Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì? Tại sao cần nâng xoang?

Quản trị viên

30/01/2023

Nâng xoang là thủ thuật thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mất răng hàm trên lâu năm, xoang hàm hạ thấp không có đủ thể tích, chiều cao để đặt trụ Implant. Vậy kỹ thuật nâng xoang được thực hiện như thế nào? Sau khi nâng xoang cần lưu ý những gì? Dưới đây là những điều cần biết về phương pháp nâng xoang.

Nâng xoang là gì?

Nâng xoang là một trong những kỹ thuật khó nhất trong cấy ghép Implant. Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và tập trung cao độ. Mục đích của nâng xoang đó chính là nâng đáy xoang hàm về vị trí giải phẫu ban đầu, sau đó ghép xương nhân tạo vào vùng dưới đáy xoang (giữa niêm mạc xoang và xương hàm). 

Kỹ thuật nâng xoang là gì?Kỹ thuật nâng xoang là gì?

Lớp xương nhân tạo có nhiệm vụ hướng dẫn tạo sinh xương, tạo khung cho xương phát triển lấp đầy vùng đáy xoang. Sau khi ghép xương nâng xoang, bệnh nhân sẽ cần chờ khoảng 3 - 6 tháng để xương hàm phát triển ổn định. 

Tại sao phải nâng xoang khi cấy ghép Implant?

Hàm trên có một cấu trúc giải phẫu đặc biệt gọi là xoang hàm, kéo dài từ răng số 4 đến răng số 8. Xoang hàm là một cấu trúc rỗng, có vai trò thông khí, lọc bụi bẩn và cộng hưởng âm thanh. Khi bị mất răng hàm trên trong một khoảng thời gian dài, nguy cơ tiêu xương và sa màng xoang là điều rất dễ xảy ra. 

Khi bị mất răng lâu ngày, xoang hàm sẽ mở rộng và sa xuống, chiếm mất chỗ của chân răng và làm khuyết hổng xương theo chiều đứng. Kỹ thuật nâng xoang được áp dụng trong trường hợp đáy xoang sa xuống quá thấp, khiến cho chiều cao xương hàm chỉ còn 8mm trở xuống và không có đủ chỗ để đặt chân răng Implant. 

Mất răng hàm trên lâu ngày khiến đáy xoang sa xuống quá thấpMất răng hàm trên lâu ngày khiến đáy xoang sa xuống quá thấp

Chính vì thế, khi trồng răng Implant, bác sĩ bắt buộc phải tái sinh lại chiều cao xương thông qua việc nâng đáy xoang lên về vị trí ban đầu, kết hợp với ghép xương nhân tạo. 

Nâng xoang không chỉ giúp tăng kích thước chiều cao của xoang hàm mà còn tạo đủ không gian, thuận lợi cho việc cấy ghép Implant. Nhờ đó trụ Implant có thể tích hợp ổn định và đứng vững trong xương hàm, đồng thời ngăn chặn các biến chứng đào thải trụ Implant hay đâm thủng vách xoang hàm.  

Trường hợp cần phải nâng xoang

Phương pháp nâng xoang được chỉ định đối với những trường hợp sau đây: 

  • Người có xương hàm trên mỏng, xoang hàm sa xuống thấp. 
  • Bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm, xương tiêu nhiều, mở rộng không đủ điều kiện cấy Implant. 

Ngoài ra, đối tượng chống chỉ định nâng xoang đó chính là những người mắc bệnh viêm xoang mãn tính. 

Các kỹ thuật nâng xoang phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 2 kỹ thuật nâng xoang đang được áp dụng phổ biến đó là: nâng xoang kín và nâng xoang hở. Tùy thuộc vào tình trạng thiếu hổng xương và đáy xoang hàm, bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ định sử dụng kỹ thuật nâng xoang phù hợp. 

Nâng xoang hở 

Nâng xoang hở - hay còn gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên thường được chỉ định cho trường hợp thiếu xương nhiều và chiều cao xương còn lại dưới 3mm. Đáy xoang không thuận lợi như xơ dính, gồ ghề, màng xoang dày hay có dị vật và dịch trong xoang. 

Kỹ thuật nâng xoang hởKỹ thuật nâng xoang hở

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lật vạt lợi, bóc rộng vạt lợi để tiếp cận thành trước xoang hàm. Sau đó sử dụng bộ phẫu thuật nâng xoang nha khoa chuyên dụng để đục 1 lỗ có đường kính khoảng 10mm và tiến hành bóc màng xoang thông qua cửa sổ này để nâng đáy xoang lên. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa xương nhân tạo vào để lấp đầy vùng đáy xoang và cuối cùng khâu kín lại. 

Mặc dù kỹ thuật này được đánh giá là dễ thao tác và kiểm soát đáy xoang, tuy nhiên mức độ xâm lấn rộng nên thường gây sưng đau nhiều hơn. Thành trước xoang hàm bị xâm lấn có thể gây ảnh hưởng tới nguồn máu nuôi dưỡng, do đó khả năng tái sinh xương sẽ kém hiệu quả hơn. 

Nâng xoang kín 

Nâng xoang kín là kỹ thuật nâng xoang từ bên trong thông qua lỗ đặt Implant. Về mặt cổ điển, nâng xoang kín được áp dụng trong các trường hợp chiều cao xương từ 4 - 8mm và đáy xoang hàm không có những yếu tố nguy cơ như mang xoang không dày dính hay không có vách ngăn. 

Kỹ thuật nâng xoang kínKỹ thuật nâng xoang kín

Để thực hiện nâng xoang kín, bác sĩ sẽ khoan lỗ để đặt chân răng Implant. Sau đó sử dụng bộ dụng cụ nâng xoang chuyên dụng để tách màng xoang ra khỏi đáy xoang thông qua lỗ chờ Implant. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa xương nhân tạo vào để lấp đầy khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang mới nâng. 

Ưu điểm của kỹ thuật nâng xoang kín đó là ít xâm lấn, hạn chế sưng đau và thường được thực hiện cùng với quá trình cấy ghép Implant. Nhờ đó giảm thiểu số lần phẫu thuật và tiết kiệm thời gian thực hiện. 

Tuy nhiên, vì đây là kỹ thuật “mù” nên đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải thật sự khéo léo trong từng thao tác để tránh nguy cơ thủng đáy xoang hàm.  

=> Video bác sĩ Bùi Văn Hưng phân tích lâm sàng ca cấy ghép Implant áp dụng kỹ thuật nâng xoang kín: 

Trồng răng Implant sử dụng kỹ thuật nâng xoang kín

Quy trình nâng xoang được thực hiện như thế nào? 

Mỗi kỹ thuật nâng xoang sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Bạn có thể tham khảo quy trình nâng xoang kín và nâng xoang hở ngay sau đây: 

Quy trình nâng xoang hở 

Quy trình nâng xoang hởQuy trình nâng xoang hở

  • Bước 1: Mở nướu. Bác sĩ sẽ rạch một đường niêm mạc màng xương dọc theo sống hàm vùng mất răng để tiếp cận thành trước xoang hàm. 
  • Bước 2: Mài 1 lớp xương mỏng. Bác sĩ tiến hành đục 1 lỗ có đường kính khoảng 10mm để bộc lộ cửa sổ bên. 
  • Bước 3: Tách và nâng màng xoang lên. Bác sĩ sử dụng kẹp phẫu thuật chuyên dụng để bóc tách và nâng nhẹ màng xoang lên đồng thời giữ cho màng xoang ở nguyên vị trí. 
  • Bước 4: Ghép xương nhân tạo và cố định đáy màng xoang. Ở bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương thông qua lỗ khoan vào vùng dưới của màng xoang cho đến khi đủ khối lượng xương để cấy ghép Implant. 
  • Bước 5: Chờ khoảng 3 - 6 tháng cho đến khi xương hàm đã tích hợp và ổn định. 
  • Bước 6: Tiến hành cấy ghép Implant. 

Quy trình nâng xoang kín 

Quy trình nâng xoang kínQuy trình nâng xoang kín

  • Bước 1: Khoan một lỗ chờ để đặt chân răng Implant. 
  • Bước 2: Từ lỗ cấy Implant đã được tạo ra, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đẩy chuyên dụng để nâng xoang hàm lên cao hơn. 
  • Bước 3: Bơm xương nhân tạo vào bên trong thông qua một ống bơm chuyên dụng cho tới khi đáp ứng đủ lượng xương cần thiết. 
  • Bước 4: Cấy ghép Implant và khâu vạt nướu bằng chỉ tự tiêu.
  • Bước 5: Sau khi kết thúc quá trình nâng xoang và cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ chụp lại phim để kiểm tra tình trạng trụ Implant. 

Sau khi nâng xoang bao lâu mới có thể cấy ghép Implant? 

Tùy theo tình trạng xương hàm và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ phẫu thuật, trụ Implant có thể được đặt ngay trong cùng 1 buổi hẹn với nâng xoang hoặc được cấy ghép sau khoảng 3 - 6 tháng.  

Đối với kỹ thuật trồng răng Implant cổ điển, có thể nâng xoang và cấy ghép Implant trong 1 lần hẹn nếu chiều cao xương hàm còn ít nhất 5mm.

Lưu ý sau khi nâng xoang để đảm bảo kết quả tốt nhất

Sau khi nâng xoang, sẽ cần thời gian để vết thương lành hẳn vì vậy bệnh nhân cần thận trọng trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Dưới đây là những điều cần lưu ý sau khi nâng xoang: 

  • Không tác động tới vết thương gây rách, viêm niêm mạc như dùng lưỡi chạm vào vết thương hay ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Nên ăn những đồ ăn mềm, tránh ăn đồ quá dai, quá cứng gây hay những loại thực phẩm chứa nhiều axit dễ làm nhiễm trùng vết thương.
  • 2 - 3 tháng sau khi nâng xoang, bệnh nhân cần nhẹ nhàng hết sức có thể khi hắt hơi. 
  • Không sử dụng ống hút, khạc nhổ hoặc tới môi trường dễ bị thay đổi áp suất như đi máy bay, lặn biển… hay hoạt động quá sức bởi những hoạt động này có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương màng xoang. 

Tại sao nên chọn nâng xoang tại Nha khoa Lạc Việt Intech? 

Nâng xoang là kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề chuyên sâu cùng kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Với sự phát triển của công nghệ sóng siêu âm cao tần, kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng xâm lấn tối thiểu, gia tăng hiệu quả thành công. 

Tại Nha khoa Lạc Việt Intech ứng dụng kỹ thuật nâng xoang thủy lực kết hợp với sóng siêu âm cao tần. Đây là kỹ thuật nâng xoang tiên tiến nhất hiện nay và có rất ít cơ sở nha khoa áp dụng. Kỹ thuật nâng xoang thủy lực đem đến nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống: xâm lấn tối thiểu, an toàn tuyệt đối, hiệu quả cao và có thể kết hợp cắm trụ Implant trong 1 lần hẹn. 

Kỹ thuật nâng xoang thủy lực kết hợp sóng siêu âm cao tầnKỹ thuật nâng xoang thủy lực kết hợp sóng siêu âm cao tần

Phương pháp nâng xoang kín sử dụng các dụng cụ cơ học để bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang thông qua lỗ chờ cấy Implant tiềm ẩn nguy cơ gây thủng màng xoang. Trong khi đó, nâng xoang thủy lực sử dụng sóng siêu âm cao tần bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang. Sau đó dùng áp lực nước để đẩy đáy xoang lên cao. 

Như vậy, sự kết hợp giữa kỹ thuật nâng xoang thủy lực và tăng nén trong cấy ghép Implant cho phép đặt trụ Implant và nâng xoang, ghép xương trong một lần hẹn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu đau đớn mà còn thúc đẩy vết thương nhanh lành, đồng thời tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân. 

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng xoang và cấy ghép Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech sẽ đảm bảo an toàn tối đa và mang lại kết quả tốt nhất. 

=> Xem ngay tiêu chuẩn bác sĩ cấy ghép Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech: 

Tiêu chuẩn của bác sĩ cấy ghép Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant. Nếu như cô chú/ anh chị có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay Hotline: 19006421 để được chuyên gia giải đáp!




Nguyễn Ngọc Bảo

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tu nghiệp chương trình đào tạo cấy ghép impalnt của Dentium ACADEMY, Hàn Quốc
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về cấy ghép implant On1 Concept Nobel Biocare, Thuỵ Điển
  • Hoàn thành xuất sắc chương trình cập nhật công nghệ trồng răng implant 2021 do các Giáo sư Dolly Patel, Mihir Shah, Bela Dave, Ina Patel đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant và tái tạo xương do Giáo sư Brijesh A.Patel trực tiếp đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Giới thiệu cấu tạo Implant với 3 bộ phận quan trọng
Răng Implant mô phỏng cấu tạo của một răng người thật, gồm 3 bộ phận chính là trụ Implant, trụ phục hình và mão răng sứ. Ngoài ra, bác sĩ có thể gắn trụ lành thương sau cắm Implant để giúp quá trình tái tạo mô lợi diễn ra hiệu quả và ít biến chứng hơn.  Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu tạo Implant, đồng thời so sánh trực quan giữa các loại phổ biến trên thị trường, giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin khi quyết định vật liệu trồng răng Implant.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có uống bia được không?”
Bác sĩ Nguyễn Gia Bảo - Giám đốc chuyên môn Chuyên khoa cấy ghép Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech, với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện thành công hơn 1.000 ca trồng răng Implant, chia sẻ đôi lời về vấn đề này: Khi trồng răng Implant, việc tuân thủ chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để bảo vệ Implant. Tuy nhiên, một số người có đời sống và công việc thường xuyên tiếp xúc với rượu bia băn khoăn liệu sau khi trồng răng Implant có uống bia được không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp ý kiến tư vấn từ bác sĩ về chế độ ăn uống để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.
4 cách giảm tình trạng đau sau khi cắm Implant nhanh chóng, hiệu quả
Đau sau khi cắm Implant là hiện tượng bình thường, tuy nhiên một số trường hợp đau kéo dài, kèm các biểu hiện bất thường như sưng tấy, chảy mủ, ... sẽ cần các biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân của tình trạng đau sau khi cắm Implant và gợi ý cô chú/anh chị cách giảm sưng đau, an toàn, hiệu quả.
Sau khi trồng răng Implant nên ăn gì để răng Implant lành thương nhanh
Chỉ từ 3 đến 5 tiếng sau khi trồng răng Implant, cô chú/anh chị có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, chế độ ăn uống trong thời gian này cần tuân thủ một số điều để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình lành thương. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm sau khi trồng răng Implant nên ăn gì từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp cô chú/anh chị xây dựng thực đơn hiệu quả, an toàn và phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của từng người.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có gây mê không?”
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - chuyên gia cấy ghép Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech với nhiều năm kinh nghiệm khôi phục nụ cười và cải thiện chất lượng cuộc sống qua các ca cấy ghép Implant thành công có chia sẻ: Trong các ca phẫu thuật lớn, gây mê là phương pháp giúp bệnh nhân mất ý thức tạm thời, không cảm nhận được đau đớn, từ đó đảm bảo sự ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật kéo dài. Phương pháp này thường áp dụng cho những ca đại phẫu đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ về tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến cấy ghép răng Implant - một tiểu phẫu nha khoa phổ biến, nhiều người cũng thường thắc mắc liệu trồng răng Implant có gây mê không. Điều đó phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trong nội dung dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Công nghệ trồng răng Implant 2024 - Đặt trụ chính xác, giảm đau hiệu quả
Phương pháp phục hình răng Implant ngày càng đạt độ chính xác và hoàn thiện cao do sự ra đời của các công nghệ trồng răng Implant hiện đại. Trong bài viết này, nha khoa Lạc Việt Intech sẽ cùng cô chú/anh chị tìm hiểu chi tiết về các công nghệ hiện đại đang được ứng dụng trong trồng răng Implant, cùng những lưu ý quan trọng giúp cô chú/anh chị lựa chọn công nghệ phù hợp.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn