều này thì sẽ cảm thấy không đau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể xử lý những cơn đau bằng nhiều cách đơn giản. 

Ví dụ như sử dụng nước muối để súc miệng là một cách làm giảm đau hiệu quả, bên cạnh đó, nước muối còn có khả năng sát trùng, diệt khuẩn và vệ sinh răng miệng rất tốt. Bạn nên súc miệng khoảng 2 – 3 lần vào mỗi sáng hoặc tối. 

  • Sử dụng các thức ăn mềm

Có thể các cơn đau sẽ khiến bạn khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày, thời điểm sau khi siết răng, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ ăn quá cứng hoặc quá dai. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những đồ ăn mềm, dễ nhai như súp, cháo… để tránh gây áp lực lên răng. 

  • Chờm đá lạnh

Phương pháp này khá quen thuộc trong việc giảm đau ở nhiều vị trí trên cơ thể, và hoàn toàn có thể áp dụng sau mỗi lần siết răng. Bạn chỉ cần dùng một túi đá lạnh, bọc một viên đá rồi chơm quanh khu vực bị ê buốt. Chỉ một lúc sau bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. 

  • Chờm nóng

Ngoài việc chờm lạnh thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chờm nóng để giảm thiểu cơn đau sau mỗi lần siết răng. Dùng một chiếc khăn lạnh nhúng vào nước ấm, sau đó chờm quanh vùng răng miệng bị đau. Lưu ý bạn chỉ nên dùng nước ấm chứ tuyệt đối không dùng nước nóng, tránh gây bỏng da. 

  • Massage vùng nướu nhẹ nhàng

Massage nướu là cách làm đơn giản giúp mô má dễ dàng thích ứng với các khí cụ chỉnh nha, nhờ vậy bạn cũng sẽ cảm giác dễ chịu và thư giãn hơn.

  • Sử dụng sáp chỉnh nha

Sau mỗi lần siết răng, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức bởi lúc này mắc cài gây ma sát và có thể làm tổn thương đến vùng má và các mô mềm trong khoang miệng. Lúc này, sáp chỉnh nha được xem là “cứu cánh” để hạn chế tình trạng răng miệng bị tổn thương, đồng thời giảm đau hiệu quả. 

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp bạn cảm thấy đau ngoài sức chịu đựng, hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của nha sĩ và sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn. 

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi “niềng răng bao lâu siết một lần?”. Nếu có thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline của nha khoa Lạc Việt Intech để được giải đáp.

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn