Nuốt phải dây cung niềng răng sao không? Xử lý thế nào?

BTV

21/09/2024

Trong quá trình niềng răng, ngoài sự cố bong (sút) mắc cài, một số bạn còn gặp phải tình huống dây cung bị lỏng, rời ra khỏi các rãnh mắc cài. Với lực nhai mạnh, dây cung có thể bị gãy và bạn vô tình nuốt phải. Bạn băn khoăn rằng “Nuốt phải dây cung niềng răng có sao không?” Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nuốt phải dây cung niềng răng có sao không?

Đầu tiên, cần phải khẳng định rằng tình trạng nuốt phải dây cung niềng răng rất hiếm gặp. Lí do là bởi dây cung thông thường được sản xuất dưới dạng hình vòng cung liên tục, có kích thước lớn nên khó có thể nuốt được. Một số trường hợp đặc biệt như dây cung bị gãy ra thành đoạn nhỏ, hoặc bác sĩ đã cắt dây cung trước khi lắp vào trong miệng vì mục đích điều trị, khi đó trong quá trình ăn nhai, bạn có thể vô tình nuốt dây cung vào bụng.

Vậy nuốt phải dây cung niềng răng có sao không? Dưới đây là những vấn đề có thể gặp phải khi bạn nuốt dây cung:

Tổn thương mô mềm

Dây cung được làm bằng kim loại, khi chúng bị gãy sẽ tạo ra những đầu tận cùng rất sắc nhọn. Khi đoạn dây này được nuốt xuống cùng thức ăn, trên đường đi chúng có nguy cơ cọ xát vào niêm mạc miệng, họng, thực quản,… khiến cho niêm mạc bị tổn thương. Những vị trí bị cọ sát sẽ chảy máu, tạo ra vết thương hở khiến cho vi khuẩn xung quanh xâm nhập vào gây viêm nhiễm.

Tổn thương viêm nhiễm sẽ gây đau cho bệnh nhân, thậm chí nếu vết thương lớn có thể gây ra các biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi,…

Tổn thương dạ dày

Trong trường hợp đoạn dây cung thuận lợi đi qua các cơ quan phía trên để xuống dạ dày, dưới các hoạt động co bóp của dạ dày, dây cung có thể đâm vào thành dạ dày gây ra tổn thương. Nếu vết thương nhẹ, nó chỉ gây ra vết xước nhỏ và có thể tự lành lại sau một vài ngày. Nhưng nếu vết thương quá lớn, hậu quả nặng nề có thể dẫn đến thủng thành dạ dày gây viêm nhiễm ổ bụng.

Tổn thương ruột


Thủng đường ruột do nuốt phải dây cung

Ruột non là cơ quan tiêu hóa có thành rất mỏng và rất dễ bị thủng khi dây cung đâm qua. Thủng ruột non có thể gây viêm nhiễm nặng nếu không được xử trí kịp thời.

Cách xử lý hiệu quả khi nuốt phải dây cung niềng răng.

Khi chẳng may nuốt phải đoạn dây cung, trước tiên bạn cần phải bình tĩnh, không hoảng loạn. Hãy kiểm tra lại những mắc cài và đoạn dây cung còn lại trong miệng để đảm bảo bạn sẽ không nuốt thêm bất kì một khí cụ nào nữa. Sau đó hãy thực hiện những việc sau:

Báo với bác sĩ điều trị của bạn về tình huống gặp phải

Hãy liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn ngay để nhận được những lời khuyên phù hợp. Bác sĩ cần nắm được tình hình của bạn để có kế hoạch điều trị hợp lý.    


Bạn nên đến ngay nha khoa để kiểm tra nếu không may nuốt phải dây cung

Đến nha khoa để chỉnh sửa phần dây cung, mắc cài trong miệng

Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để quay lại nha khoa ngay lập tức. Nguyên nhân là ở trạng thái bình thường dây cung sẽ được gắn chặt trên mắc cài, nếu nó bị rơi ra và nuốt vào trong bụng có nghĩa là hệ thống lưu giữ dây cung và mắc cài đang bị lỏng lẻo. Vì vậy bạn cần phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và cố định chặt lại toàn bộ khí cụ có trong miệng phòng trường hợp tai nạn tiếp tục xảy ra.

Không cố tạo phản xạ nôn, ọe để lấy dây cung ra

Nhiều bạn khi nuốt phải dây cung sẽ cảm thấy hoảng sợ và làm những động tác để tạo phản xạ nôn, ọe nhằm mục đích đẩy dây cung ra ngoài. Tuy nhiên đây là một hành động nguy hiểm và không được khuyên làm vì nó có thể làm tăng nguy cơ đẩy mạnh dây cung vào trong làm tổn thương các cơ quan xung quanh.

Vì vậy, bạn hãy bình tĩnh và quan sát, lắng nghe cơ thể mình để có cách xử lý phù hợp.

Theo dõi các triệu chứng của cơ thể

Nếu dây cung đâm vào thành cơ quan của đường tiêu hóa, bạn có thể cảm thấy bị đau, chảy máu, thậm chí nếu vết thương quá nặng sẽ dẫn đến viêm nhiễm, gây ra sốt và mệt mỏi. Nếu có bất kì dấu hiệu nào trong số này, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Đến cơ sở y tế có các máy móc chuyên dụng để xử lý trong trường hợp có các triệu chứng toàn thân

Khi đến các cơ sở y tế để kiểm tra, bác sĩ cần tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X quang, nội soi,.. để xác định vị trí của đoạn dây cung và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nó đi.

Như vậy bạn có thể thấy rằng, nuốt phải dây cung khi niềng răng có thể sẽ gây ra những hiệu quả nghiêm trọng, tuy nhiên đừng quá lo lắng vì tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Bạn chỉ cần thật bình tĩnh để xử lý vấn đề là sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân mình nhé. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

NIỀNG RĂNG BAO LÂU THÌ THAY ĐỔI? CÁC GIAI ĐOẠN CẦN BIẾT
Niềng răng không chỉ là phương pháp giúp hàm răng đều đẹp, mà còn mang lại những thay đổi đáng kể cho khuôn mặt trước và sau niềng răng cùng với sự thay đổi chức năng ăn nhai khi niềng răng. Rất nhiều người băn khoăn niềng răng bao lâu thì thay đổi, liệu những thay đổi đó có rõ rệt không, và quá trình này có gây đau đớn nhiều không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự thay đổi khi niềng răng, những cột mốc quan trọng, và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cũng như hiệu quả chỉnh nha.
CÁC GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG CHI TIẾT NHẤT BẠN NÊN BIẾT
Niềng răng là hành trình thay đổi nụ cười. Quá trình này giúp bạn có hàm răng đều đẹp. Niềng răng cần sự kiên trì và hiểu biết. Bạn cần nắm rõ các giai đoạn niềng răng. Điều này giúp bạn an tâm hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết. Bạn sẽ biết rõ từng bước niềng răng.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHI NIỀNG - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NHẤT
Niềng răng là một hành trình đầu tư cho nụ cười hoàn hảo, nhưng đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ trong việc vệ sinh răng miệng khi niềng. Các mắc cài, dây cung tuy giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều "ngóc ngách" lý tưởng cho mảng bám và vi khuẩn trú ngụ. Nếu không được vệ sinh đúng cách và tỉ mỉ, quá trình niềng răng có thể gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
RĂNG HÔ NHẸ CÓ NÊN NIỀNG KHÔNG? 3 DẤU HIỆU CẦN BIẾT
Không như hô nặng dễ nhận biết bởi phần môi dưới cộm và tầng mặt dưới nhô ra, răng hô nhẹ rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Vậy, làm sao để nhận biết mình có đang bị hô nhẹ và răng hô nhẹ có nên niềng không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết.
BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG CHI TIẾT CHO TỪNG LOẠI MẮC CÀI
Bạn đang băn khoăn về chi phí niềng răng? Bài viết này sẽ cung cấp bảng giá niềng răng chi tiết cho từng loại mắc cài (kim loại, sứ, khay trong suốt), giúp bạn hiểu rõ mức đầu tư và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để sở hữu nụ cười tự tin tại Nha khoa Lạc Việt Intech.
LỜI DẶN SAU GẮN MẮC CÀI - 5 LƯU Ý TỪ BÁC SĨ
Niềng răng là một hành trình thay đổi nụ cười, nhưng giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và đau nhức. Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ tổng hợp những lời dặn sau gắn mắc cài quan trọng nhất từ bác sĩ, giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng và vượt qua những khó khăn ban đầu một cách nhẹ nhàng để tự tin trên chặng đường kiến tạo nụ cười hoàn hảo.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn