Kết quả tra cứu
Nguyễn Hoàng Giang
11/11/2022
Theo các bác sĩ chuyên môn và những người đã từng niềng răng trước đây, quá trình niềng răng gần như không có ảnh hưởng gì đến việc ăn uống. Chỉ là ở một số thời điểm nhất định bạn cần lưu ý hơn về chế độ ăn uống mà thôi. Cụ thể:
Khi vừa gắn mắc cài và siết răng định kỳ: trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi gắn mắc cài và siết răng chỉnh nha, chúng có thể sẽ cảm thấy hơi căng tức và ê buốt ở chân răng một chút do lúc này răng bắt đầu dịch chuyển và chúng ta chưa quen với sự dịch chuyển đó.
Vì bị đau nên khả năng ăn uống sẽ giảm một chút so với bình thường. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và mất đi sau khoảng 5 – 7 ngày.
Khi nhổ răng tạo khoảng: tùy vào tình trạng răng miệng mỗi người mà sẽ cần có phác đồ điều trị khác nhau. Một số người cần phải nhổ răng để răng niềng có khoảng cách di chuyển. Tùy vào cơ địa mỗi người mà khi nhổ răng sẽ có mức độ đau khác nhau. Lúc đau sẽ khó ăn uống hơn bình thường. Tuy nhiên, cảm giác đau cũng sẽ biến mất sau 3 – 5 ngày.
Nói là ảnh hưởng đến việc ăn uống nhưng không có nghĩa là bạn không thể ăn nhai trong những ngày đó mà bạn cần đặc biệt lưu ý hơn mà thôi. Hãy cắt nhỏ thức ăn hoặc xây dựng thực đơn mà những món mềm, dễ ăn, không cần nhiều lực ăn nhai thì bạn quá trình ăn uống sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Sau những thời điểm trên, bạn hoàn toàn có thể ăn uống như bình thường, thậm chí là “ăn cả thế giới” nếu bạn có chế độ và cách chế biến phù hợp.
Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian đau và mức độ đau sẽ khác nhau. Nhưng bạn yên tâm là sau khoảng một tuần bạn có thể ăn uống bình thường vì lúc này bạn đã quen với sự hiện diện của mắc cài trong khoang miệng rồi.
Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ được các bác sĩ căn dặn về chế độ ăn uống phù hợp để không làm ảnh hưởng đến mắc cài, dây cung hay khay niềng. Những thực phẩm dai – cứng – dẻo có thể khiến khí cụ chỉnh nha bị biến dạng, nứt vỡ hay bung tuột. Điều này khiến hiệu quả niềng răng không tốt nhất và thời gian niềng răng cũng bị kéo dài thêm.
Những thực phẩm có chứa nhiều đường, nhiều axit, dai, dẻo… rất dễ bị dính vào mắc cài hoặc khay niềng và dắt lại ở kẽ răng rất khó vệ sinh. Nếu vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển gây ra một số bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, kết quả niềng răng và thời gian niềng răng.
Chính vì thế, trong suốt quá trình niềng răng, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hợp lý để việc niềng răng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Bạn cần tạo thói quen ăn uống từ tốn, nhẹ nhàng hơn, ăn chậm, nhai kỹ để có thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất đồng thời không mắc các bệnh lý về dạ dày và đường tiêu hóa…
Một vài ngày đầu sau khi gắn mắc cài hoặc siết răng bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức một chút và không muốn ăn. Tuy nhiên, bạn cần ăn uống để đảm bảo sức khỏe và có thể tham khảo một số thực phẩm sau:
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nếu bạn đau và không muốn ăn nhai thì có thể sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và có năng lượng để không làm gián đoạn các sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời việc sử dụng những thực phẩm này có thể làm giảm áp lực lên các khí cụ chỉnh nha giúp cho việc niềng răng được diễn ra thuận lợi và liên tục.
Thức ăn và thực phẩm mềm, xốp: Các lọa thức ăn mềm và xốp được chế biến từ ngũ cốc như: bột ngũ cốc, bánh xốp mềm không có hạt, đậu… là những món bạn nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày để vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể vừa không ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng.
Các món ăn từ trứng: Trong trứng có nhiều vitamin D và khá mềm rất dễ ăn nên bạn có thể chế biến nhiều món từ trứng để thay đổi trong bữa ăn như: trứng chiên, trứng luộc, trứng đun, bánh trứng…
Thức ăn mềm, dễ ăn: Một số thức ăn mềm, dễ ăn phải kể đến như súp, cháo, bún, phở, cơm nhão…. Hoặc bạn có thể chế biến những món hầm để dễ ăn hơn….
Việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế lực tác động lên khí cụ niềng răng tránh được hiện tượng bung tuột mắc cài và dây cung hay nứt vỡ khay niềng. Từ đó quá trình niềng răng được diễn ra theo đúng lộ trình giúp bạn hạn chế đau đớn, rút ngắn thời gian niềng răng và luôn có sức khỏe tốt.
Để quá trình niềng răng được diễn ra liên tục và không bị gián đoạn, bạn nên tránh những thực phẩm, đồ ăn dưới đây:
Bên cạnh đó, bạn không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh và đồ ngọt, không sử dụng các chất kích thích để bảo vệ các khí cụ niềng răng cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng trong quá trình niềng.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, đúng cách cũng như có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để vừa đảm bảo sức khỏe vừa không ảnh hưởng đến quá trình niềng. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin khác, vui lòng gọi đến hotline 19006421 để được giải đáp.
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề