Kết quả tra cứu
Quản trị viên
11/01/2023
Niềng răng mắc cài pha lê cũng tương tự như các loại mắc cài khác trên thị trường bao gồm các khí cụ: mắc cài, dây cung, chun buộc (với mắc cài truyền thống). Cơ chế hoạt động và kỹ thuật thực hiện cũng tương tự như các loại mắc cài khác. Mắc cài được gắn lên răng, dây cung gắn vào rãnh mắc cài sau đó tạo lực siết để răng có thể di chuyển.
Điểm khác biệt của mắc cài pha lê so với các loại mắc cài khác là vật liệu tạo mắc cài là từ pha lê chuyên dụng trong suốt. Vì thế, khi gắn mắc cài pha lê lên răng thì mắc cài cũng không bị lộ giúp người niềng răng có thể thoải mái, tự tin khi giao tiếp.
Hiện nay mắc cài pha lê cũng có hai loại là mắc cài pha lê thường và mắc cài pha lê tự buộc.
Mắc cài pha lê thường cũng tương tự như các loại mắc cài truyền thống khác. Bao gồm 3 khí cụ: mắc cài pha lê, dây cung niềng răng, chun buộc. Mắc cài và dây cung làm nhiệm vụ tạo lực siết để kéo răng di chuyển còn chun buộc có nhiệm vụ cố định dây cung trên mắc cài, hỗ trợ dây cung và mắc cài hoạt động hiệu quả hơn.
Với phương pháp này, người niềng sẽ phải thường xuyên thay chun vì sau một thời gian sử dụng chun buộc sẽ bị giãn ra, nếu không thay có thể gây nguy cơ bung tuột dây cung, làm gián đoạn quá trình niềng răng.
Mắc cài pha lê tự buộc thì bao gồm 2 khí cụ là mắc cài và dây cung. Mắc cài đã được chế tác đặc biệt để có nắp tự động thay thế cho chun buộc cố định mắc cài với dây cung hạn chế tối đa nguy cơ bung tuột mắc cài, giúp quá trình niềng răng được diễn ra liên tục. Đồng thời mắc cài pha lê tự buộc cũng được thiết kế bo tròn các cạnh nên hạn chế tối đa nguy cơ cọ xát, xước môi má...
Mắc cài pha lê trong suốt đảm bảo thẩm mỹ
Tuy nhiên, do có thêm nắp tự động ở mắc cài nên mắc cài tự động sẽ to hơn mắc cài thường một chút. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy hơi cộm vướng hơn trong một vài ngày đầu sau khi gắn mắc cài.
Niềng răng mắc cài pha lê cũng tương tự như các loại mắc cài khác. Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội kèm theo đó tồn tại 1 số khuyết điểm như:
Có giá trị thẩm mỹ cao: mắc cài pha lê trong suốt nên khi lựa chọn phương pháp niềng răng này bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề thẩm mỹ khi lộ mắc cài. Nhờ màu sắc tỏng suốt nên người đối diện khó có thể nhận ra bạn đang niềng răng như khi đeo mắc cài kim loại. Đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai làm công việc thường xuyên xuất hiện trước công chúng.
An toàn cho sức khỏe răng miệng: pha lê đã được nghiên cứu và chế tác để an toàn với sức khỏe răng miệng chứ không gây kích ứng cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người bị dị ứng với pha lê hoặc kim loại thì cần thông báo rõ tình trạng với bác sĩ để cân nhắc về việc lựa chọn phương pháp niềng răng.
Mang lại kết quả chỉnh nha cao: Các chuyên gia cho biết niềng răng mắc cài pha lê cũng mang lại kết quả chỉnh nha cao như các phương pháp khác. Mọi tình trạng sai lệch đều có thể điều trị hiệu quả bởi mắc cài pha lê. Chỉ cần chọn đúng địa chỉ niềng răng uy tín thì răng lệch lạc sẽ nhanh chóng về đúng vị trí trên cung hàm.
Bên cạnh những ưu điểm thì niềng răng bằng mắc cài pha lê cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
Mắc cài pha lê dễ vỡ hơn những loại mắc cài khác: chất liệu pha lê không cứng chắc như các loại mắc cài khác, đặc biệt khi có va chạm mạnh mắc cài pha lê rất dễ bị nứt, vỡ. Vì thế, bạn cần chú ý để không bị va đập mạnh hoặc hạn chế ăn đồ ăn quá dai, cứng.
Mắc cài pha lê dễ bị nhiễm màu: trong quá trình niềng răng nếu bạn không chú ý vệ sinh sạch sẽ hoặc thường xuyên ăn, uống những thực phẩm đậm màu sẽ khiến cho mắc cài dễ bị nhiễm màu và mất đi màu trong suốt vốn có.
Không ít người nhầm lẫn giữa mắc cài pha lê và mắc cài sứ vì chúng có khá nhiều điểm giống nhau đặc biệt là về màu sắc và cấu tạo. Chuyên gia sẽ chỉ ra chi tiết dưới đây.
Mắc cài pha lê và mắc cài sứ có nhiều điểm giống và khác nhau
Về đối tượng sử dụng: mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều áp dụng được cho những trường hợp khách hàng bị hô, thưa, móm, khấp khểnh, lệch khớp cắn và đều mang lại hiệu quả cao, giúp răng dàn đều, đúng vị trí trên cung hàm với đường cung răng đẹp.
Giống nhau về thiết kế: mắc cài sứ và mắc cài pha lê đều được thiết kế bao gồm mắc cài và dây cung để gắn lên răng tạo lực cho răng di chuyển. Với mắc cài sứ/pha lê truyền thống thì sẽ có thêm chun buộc để cố định dây cung trên mắc cài.
Giống nhau về thời gian niềng răng: hai loại mắc cài có thiết kế và cơ chế hoạt động như nhau nên thời gian niềng răng cũng giống nhau. Với những ca thông thường thì thời gian niềng răng khoảng 18 - 24 tháng và với những ca lệch lạc nặng có thể từ 30 - 36 tháng.
Khác nhau về tính thẩm mỹ: Mắc cài pha lê có màu sắc trong suốt nên sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài sứ. Dù ở khoảng cách gần thì người đối diện sẽ khó nhận ra bạn đang niềng răng bằng mắc cài pha lê.
Khác nhau về độ bền chắc: Mắc cài sứ lại có độ cứng chắc hơn so với mắc cài pha lê. Khi bị va đập hay chịu lực tác động mạnh thì mắc cài pha lê dễ bị nứt hơn mắc cài sứ. Chính vì vậy, trong một số trường hợp, lực tác động lên răng của mắc cài sứ sẽ cao hơn lực của mắc cài pha lê.
Khác nhau về sự tiện lợi: Mắc cài pha lê thường có thiết kế to hơn so với mắc cài sứ vì thế người niềng răng sử dụng mắc cài sứ sẽ ít bị cộm vướng hơn khi sử dụng mắc cài pha lê.
Như vậy, niềng răng mắc cài pha lê phù hợp với những ai muốn niềng răng mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là những người thường xuyên xuất hiện trước đám đông, diễn giả...
Bạn có thể tìm hiểu thêm về ưu nhược điểm của mắc cài sứ qua video dưới đây
Với những ưu nhược điểm của mình, giá niềng răng mắc cài pha lê trên thị trường dao động từ 40 - 45 triệu Đồng. Bạn có thể tìm hiểu những nha khoa cung cấp gói niềng răng trả góp để chia nhỏ chi phí thanh toán trong suốt quá trình niềng răng.
Để niềng răng mắc cài pha lê hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lưu ý khi niềng răng mắc cài pha lê
Trên đây là những thông tin chia sẻ về niềng răng mắc cài pha lê cũng như so sánh sự giống và khác nhau của mắc cài pha lê với mắc cài sứ của bác sĩ nha khoa Lạc Việt Intech. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin quý vị và các bạn có thể liên hệ hotline 19006421 hoặc đến trực tiếp nha khoa thăm khám để được tư vấn và giải đáp.
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Okayama (Nhật Bản)
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề