Viêm nha chu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Tran Hoai Nam

16/05/2025

Viêm nha chu là bệnh răng miệng phổ biến nhưng nguy hiểm tiềm ẩn, có thể từ viêm lợi nhẹ đến tiêu xương nghiêm trọng thậm chí mất răng vĩnh viễn. Bài viết này sẽ giúp cô chú/anh chị hiểu rõ nguyên nhân sâu xa, nhận diện các dấu hiệu cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ hàm răng chắc khỏe.

Nếu Cô Chú, Anh Chị muốn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây viêm nha chu và cách điều trị hiệu quả, có thể tham khảo video chia sẻ kiến thức chi tiết từ bác sĩ tại đây: 

1. Viêm nha chu là gì? 

Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở nướu, gây tổn thương các mô mềm và phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như lung lay và mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu là sự tích tụ của cao răng – hay còn gọi là vôi răng. Cao răng không chỉ là nơi trú ngụ lý tưởng cho hàng tỷ vi khuẩn gây hại mà còn tạo ra một bề mặt khó làm sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và tấn công các mô nha chu xung quanh răng.

Viêm nha chu ở các giai đoạn khác nhau

2. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

  • Màu sắc cao răng thay đổi

Cao răng ban đầu có màu trắng ngà, nhưng theo thời gian có thể chuyển sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí đen do sự tích tụ của các chất màu từ thực phẩm, đồ uống và sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau.

Cao răng chuyển sang màu nâu 

  • Lợi sưng đỏ

Vùng lợi xung quanh răng bị ảnh hưởng trở nên sưng phồng và có màu đỏ sẫm thay vì màu hồng nhạt khỏe mạnh.

  • Chảy máu chân răng

Đây là một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất của viêm nha chu. Lợi có thể chảy máu tự nhiên hoặc khi bạn chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc thậm chí khi ăn những thức ăn cứng.

  • Mất bám dính

Nướu có xu hướng tụt xuống, làm lộ chân răng, khiến răng trông dài hơn bình thường và tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ.

  • Tiêu xương

Đây là một giai đoạn tiến triển của viêm nha chu, khi các mô xương nâng đỡ răng bị phá hủy. Dấu hiệu này thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu mà chỉ được phát hiện qua phim chụp X-quang.

  • Lung lay răng

 Khi xương ổ răng bị tiêu nhiều, răng sẽ trở nên lung lay ở các mức độ khác nhau (độ 1, 2, 3), từ lung lay nhẹ theo chiều ngang đến lung lay rõ rệt theo nhiều hướng.

  • Hôi miệng

Viêm nha chu thường đi kèm với hơi thở có mùi khó chịu do sự hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí trong các túi nha chu và sự phân hủy của các mô bị viêm.

  • Áp xe nha chu

Trong giai đoạn nặng, có thể hình thành các ổ mủ (áp xe) ở vùng nướu, gây đau nhức dữ dội và sưng tấy.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này và tìm kiếm sự can thiệp nha khoa kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của viêm nha chu và bảo vệ hàm răng khoẻ mạnh.

Áp xe ở vùng nướu

3. Các phương pháp điều trị viêm nha chu và biện pháp phòng ngừa

Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe nha chu lâu dài.

Phương pháp phòng ngừa viêm nha chu

Để ngăn chặn sự hình thành và tiến triển của viêm nha chu, cô chú/anh chị cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Lấy cao răng định kỳ

Đây là biện pháp quan trọng nhất để loại bỏ cao răng – nguyên nhân chính gây bệnh. Tần suất lấy cao răng nên là 2-3 tháng/lần hoặc tối thiểu 6 tháng/lần, tùy thuộc vào tốc độ tích tụ cao răng của mỗi người và khuyến nghị của nha sĩ.

  • Chải răng đúng cách

Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride, chú ý chải kỹ tất cả các bề mặt răng và dọc theo đường viền nướu.

  • Sử dụng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những kẽ răng mà bàn chải không thể tiếp cận được. Nên sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

  • Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng, nhưng không thay thế được việc chải răng và dùng chỉ nha khoa.

  • Khám răng định kỳ

Thăm khám nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần để được kiểm tra tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các dấu hiệu của viêm nha chu.

Phương pháp điều trị viêm nha chu

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nha sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị viêm nha chu khác nhau:

  • Giai đoạn nhẹ (Viêm lợi)

 Phương pháp điều trị chủ yếu là lấy cao răng triệt để để loại bỏ nguồn kích ứng và vi khuẩn. Bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn về cách vệ sinh răng miệng đúng cách và có thể được chỉ định sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn.

  • Giai đoạn trung bình (Tiêu xương nhẹ, túi nha chu) 

Lúc này, có thể hình thành các túi nha chu – khoảng trống giữa răng và nướu, nơi vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Phương pháp điều trị thường là nạo túi nha chu kín (phẫu thuật tối thiểu). Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để làm sạch sâu bên trong túi nha chu, loại bỏ cao răng và mô viêm.

  • Giai đoạn nặng (Tiêu xương nhiều, lung lay răng)

Trong giai đoạn này, cần đến các phương pháp phẫu thuật nha chu phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt lợi để tiếp cận và làm sạch sâu các bề mặt chân răng bị nhiễm trùng, loại bỏ mô viêm và có thể kết hợp ghép mô mềm hoặc sử dụng các chất kích thích tái bám dính (endogen) để khuyến khích sự phục hồi của các mô nha chu bị tổn thương. Trong trường hợp răng bị lung lay quá nhiều và không thể phục hồi, nhổ răng có thể là giải pháp cuối cùng.

4. Phục hồi răng đã mất do viêm nha chu

Trong trường hợp viêm nha chu tiến triển nặng dẫn đến mất răng, việc phục hồi răng đã mất không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn khôi phục chức năng ăn nhai và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng khác do mất răng gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng xương còn lại sau khi nhổ răng, có hai lựa chọn phục hình chính:

  • Cấy ghép implant sớm

Nếu nền xương hàm tại vị trí răng đã nhổ còn đủ chất lượng và thể tích, bác sĩ có thể tiến hành cấy ghép implant sớm, ngay sau khi nhổ răng hoặc trong vòng vài tuần. Implant là một trụ titanium được cấy vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng thật, và sau đó một mão răng sứ sẽ được gắn lên trên, mang lại chức năng và thẩm mỹ tương tự như răng tự nhiên.

  • Cấy ghép implant muộn

Trong trường hợp nền xương bị tiêu nhiều do viêm nha chu kéo dài, cần có thời gian để vùng nhổ răng lành thương hoàn toàn (thường là 2-3 tháng). Trước khi cấy ghép implant, có thể cần thực hiện thêm các thủ thuật ghép xương hoặc ghép mô mềm để tái tạo lại nền xương và mô nướu đủ để nâng đỡ implant.

Việc lựa chọn phương pháp phục hình răng nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, đánh giá của bác sĩ nha khoa và mong muốn của người bệnh. Các phương pháp phục hình hiện đại như cấy ghép implant mang lại nhiều ưu điểm vượt trội về chức năng, thẩm mỹ và độ bền, giúp người bệnh lấy lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống.

Nếu Cô Chú, Anh Chị đang gặp tình trạng nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, hôi miệng kéo dài hay răng bắt đầu lung lay – đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Đừng chủ quan hay chần chừ thêm! Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Lạc Việt Intech để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn phương án điều trị phù hợp – an toàn, nhẹ nhàng và kịp thời, giúp ngăn ngừa nguy cơ tiêu xương, mất răng về sau.

Hệ thống chi nhánh Nha khoa Lạc Việt Intech:

  • TP. HCM: Số 90 - 92 Ngô Gia Tự, Phường 9, Quận 10, TP. HCM
  • Hà Nội:
    • Số 91 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Số 168 Đường Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội
    • Số 426 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Số 27 Nguyễn Văn Huyên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Nghệ An: Số 24 Cao Thắng, P. Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An
  • Hải Phòng: 107 Tô Hiệu, Lê Chân, TP Hải Phòng

Nguyễn Hoàng Dương

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Đạt thành tích xuất sắc khóa học về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về GRB với Titanium và tải tức thì với implant do Giáo sư Mejed Abu Arqub đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề Làm thế nào để đạt được thành công lâu dài khi phẫu thuật implant cho bệnh nhân mất răng bán phần do Giáo sư Daniel trường ĐH Bern đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề: Ứng dụng kỹ thuật số trong implant nha khoa do TS Bs. Trần Hùng Lâm, Bs. Phạm Hoài Nam và Bs. Marcus Marcussen đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Nên lấy cao răng tại nhà hay tại nha khoa? Quy trình ra sao?
Sự tích tụ của cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nướu, hôi miệng, chảy máu chân răng và thậm chí là nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vậy nên đến nha khoa để lấy cao răng hay tự xử lý tại nhà để tiết kiệm chi phí và thời gian? Bài viết này sẽ giúp cô chú anh chị hiểu rõ những lợi ích và những rủi ro tiềm ẩn của từng lựa chọn, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất để bảo vệ nụ cười và sức khỏe dài lâu.
Cao răng là gì? 4 dấu hiệu cảnh báo nếu bạn không muốn mất răng
Cao răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng như viêm nướu, tụt lợi, hôi miệng và mất răng. Trong bài viết này, Nha khoa Lạc Việt Intech sẽ giúp cô chú anh chị hiểu rõ bản chất của cao răng, các dấu hiệu cảnh báo, tác hại nếu không xử lý kịp thời, và những phương pháp lấy cao răng an toàn, hiệu quả hiện nay
Cảnh báo 10 nguyên nhân tiềm ẩn gây hôi miệng ở người lớn
Hôi miệng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mùi hôi từ khoang miệng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin trong giao tiếp, đời sống cá nhân và cả công việc. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn trong răng miệng hoặc cơ thể. Việc hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa là bước quan trọng giúp cô chú anh chị kiểm soát hiệu quả tình trạng này và cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài.
Lấy tủy răng có đau không? Khi nào cần điều trị tủy để bảo tồn răng thật?
Lấy tủy răng khiến không ít người e dè bởi nỗi lo về cảm giác đau đớn và ám ảnh từ những câu chuyện truyền miệng. Nhưng thực tế, nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật nha khoa hiện đại và tay nghề bác sĩ chuyên môn cao, quy trình lấy tủy răng ngày nay hoàn toàn có thể diễn ra nhẹ nhàng, không đau và mang lại hiệu quả lâu dài. Vậy lấy tủy răng là gì? Khi nào cần điều trị tủy? Có thực sự không đau như lời bác sĩ chia sẻ? Hãy cùng Nha Khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu tất cả những điều cần biết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ và an tâm hơn trước khi quyết định điều trị.
Khi nào cần nhổ răng khôn? Đừng bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm
Mọc răng khôn là một trải nghiệm mà hầu hết chúng ta đều phải đối mặt trong độ tuổi trưởng thành. Mọc răng khôn gây đau nhức, sưng viêm và nhiều biến chứng nguy hiểm. Quá trình này thường đi kèm với những triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng viêm, thậm chí là sốt và cứng hàm. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và chính xác về răng khôn, giúp cô chú anh chị nhận biết các dấu hiệu quan trọng và hiểu tại sao việc nhổ răng khôn đúng thời điểm là quyết định cần thiết để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn