Sáp nha khoa: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Quản trị viên

06/03/2023

Sáp nha khoa (còn được gọi là sáp chỉnh nha, sáp niềng răng) là cứu tinh giúp bạn giảm thiểu những cơn đau do mắc cài cộm vào má trong thời gian đầu niềng răng. Vậy sáp chỉnh nha là gì? Nó có tác dụng gì và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng đọc bài viết để có câu trả lời chính xác nhé!

1. Sáp nha khoa là gì? 

Sáp nha khoa được biết đến với tên gọi khác là sáp chỉnh nha, sáp niềng răng. Đây là sản phẩm quen thuộc giúp hỗ trợ những người niềng răng (đặc biệt là niềng răng mắc cài kim loại) giảm đau rát, khó chịu bởi mắc cài cộm vào môi má. Sáp thường có màu trắng đục, dẻo, mềm và dễ uốn. 

Sáp nha khoa

Sáp nha khoa có màu trắng đục, mềm, dẻo và dễ uốn

Sáp chỉnh nha có thành phần chính bao gồm hợp chất hữu cơ của các axit béo có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc cũng có thể là sự hòa trộn giữa hai loại axit béo này. Trong đó:

  • Sáp nha khoa tự nhiên thường parafin, sáp ong, sáp cọ (carnauba) hoặc bơ ca cao.

  • Sáp tổng hợp được chế tạo từ sáp tự nhiên và các nguyên tố hoá học khác.

Hiện nay trên thị trường, các loại sáp chỉnh nha chưa khoảng 40-60% parafin. Người ta thường thêm các thành phần phụ gia, chất béo,... để giúp cho bề mặt sáp được mềm mịn. Chúng thường được đóng thành các que tròn dài khoảng 5cm và đóng gọn trong các hộp nhỏ. Nhờ đó mà sáp nha khoa rất dễ sử dụng và dễ mang theo khi di chuyển.

Ở nhiệt độ phòng, sáp chỉnh nha sẽ ở dạng rắn. Tuy nhiên, để sử dụng bạn hoàn toàn có thể khiến miếng sáp mềm ra bằng nhiệt ở lòng bàn tay. Thông thường, sáp chỉnh nha thường không có mùi vị. Tuy nhiên hiện nay có một số loại sáp chỉnh nha đã được bổ sung thêm hương vị như bạc hà, vị hoa quả,... 

Sáp nha khoa được đánh giá là rất an toàn với người sử dụng. Vì vậy nếu lỡ có nuốt phải thì bạn cũng đừng quá lo lắng nhé!

2. Tác dụng của sáp niềng răng

Khi bạn thực hiện niềng răng, đặc biệt với những ai niềng răng mắc cài kim loại thì mắc cài rất dễ cọ và cộm vào môi, má gây xước, rát hoặc thậm chí chảy máu. Chính vì điều đó, sáp chỉnh nha đã ra đời và được coi là giải pháp giúp bạn giảm thiểu những đau đớn và khó chịu trong quá trình niềng răng. Sáp nha khoa được gắn vào mắc cài, tạo ra một rào cản giữa mắc cài và môi, má trong và lưỡi. 

Tác dụng của sáp niềng răng

Sáp chỉnh nha là trợ thủ đắc lực giúp giảm đau do mắc cài cộm vào môi má gây tổn thương

Ngoài ra, sáp nha khoa còn là có tác dụng đặt lên vùng răng gây tổn thương, giúp bảo vệ cho các mô mềm trong trường hợp răng bị vỡ, mẻ. Các cạnh răng bị vỡ, mẻ nhọn hoặc bén có thể đâm hoặc tạo ra các vết cắt, xước cho các mô mềm của miệng.

Bên cạnh đó, nếu bạn từng trám răng và miếng trám bị bung ra gây đau nhức, bạn cũng có thể sử dụng sáp chỉnh nha như một giải pháp giảm đau ngắn hạn. 

Tuy nhiên, sáp chỉnh nha chỉ có tác dụng giảm đau ngắn hạn. Vì vậy, trong trường hợp bạn bị đau kéo dài do mắc cài hoặc do tổn thương răng thì bạn nên đến ngay nha khoa để được các bác sĩ xử lý.

3. Hướng dẫn cách sử dụng sáp nha khoa:

Để sáp chỉnh nha phát huy hết công dụng, bác sĩ Lạc Việt Intech khuyên bạn nên lựa chọn loại sáp chất lượng và tuân thủ quy trình sử dụng sáp gồm 5 bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ hết những mảng bám, thức ăn còn mắc tại kẽ răng.

  • Bước 2: Xác định vị trí mắc cài gây cộm vào môi má. Tại vị trí đó, dùng bông hoặc khăn giấy lau khô răng và mắc cài. Sáp nha khoa sẽ bám dính tốt hơn trên bề mặt khô.

  • Bước 3: Rửa tay sạch sẽ. Bạn dùng dao tỉa sáp lấy một ít sáp chỉnh nha khoảng bằng hạt đậu. Dùng tay vo viên sáp chỉnh nha để nhiệt lòng bàn tay làm mềm sáp.

Hướng dẫn cách sử dụng sáp nha khoa

  • Bước 4: Sau đó bạn hay dùng một lượng sáp vừa đủ để gắn vào mắc cài nơi môi má bị đau để sáp che chắn giữa mắc cài và môi má. Dùng tay ấn dẹt sáp dính vào mắc cài sao cho phần sap sẽ che phủ kín mắc cài. Nếu vị trí mắc cài ở sâu bên trong và khó gắn, bạn hãy dùng lưỡi và ngón trỏ để cố định sáp cho đến khi sáp nằm đúng vị trí.

  • Bước 5: Dùng tay chà sáp lại vài lần để đảm bảo rằng sáp đã gắn chắc chắn. Tại vị trí gắn sáp sẽ bị trồi lên. Ban đầu bạn sẽ thấy hơi vướng nhưng bạn sẽ quen dần với điều đó.

4. Những lưu ý khi sử dụng sáp chỉnh nha

  • Nếu sáp niềng răng có hiện tượng sứt, mẻ hay lỏng lẻo, bạn nên thay ngay lập tức

  • Đảm bảo rằng bạn thay sáp chỉnh nha ít nhất 2 lần/ngày. Bởi trong quá trình ăn uống, thức ăn có thể dính vào sáp gây mất vệ sinh và hôi miệng.

  • Khi ăn uống, tốt nhất là bạn nên tháo sáp chỉnh nha ra bởi vì nhiệt từ thức ăn có thể khiến sáp bị bong ra và rất có thể bạn sẽ nuốt cả sáp cùng với thức ăn.

  • Bạn không nhất thiết phải sử dụng sáp chỉnh nha trong suốt quá trình đeo mắc cài. Chỉ nên sử dụng khi bạn gặp phải tình trạng mắc cài cộm vào môi, má gây đau và khó chịu.

  • Nếu nuốt phải sáp nha khoa, không cần quá lo lắng bởi sáp chỉnh nha có thành phần an toàn với người sử dụng.

  • Nên mang theo sáp chỉnh nha mọi lúc mọi nơi vì có thể bạn sẽ cần đến chúng bất cứ lúc nào.

5. 3 Loại sáp nha khoa phổ biến nhất hiện nay

Khi niềng răng tại nha khoa Lạc Việt Intech, khách hàng sẽ được tặng kèm sáp chỉnh nha. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu về 3 loại sáp chỉnh nha tốt và được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong trường hợp bạn cần mua thêm.

5.1 Sáp chỉnh nha Ortho Classic:

Được sản xuất tại Hoa Kỳ với các thành phần an toàn cho cơ thể như: Microcrystalline wax, Paraffin, Hydrotreated wax. Sáp Ortho Classic được đựng trong hộp tiện dụng có 5 thanh nhỏ, mỗi thanh dài khoảng 5cm. Đây là loại sáp có 4 mùi vị là bạc hà, vani, cam và không mùi giúp bạn lựa chọn theo sở thích cá nhân

5.2 Sáp nha khoa Curaprox: 

Có nguồn gốc tại Thụy Sĩ, sáp nha khoa Curaprox có khả năng bám dính và bảo vệ  các mô mềm khi bạn đeo mắc cài.. Với thành phần an toàn và tự nhiên, sáp nha khoa Curaprox được nhiều nha khoa lựa chọn. Một hộp sáp Curaprox có 7 thanh và mỗi thanh cũng dài 5cm.

5.3 Sáp niềng răng 3M Unitek: 

Sáp niềng răng 3M Unitek xuất xứ tại Mỹ, giúp giảm ma sát cao, bảo vệ lợi và niêm mạc má tốt. Một hộp sáp nha khoa 3M có 7 thanh, mỗi thanh dài khoảng 5cm, được đựng trong hộp nhỏ rất tiện dụng để mang theo mọi lúc mọi nơi.

6. Giải pháp thay thế sáp chỉnh nha

Nếu không dùng sáp chỉnh nha, thì liệu có giải pháp nào thay thế được không? Câu trả lời là: Có. Bạn có thể sử dụng silicon chất lượng vì chúng cũng có công dụng tương tự như sáp chỉnh nha. Silicon có bề mặt trơn láng, mềm, dẻo, dễ vo tròn, không thấm nước và độ bám dính tốt hơn sáp chỉnh nha. 

Tuy nhiên, silicon lại có giá thành khá cao nên hiện nay, sáp nha khoa vẫn là giải pháp được đa số những người niềng răng sử dụng để bảo vệ môi má khi thực hiện gắn mắc cài.

Bạn nên lưu ý tránh lạm dụng sáp nha khoa như một biện pháp giảm đau lâu dài. Bởi trong các trường hợp phức tạp như mắc cài bị lệch, dây cung bật ra khỏi mắc cài chọc vào môi má gây đau,... thì nha khoa Lạc Việt Intech khuyên bạn nên đến ngay nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và xử lý.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến sáp chỉnh nha. Nếu bạn cần tư vấn về tình trạng răng miệng, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chỉnh nha Lạc Việt Intech qua hotline 096.192.0606 để được tư vấn miễn phí!

Cao Thị Linh

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Thành viên của Hiệp hội Chỉnh nha Hàn Quốc và Chỉnh nha Châu Á Thái Bình Dương
  • Tốt nghiệp chuyên sâu khoá đào tạo chỉnh nha nâng cao Bio Meaw Geaw do Giáo sư Nelson Oppermann của trường University of inois at Chicago, United States trực tiếp đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chỉnh nha bằng máng trong suốt Invisalign do công ty Align Technology của Hoa Kỳ cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu Cơ sinh học điều trị chỉnh nha mắc cài tự buộc thụ động 3M do Giáo sư trường Case Westem Reserve University trực tiếp đào tạo
  • Tốt nghiệp chương trình chỉnh nha tăng trưởng SSO do GS Hồ Thị Thanh Tuyền trực tiếp đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn