Cắm Implant uống thuốc gì để giảm đau, giảm sưng?

Lạc Việt Intech

14/01/2025

Sau khi cắm Implant, cô chú/anh chị sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau và các loại thuốc kháng sinh giúp giảm cảm giác khó chịu và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cô chú/anh chị những thông tin cụ thể xoay quanh vấn đề cắm Implant uống thuốc gì, đồng thời là các lưu ý quan trọng khác trong quá trình sử dụng thuốc.

1. Uống thuốc giảm đau sau cắm Implant 

Sau khi hoàn tất cắm trụ Implant, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho cô chú/anh chị để làm giảm bớt cảm giác đau nhức khi thuốc tê hết tác dụng. Tuy vậy, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng cần được hết sức lưu tâm để tránh tác dụng phụ.

Cô chú/anh chị chỉ nên uống thuốc giảm đau trong trường hợp cảm giác khó chịu vượt khả năng chịu đựng của bản thân hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, cô chú/anh chị cần lưu ý tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau mà sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau thường được các bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Một số loại NSAIDs thường được kê đơn như:
    • Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm hiệu quả.
    • Naproxen: Giúp giảm đau và viêm, đặc biệt hiệu quả với các cơn đau vừa và nặng.
    • Diclofenac: Có tác dụng giảm đau mạnh, thường được sử dụng trong các trường hợp đau nhiều.
  • Paracetamol: Thuốc này chủ yếu có tác dụng giảm đau và hạ sốt, ít gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa so với NSAIDs.
  • Thuốc giảm đau opioid: Trong một số trường hợp đau rất mạnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau opioid như codeine hoặc tramadol. Tuy nhiên, loại thuốc này thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho khách hàng để giúp giảm bớt cảm giác đau nhức khi thuốc tê hết tác dụng

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho khách hàng để giúp giảm bớt cảm giác đau nhức khi thuốc tê hết tác dụng

Việc sau khi cắm implant dùng thuốc gì, cô chú/anh chị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc và không tự ý mua thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, cô chú/anh chị cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể để tránh tình trạng phản ứng thuốc hay gặp những dấu hiệu bất thường do dị ứng với các thành phần của thuốc. Khi cơ thể xuất hiện các phản ứng bất thường, cô chú/anh chị cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

2. Uống thuốc kháng sinh sau cắm Implant

Thuốc kháng sinh là nhóm dược phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó ngăn chặn và hạn chế các tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ kê đơn sau khi trồng răng Implant giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, đồng thời giả, đau và sưng tấy kéo dài, từ đó đẩy nhanh tốc độ hồi phục của khách hàng.

Thời gian dùng thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Thông thường, cô chú/anh chị sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng 3 - 5 ngày sau khi cắm Implant để đảm bảo vùng phẫu thuật không bị nhiễm trùng.

Sau trồng răng Implant cần sử dụng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng 

Sau trồng răng Implant cần sử dụng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng

Nếu bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao (như bệnh nền tiểu đường, hoặc sức đề kháng yếu), bác sĩ có thể kéo dài thời gian sử dụng thuốc kháng sinh hoặc tăng cường liều lượng theo tình trạng thực tế. 

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn:

  • Penicillin: Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng, thường được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật. Ví dụ: Amoxicillin, Ampicillin.
  • Cephalosporin: Nhóm kháng sinh này cũng có tác dụng kháng khuẩn rộng, thường được sử dụng khi bệnh nhân dị ứng với penicillin. Ví dụ: Cephalexin, Cefuroxime.
  • Macrolide: Nhóm kháng sinh này có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ví dụ: Erythromycin, Azithromycin.
  • Clindamycin: Thường được sử dụng khi bệnh nhân bị dị ứng với penicillin hoặc cephalosporin.

Thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn và hạn chế các tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật trồng răng Implant

Thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn và hạn chế các tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật trồng răng Implant

Cô chú/anh chị cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn, không tự ý sử dụng kháng sinh mua bên ngoài, tránh rủi ro không mong muốn khi sử dụng thuốc.

3. 4 lưu ý trong quá trình dùng thuốc sau khi cắm Implant

Quá trình sử dụng thuốc sau cắm Implant cần hết sức cẩn thận để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe, đồng thời không gây ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép Implant. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng mà cô chú/anh chị cần nắm được:

3.1. Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Cô chú/anh chị cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sau cắm Implant để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ, đặc biệt là việc uống thuốc đúng và đủ liều. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc, bởi việc tăng liều lượng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như dị ứng, rối loạn tiêu hóa hoặc tổn thương gan, thận. Ngược lại, tự ý giảm liều lượng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng hoặc kéo dài thời gian lành thương.

Cô chú/anh chị cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng

Cô chú/anh chị cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng

3.2. Không tự ý mua thuốc ở bên ngoài

Việc tự ý mua thuốc ở bên ngoài có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt khi cô chú/anh chị đang trong quá trình hồi phục sau cắm Implant. Khi mua thuốc bên ngoài, cô chú anh chị có thể mua nhầm thuốc chứa thành phần không phù hợp như Aspirin, làm tăng nguy cơ chảy máu kéo dài tại vị trí phẫu thuật do thành phần này có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không đúng loại hoặc liều lượng có thể khiến vết thương lâu lành hơn, làm xương hàm khó tích hợp với trụ Implant. Đồng thời, có thể đi kèm với nguy cơ xảy ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, dị ứng, tổn thương gan, thận do dị ứng với thành phần của thuốc.

Cô chú/anh chị tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài mà không có hướng dẫn của bác sĩ

Cô chú/anh chị tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài mà không có hướng dẫn của bác sĩ

3.3. Theo dõi các biến chứng sau khi sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp khách hàng có thể mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc. Do đó, cô chú/anh chị trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

Nếu cô chú/anh chị xuất hiện các vấn đề như phát ban, nổi mẩn đỏ hay nghiêm trọng hơn là gặp tình trạng sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc khó thở... thì cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, trong trường hợp đã sử dụng thuốc mà tình trạng đau, sưng tấy hoặc chảy máu bất thường vẫn kéo dài và không thuyên giảm, đây có thể là do việc dùng thuốc không hiệu quả. Một số dấu hiệu bất thường cô chú/anh chị cần lưu tâm:

  • Sưng đau dài ngày: Trong trường hợp tình trạng sưng không thuyên giảm sau 3 - 5 ngày, sưng đi kèm với chảy mủ, đây có thể là dấu hiệu của việc Implant đang nhiễm trùng.
  • Chảy máu nhiều và dài ngày: Tình trạng chảy máu kéo dài hơn 3 ngày có thể là dấu hiệu sơ khai của việc nhiễm trùng vùng cấy Implant, cô chú/anh chị cần đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. 

Cô chú/anh chị trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Cô chú/anh chị trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

3.4. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng đồng thời không ức chế hay làm giảm tác dụng của thuốc. Một số thực phẩm cô chú/anh chị nên tránh sử dụng ngay sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút - 1 tiếng: 

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (canxi): Các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai có thể giảm khả năng hấp thụ thuốc kháng sinh, đặc biệt là các loại thuốc nhóm tetracyclin (như doxycycline) và quinolone (như ciprofloxacin). Canxi liên kết với thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Thực phẩm giàu axit (trái cây có tính axit): Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các loại thuốc kháng sinh, nhưng một số loại thuốc như azithromycin và erythromycin có thể bị giảm hiệu quả nếu sử dụng cùng với thực phẩm chứa axit mạnh.
  • Rượu và đồ uống có cồn: Rượu có thể làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc kháng sinh hoặc gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng, đặc biệt với những loại kháng sinh như metronidazole hoặc tinidazole. Việc uống rượu có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng như buồn nôn, nôn mửa,...
  • Thực phẩm có đường cao: Việc ăn nhiều đường có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong ruột, gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm hiệu quả của một số loại kháng sinh.
  • Thực phẩm giàu vitamin K (như rau xanh): Một số loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của vitamin K trong cơ thể, đặc biệt là khi dùng với các thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau cải, rau bina.

Cô chú/anh chị nên tránh một số nhóm thực phẩm ngay trước/sau khi uống thuốc khoảng 30 phút - 1 tiếng

Cô chú/anh chị nên tránh một số nhóm thực phẩm ngay trước/sau khi uống thuốc khoảng 30 phút - 1 tiếng

Tuy nhiên, cô chú/anh chị không kiêng hoàn toàn sử dụng các thực phẩm trên mà chỉ cần tránh sử dụng ngay trước/sau khi uống thuốc. Ngoài ra, cô chú/anh chị cũng cần nắm được những thực phẩm tuyệt đối cần kiêng sau khi cấy ghép Implant để đảm bảo trụ tích hợp tốt nhất: 

  • Thực phẩm quá cứng hoặc giòn: Các loại hạt, kẹo cứng, đồ ăn có vỏ cứng có thể gây áp lực lớn lên răng Implant, làm giảm khả năng lành thương.
  • Thực phẩm cay, nóng: Chế phẩm chứa gia vị cay hoặc quá nóng có thể kích thích niêm mạc miệng và làm tăng cảm giác đau, khó chịu.
  • Thực phẩm có chứa caffeine: Caffeine có thể làm giảm khả năng cơ thể hồi phục, gây mất nước và ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Cô chú/anh chị nên kiêng các thực phẩm quá khô, cứng hay chứa nhiều caffein trong cả quá trình chờ lành thương

Cô chú/anh chị nên kiêng các thực phẩm quá khô, cứng hay chứa nhiều caffein trong cả quá trình chờ lành thương

Bài viết trên đây đã giải đáp cho cô chú/anh chị những thắc mắc xoay quanh cắm Implant uống thuốc gì để đảm bảo lành thương nhanh chóng. Có thể thấy, việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh mang lại nhiều tác dụng tích cực, tuy nhiên cô chú//anh chị cần đặc biệt lưu ý các khuyến cáo khác trong quá trình sử dụng thuốc để không gây biến chứng nghiêm trọng.

Nếu cô chú/anh chị quan tâm đến dịch vụ cấy ghép Implant tại nha khoa Lạc Việt Intech hoặc muốn lắng nghe thêm tư vấn xoay quanh việc trồng răng, cô chú/anh chị có thể liên hệ nha khoa theo các thông tin dưới đây:

  • Website: https://lacvietdental.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Implant.Lacviet
  • Hotline: 0866.38.0033
  • Địa chỉ Hà Nội:
    • Trụ sở Đống Đa, Hà Nội: Số 168 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
    • Trụ sở Minh Khai, Hà Nội: Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Trụ sở Cầu Giấy, Hà Nội: 27 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Trụ sở Phố Huế: 91 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Địa chỉ Nghệ An: Số 24 Cao Thắng, P. Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An
  • Địa chỉ Hải Phòng: 107 Tô Hiệu, Lê Chân, TP Hải Phòng

Nguyễn Hoàng Dương

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Đạt thành tích xuất sắc khóa học về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về GRB với Titanium và tải tức thì với implant do Giáo sư Mejed Abu Arqub đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề Làm thế nào để đạt được thành công lâu dài khi phẫu thuật implant cho bệnh nhân mất răng bán phần do Giáo sư Daniel trường ĐH Bern đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề: Ứng dụng kỹ thuật số trong implant nha khoa do TS Bs. Trần Hùng Lâm, Bs. Phạm Hoài Nam và Bs. Marcus Marcussen đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Bác sĩ giải đáp: “Cắm Implant có niềng răng được không?”
Niềng răng là quá trình dùng lực của các khí cụ chỉnh nha giúp răng di chuyển đúng vị trí và đảm bảo chức năng thẩm mỹ cho răng. Việc niềng răng sau khi cắm Implant là hoàn toàn có thể, tuy nhiên tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có phương pháp thực hiện khác nhau. Vậy cắm Implant có niềng răng được không và cần lưu ý điều gì, mời cô chú/anh chị theo dõi bài viết dưới đây.
2 lý do cắm Implant bị lệch cần lưu tâm, tránh hậu quả khôn lường
Nguyên nhân cắm Implant bị lệch thường là do quá trình cấy ghép không đảm bảo kỹ thuật, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng xung quanh. Cụ thể, bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng cắm Implant bị lệch, những lưu ý cần thiết và cách xử lý hiệu quả cho cô chú/anh chị.
Cắm Implant bao lâu cắt chỉ? Giải pháp cấy Implant không vạt lợi
Quá trình trồng răng yêu cầu bác sĩ vạt lợi để khoan xương và đặt trụ Implant, sau đó khâu lại để cố định. Khi vết thương lành hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ để thực hiện các bước tiếp theo. Vậy cắm Implant bao lâu cắt chỉ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cô chú/anh chị những thông tin chi tiết và chính xác nhất.
Bác sĩ tiết lộ 6 lợi ích của trồng răng Implant bền vững suốt đời!
Bác sĩ Nguyễn Gia Bảo - Giám đốc chuyên khoa Cấy ghép Implant với hơn 10 năm công tác tại Nha khoa Lạc Việt Intech - tiết lộ: “Trồng răng Implant là phương pháp mang đến nhiều lợi ích vượt trội về lâu dài cho người dùng như khôi phục khả năng ăn nhai, ngăn chặn tiêu xương, tuổi thọ lâu bền và có tính thẩm mỹ cao. Cụ thể, bác sĩ sẽ phân tích từng lợi ích của trồng răng Implant trong nội dung sau đây.”
Giải đáp thắc mắc trồng răng Implant có được bảo hiểm không?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng có chi phí cao, do đó có nhiều khách hàng băn khoăn về việc trồng răng Implant có được bảo hiểm không? Thực tế một số hạng mục có thể được bảo hiểm chi trả nhằm tiết kiệm chi phí hơn, chi tiết mời cô chú/anh chị theo dõi những thông tin dưới đây để được giải đáp thắc mắc.
Cắm Implant bị chảy máu có nguy hiểm không? 4 bước xử lý nhanh gọn
Cắm Implant bị chảy máu là tình trạng thường gặp sau khi cấy ghép Implant. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc tổn thương mô mềm trong quá trình phẫu thuật, cơ địa khó đông máu hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách xử lý hiệu quả, cô chú/anh chị hãy tham khảo các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn