Cách chăm sóc vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Nguyễn Hoàng Giang

13/03/2023

Trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp đảm bảo cho bạn một hàm răng sạch mà còn giúp quá trình niềng răng được thuận lợi. Vậy bạn đã biết cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng hay chưa? Hãy để bác sĩ Lạc Việt Intech giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao nên vệ sinh răng miệng khi niềng răng?

Không chỉ trong khi niềng răng, mà ngay cả khi bạn không niềng răng thì việc vệ sinh răng miệng cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong quá trình bạn ăn uống hàng ngày, vụn thức ăn mắc lại trên kẽ răng, trong khoang miệng, trên lưỡi... rất dễ tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu, viêm lợi, viêm nha chu,... 

Điều này càng nghiêm trọng hơn nếu như bạn đang đeo mắc cài. Vì thức ăn rất dễ dính vào mắc cài và khó vệ sinh. Cùng với đó, khi niềng răng, răng và nướu của bạn rất nhạy cảm vì vậy nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây gián đoạn quá trình chỉnh nha. 

2. Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu như bạn chưa biết cách thực hiện. Vì vậy, hãy cùng tham khảo cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng mà bác sĩ tại Lạc Việt Intech mách cho bạn sau đây nhé!

2.1 Chải răng bằng bàn chải có lông mềm và kích thước phù hợp với khuôn miệng

Đánh răng bằng bàn chải có lông cứng và đánh thật mạnh thì răng sẽ sạch là quan niệm rất sai lầm mà nhiều người mắc phải khi mới niềng răng. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì rất dễ làm bung mắc cài. Bên cạnh đó việc bạn dùng lực quá mạnh để đánh răng sẽ khiến các sợi lông bàn chải bị cong, khiến việc làm sạch răng càng khó khăn hơn.

Hãy sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, kích thước nhỏ, vừa vặn với khuôn miệng

Hãy sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, kích thước nhỏ, vừa vặn với khuôn miệng

Lời khuyên mà nha khoa Lạc Việt Intech dành cho bạn là hãy sử dụng các loại bàn chải cho người niềng răng có lông mềm, kích thước nhỏ, vừa vặn với khuôn miệng để có thể chải sạch răng mà không gây tổn hại đến răng, nướu. Cùng với đó, bạn hãy sử dụng loại kem đánh răng có chứa nhiều Flour để loại bỏ mảng bám và giúp răng chắc hơn. 

Bạn nên thực hiện chải răng lần lượt từ mặt ngoài bên trên mắc cài, rồi đến mặt ngoài bên dưới mắc cài, sau đó là mặt trước ở bên trên mắc cài và cuối cùng là bề mặt răng hàm. Lặp lại quy trình chải răng tương tự đối với hàm dưới. 

Lưu ý sau khi chải răng thì bạn cũng nên chải sạch lưỡi. Bởi phần lưỡi cũng là nơi dính nhiều cặn thức ăn, nếu chỉ làm sạch răng mà không làm sạch lưỡi thì vẫn chưa thể đảm bảo vệ sinh cho cả khoang miệng. Bác sĩ nha khoa cũng chỉ ra rằng khi lưỡi được làm sạch thì bạn ăn uống sẽ cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều.

2.2 Sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ để làm sạch kẽ răng

Người Việt Nam chúng ta thường có thói quen dùng tăm để xỉa răng sau mỗi bữa ăn. Hãy dừng ngay hành động ngày bởi nó tác hại xấu tới mô nướu và dễ gây ra khe thưa. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để nhẹ nhàng loại bỏ các sợi thức ăn thừa còn dính trên răng hay trên mắc cài. 

Cặp đôi hoàn hảo gồm chỉ nha khoa và bàn chải kẽ sẽ len lỏi và chải sạch các kẽ răng, kẽ mắc cài và đường viền nướu - những nơi mà bàn chải thường khó có thể làm sạch được.

Đối với bàn chải kẽ, bạn có thể bẻ phần dây thép của bàn chải tạo góc thích hợp. Bạn đưa bàn chải luồn vào bên dưới dây cung, hướng từ lợi về phía cạnh cắn và chải nhẹ nhàng, chậm rãi từ mắc cài này tới mắc cài khác.

Sử dụng bàn chải kẽ để nhẹ nhàng loại bỏ các sợi thức ăn thừa còn dính trên răng hay trên mắc cài

Sử dụng bàn chải kẽ để nhẹ nhàng loại bỏ các sợi thức ăn thừa còn dính trên răng hay trên mắc cài

Tiếp theo, bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa khoảng 45cm, cuộn 2 đầu chỉ vào 2 ngón tay, để thừa đoạn chỉ ở giữa tầm 4cm. Bạn sử dụng ngón cái, ngón trỏ để giữ chỉ nha khoa và tiến hành làm sạch các kẽ răng. Sau đó bạn cuốn chỉ nha khoa vòng theo đường chân răng rồi đưa chỉ xuống phần phía nướu. Khi dùng chỉ lưu ý cần nhẹ nhàng, tránh làm rách hay gây tổn thương cho mô nướu. Bạn nên sử dụng các đoạn chỉ khác nhau để vệ sinh giữa các răng khác nhau.

2.3 Làm sạch răng bằng máy tăm nước

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng bằng máy tăm nước có thể coi là sự kết hợp hoàn hảo của chỉ nha khoa và bàn chải kẽ. Máy tăm nước sử dụng tia nước ở áp suất cao để làm sạch răng và nướu. Nó không chỉ làm sạch mảng bám trên răng mà còn loại bỏ các mảnh vụn thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng. Và đặc biệt, máy tăm nước còn có chức năng massage nướu, giúp nướu luôn khoẻ mạnh.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy tăm nước với giá thành khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng. 

Máy tăm nước sử dụng tia nước ở áp suất cao để làm sạch răng và nướu

Máy tăm nước sử dụng tia nước ở áp suất cao để làm sạch răng và nướu

Cách vệ sinh răng khi niềng bằng máy tăm nước cũng rất đơn giản. Hãy bắt đầu từ những răng trong cùng trước sau đó là đến bề mặt nướu. Bạn nên đặt đầu xịt ở khoảng cách chính giữa khoang miệng khi xịt nước. Chỉ làm sạch răng thôi là chưa đủ mà bạn cần làm sạch cả khoang miệng. làm sạch khoang miệng trong khoảng thời gian niềng răng sẽ giúp bạn có sức khỏe răng miệng tốt, hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình niềng răng được diễn ra suôn sẻ. 

2.4 Vệ sinh răng niềng bằng nước súc miệng

Để răng hoàn toàn toàn sạch sẽ thì kết bạn nên kết thúc quy trình vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng có chứa Flour. Nước súc miệng sẽ giúp làm sạch khoang miệng, kẽ răng nhẹ nhàng và rất hiệu quả, giúp bạn có hơi thở thơm mát hơn.

2.5 Lấy cao răng định kỳ

Bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ thực hiện vệ sinh răng miệng và lấy cao răng theo chu kì khoảng 6 tháng/lần. Vì cao răng có kết cấu khá cứng, bám chặt vào vùng quanh chân răng nên khó có thể loại bỏ bằng các phương pháp vệ sinh thông thường. Cao răng nếu tích tụ lâu ngày sẽ gây mất thẩm mỹ, gây sâu răng, hôi miệng hay nặng hơn là viêm nha chu.

Xem ngay: Cách đánh răng khi niềng răng chuẩn y khoa

3. Một vài lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng

Bên cạnh vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống cũng góp phần giúp răng miệng của bạn khoẻ mạnh và kết quả niềng răng được thành công. Vì vậy, khi niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều sau trong chế độ ăn:

  • Ưu tiên sử dụng những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh, sữa, nước ép…
  • Thiết kế đa dạng thực đơn ăn uống để cơ thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là các loại đồ ăn chứa nhiều vitamin C, Canxi,... để răng và nướu luôn được khỏe mạnh.
  • Luôn cắt nhỏ đồ ăn để có thể dễ nhai, dễ nuốt và không cần sử dụng lực nhai quá mạnh gây bong, tuột mắc cài.
  • Áp dụng các phương pháp ăn khoa học như ăn chậm nhai kỹ để có thể vừa cảm nhận được thức ăn, vừa tốt cho hệ tiêu hoá. 
  • Tránh các loại đồ ăn cứng, dai, có độ dính như bánh mì, kẹo lạc, kẹo cao su, xôi, chè,... vì những loại thức ăn này rất dễ dính vào mắc cài, không chỉ khó vệ sinh mà còn có thể gây bong mắc cài. 
  • Uống nhiều nước giúp bạn hạn chế cảm giác khô miệng khi niềng răng. Cùng với đó thì nước cũng sẽ làm sạch các vụn thức ăn, giúp răng miệng bạn luôn sạch sẽ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề vệ sinh răng miệng khi niềng răng. Hiện tại, Nha khoa Lạc Việt Intech đang triển khai chương trình tri ân khách hàng, tặng 1 bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng (gồm máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, sáp nha khoa, nước súc miệng và kem đánh răng chuyên dụng) khi khách hàng đăng ký niềng răng. Nếu bạn quan tâm và có như cầu niềng răng, liên hệ ngay đến nha khoa Lạc Việt Intech để được tư vấn nhé!

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Mắc cài tự động và mắc cài buộc chun có cấu tạo và chức năng gì?
Niềng răng bằng mắc cài mặt ngoài là một lựa chọn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn giữa mắc mắc cài tự động và mắc cài buộc chun. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo, chức năng, ưu nhược điểm của 2 loại mắc cài này.
Nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Bác sĩ giải đáp
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng thường là giai đoạn kéo dài nhất trong toàn bộ quá trình niềng răng. Vậy cụ thể nhổ răng niềng răng khi nào kéo khít khoảng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng tại nhà - Tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp khắc phục hoàn toàn sai lệch về răng như: răng hô, thưa, móm, khấp khểnh,... để mang lại hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Tuy nhiên, giá niềng răng lại khá đắt đỏ so với thu nhập của nhiều người, trong đó có người mới đi làm hay các bạn học sinh, sinh viên. Do đó, niềng răng tại nhà đang là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Vậy giải pháp này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại gì đến sức khỏe? Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chữa gò má cao khi niềng răng cùng chuyên gia Lạc Việt Intech
Gò má cao khi niềng răng là bệnh thường xuyên gặp phải sau khi chỉnh nha, vậy nguyên nhân là gì? Chữa gò má cao khi niềng răng bằng cách nào? Bài viết sau đây cùng phân tích chuyên môn dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất
Khí cụ niềng răng bằng mắc cài không thể thiếu khi chỉnh nha
Khí cụ là những dụng cụ nha khoa hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Bạn có biết các khí cụ niềng răng bằng mắc cài là gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân, giải pháp chữa niềng răng bị ố vàng triệt để
Niềng răng bị vàng là tình trạng quen thuộc mà những người đang chỉnh nha gặp phải. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn