Trẻ em có trồng răng Implant được không? 3 rủi ro tiềm ẩn

Seo ngon

06/10/2024

Nhiều trường hợp bố mẹ có con bị mất răng vĩnh viễn lo ngại việc mất răng sẽ gây cản trở quá trình ăn nhai và phát âm, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của các răng thật khác. Do đó, nhiều bố mẹ tìm đến giải pháp phục hình răng cho con, nhưng còn băn khoăn trẻ em có trồng răng Implant được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp câu hỏi này và lựa chọn được phương pháp phục hình răng phù hợp.

1. Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Trẻ em dưới 16 tuổi không được chỉ định trồng răng Implant và người dưới 18 tuổi không phù hợp để tiến hành cấy ghép Implant đối với vị trí răng cửa. Bởi lúc này, hệ thống xương hàm của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong quá trình trưởng thành, xương hàm của trẻ phát triển theo cả chiều ngang, chiều dọc, và chiều trước - sau. Đặc biệt, sự phát triển theo chiều dọc (khi xương hàm và mặt dài ra) có thể làm các răng tự nhiên di chuyển xuống dưới nhờ các dây chằng nha chu, trong khi trụ implant không thể tự di chuyển. 

Ngoài ra, răng Implant đứng cố định một vị trí còn cản trở sự di chuyển của các răng khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của xương hàm đồng thời dẫn đến hiện tượng xô lệch răng thật, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng. Do đó, sau khi xương hàm phát triển hoàn thiện, trẻ em có thể sẽ phải nhổ bỏ răng Implant cũ do răng không còn hài hòa với tổng thể khuôn hàm, điều này gây bất tiện và tốn kém chi phí. 

Thông thường, xương hàm của con người sẽ tiếp tục phát triển cho đến tuổi trưởng thành

Thông thường, xương hàm của con người sẽ tiếp tục phát triển cho đến tuổi trưởng thành

Bên cạnh đó, do mô mềm, nướu và xương của trẻ còn nhạy cảm và chưa hoàn thiện, trẻ sau khi phẫu thuật sẽ lâu lành thương hơn so với người trưởng thành, gây đau viêm kéo dài. Điều này có thể làm giảm khả năng ăn uống và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, thậm chí gây nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ em trồng răng Implant trong độ tuổi 16 - 17 khi xương hàm gần như ổn định và không thay đổi nhiều. Để xác định độ tuổi trồng răng Implant phù hợp, cha mẹ nên đưa con đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn, thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chụp X-quang cẩn thận để đánh giá tình trạng xương hàm, đảm bảo đủ mật độ, thể tích và độ cứng trước khi tiến hành cấy ghép.

Trẻ em (người dưới 18 tuổi) không phù hợp trồng răng implant bởi lúc này hệ thống xương hàm, răng phát triển chưa hoàn thiện

Trẻ em (người dưới 18 tuổi) không phù hợp trồng răng implant bởi lúc này hệ thống xương hàm, răng phát triển chưa hoàn thiện

2. 3 rủi ro tiềm ẩn khi trồng răng Implant cho trẻ

Tùy ý trồng răng implant cho trẻ khi chưa đảm bảo đủ các điều kiện về thể tích, mật độ, độ cứng,... của xương có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng cho quá trình phát triển của trẻ. Cụ thể:

  • Khiến cho răng trẻ mọc không đều: Răng Implant cố định trong khi xương hàm liên tục phát triển sẽ cản trở sự di chuyển của các răng vĩnh viễn, gây ra tình trạng xô lệch, không đều, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của trẻ sau này. 
  • Khung xương hàm bị méo gây mất thẩm mỹ: Việc đặt Implant sớm trong khi xương hàm vẫn đang phát triển có thể gây ra biến dạng hoặc lệch lạc cấu trúc xương hàm, dẫn đến mất cân đối trong cấu trúc khuôn mặt, đòi hỏi phải thực hiện phẫu thuật điều chỉnh trong tương lai. Mặt khác, răng Implant về sau không còn hài hòa với cấu trúc xương hàm đã hoàn thiện, trẻ em sẽ phải nhổ bỏ răng Implant cũ và tiến hành cấy mới, gây bất tiện và tốn kém chi phí.

Để tránh các rủi ro về sức khỏe và thẩm mỹ, các bậc cha mẹ nên đưa con đến các phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra tình trạng xương hàm và tư vấn phương pháp phù hợp cho trẻ. 

Đến với Nha khoa Lạc Việt Intech, hệ thống công nghệ chụp CT Cone Beam hiện đại sẽ giúp rà soát, đánh giá mật độ, thể tích và độ cứng xương hàm, từ đó, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao sẽ đưa ra lời khuyên, giải pháp xử lý răng đã mất phù hợp với từng trẻ. 

Việc tùy ý trồng răng implant cho trẻ dưới 18 tuổi có thể để lại nhiều rủi ro nghiêm trọng như răng mọc không đều, hàm biến dạng,...

Việc tùy ý trồng răng implant cho trẻ dưới 18 tuổi có thể để lại nhiều rủi ro nghiêm trọng như răng mọc không đều, hàm biến dạng,...

3. Giải pháp thay thế trồng răng Implant cho trẻ em

Khi trẻ chưa đủ điều kiện trồng răng Implant, tùy thuộc vào tình trạng mất răng, trẻ sẽ được chỉ định các phương pháp thay thế tạm thời như sử dụng hàm giữ khoảng, cầu răng dán, hay hàm răng giả tháo lắp. Các phương pháp này đều mang tính tạm thời, giúp trẻ duy trì chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, với các ưu và nhược điểm khác nhau.

3.1. Sử dụng hàm giữ khoảng

Hàm giữ khoảng là một khí cụ nha khoa được làm từ kim loại hoặc nhựa cao cấp, có chức năng duy trì khoảng trống của răng đã mất, ngăn chặn tình trạng các răng xung quanh nghiêng đổ vào vùng khoảng trống. 

Đây là một giải pháp tạm thời, cần thực hiện ngay sau khi trẻ mất răng, nhằm bảo vệ cấu trúc hàm và hỗ trợ việc cấy ghép răng sau này. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như:

  • Giúp phục hồi chức năng giao tiếp và ăn nhai cho trẻ.
  • Giữ lại khoảng trống phục vụ cho trồng răng implant sau này mà không cần các can thiệp chỉnh nha phức tạp.
  • Giúp xương hàm tiếp tục phát triển tự nhiên và ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương khi mất răng.
  • Giá thành hợp lý, khoảng 500.000 - 2.800.000 đồng/bộ.

Tuy nhiên, việc sử dụng hàm giữ khoảng có thể khiến trẻ cảm thấy vướng víu và khó chịu trong khoang miệng. Nếu trẻ không duy trì hàm trong khoảng thời gian cần thiết, hiệu quả của phương pháp này sẽ giảm đáng kể.

Hàm giữ khoảng là phương pháp thay thế răng mất tạm thời, giúp ngăn chặn các răng xung quanh nghiêng đổ và khoảng trống

Hàm giữ khoảng là phương pháp thay thế răng mất tạm thời, giúp ngăn chặn các răng xung quanh nghiêng đổ và khoảng trống

3.2. Cầu răng cánh dán

Cầu răng cánh dán là một loại cầu răng sứ được dùng để thay thế răng một hay nhiều mất, đặc biệt là răng cửa. Cầu răng dán sử dụng một chiếc răng giả có 2 cánh kim loại cố định vào mặt trong của 2 răng trụ bên cạnh vị trí răng mất bằng chất kết dính nha khoa. Phương pháp này không yêu cầu mài 2 răng thật bên cạnh, giúp bảo vệ tối đa răng thật.

Cầu răng dán an toàn và phù hợp nhất với trẻ ở độ tuổi thiếu niên, khoảng từ 12 - 17 tuổi, được áp dụng ngay sau khi mất răng, với một số ưu điểm:

  • Đảm bảo thẩm mỹ tạm thời, giúp khôi phục vẻ đẹp tự nhiên của khuôn miệng, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp và sinh hoạt.
  • Bảo toàn tối đa răng thật, không gây tổn thương đến hai răng bên cạnh như cầu răng sứ truyền thống, giúp giữ nguyên tình trạng sức khỏe răng miệng.
  • Khi trẻ đủ điều kiện để trồng răng Implant, cầu răng dán có thể tháo ra một cách dễ dàng.

Cầu răng cánh dán giúp lấp đầy khoảng trống của răng mất một cách tạm thời, phục hồi chức năng ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ

Cầu răng cánh dán giúp lấp đầy khoảng trống của răng mất một cách tạm thời, phục hồi chức năng ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ

Tuy nhiên, so với phương pháp sử dụng hàm giữ khoảng, sử dụng cầu răng dán có một số hạn chế nhất định như: 

  • So với các phương pháp sử dụng hàm giữ khoảng, cầu răng dán có khả năng chịu lực kém hơn, dễ bị rơi ra trong quá trình ăn nhai, đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dẻo.
  • Mặc dù không yêu cầu mài răng, nhưng giá thành của cầu răng dán thường cao hơn so với phương pháp hàm giữ khoảng.
  • Khả năng chịu lực kém do răng sứ chỉ được dán cố định vào vị trí mất răng mà không có một trụ chắc chắn nâng đỡ phía dưới, gây khó khăn khi ăn nhai cho trẻ.

3.3. Hàm răng giả tháo lắp

Hàm răng giả tháo lắp được thiết kế gồm hai bộ phận: phần khung răng mô phỏng nướu được làm bằng nhựa hay kim loại và phần răng giả làm từ nhựa dẻo hoặc sứ. Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp trẻ mất nhiều răng vĩnh viễn do các nguyên nhân như tai nạn, sâu răng, hoặc bệnh lý nha khoa.

Hàm răng giả tháo lắp mang lại một số ưu điểm như:

  • Phục hồi chức năng ăn nhai tạm thời, giúp trẻ ăn uống bình thường mà không bị khó khăn.
  • Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh, phù hợp với trẻ chưa đủ điều kiện trồng răng Implant.
  • Chi phí thấp hơn so với các phương pháp phục hình răng cố định.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định:

  • Hàm giả tháo lắp không có khả năng ngăn chặn tiêu xương hàm như răng Implant, do đó không phù hợp để sử dụng lâu dài.
  • Phương pháp này có tuổi thọ ngắn, dễ bị hỏng hoặc cần thay mới sau 3 - 5 năm sử dụng.
  • Không phù hợp với trẻ quá nhỏ dưới 6 tuổi do cần tháo lắp thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy khó chịu hoặc không tuân thủ việc sử dụng đúng cách.

Hàm răng giả tháo lắp là biện pháp được chỉ định cho trẻ mất nhiều răng vĩnh viễn giúp trẻ ăn uống bình thường

Hàm răng giả tháo lắp là biện pháp được chỉ định cho trẻ mất nhiều răng vĩnh viễn giúp trẻ ăn uống bình thường

Tùy vào mức độ mất răng cũng như tình trạng răng miệng của trẻ, bố mẹ nên đưa con đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám, tư vấn phương pháp phù hợp. Nha Khoa Lạc Việt Intech với công nghệ hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.

Với những băn khoăn liệu trẻ em có trồng răng Implant được không, có thể nói trẻ em dưới 18 tuổi bị mất răng không thích hợp để trồng răng Implant bởi xương hàm chưa phát triển hoàn thiện và ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe như viêm sưng kéo dài, lệch hàm, răng mọc không đều,...

Nếu phụ huynh đang tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia cho tình trạng mất răng của trẻ, cô chú/anh chị có thể liên hệ với Nha khoa Lạc Việt Intech để nhận được tư vấn và hỗ trợ:

  • Hotline: 1900 6421 
  • Địa chỉ Hà Nội:
    • Trụ sở Đống Đa, Hà Nội: Số 168 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
    • Trụ sở Minh Khai, Hà Nội: Số 426 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Trụ sở Cầu Giấy, Hà Nội: 27 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Địa chỉ Nghệ An: Số 24 Cao Thắng, P. Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An
  • Địa chỉ Hải Phòng: 107 Tô Hiệu, Lê Chân, TP Hải Phòng

 

Nguyễn Gia Bảo

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về chương trình cập nhật công nghệ trồng răng implant 2021 do các Giáo sư Dr Dolly Patel, Dr Mihir Shah, Bela Dave, Ina Patel đào tạo
  • Hoàn thành xuất sắc chương trình trồng răng implant và tái tạo xương do Giáo sư Brijesh A.Patel trực tiếp đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề khoa học về implant do Giáo sư Eitan Mijiritsky trực tiếp đào tạo
  • Tu nghiệp Khóa học chuyên sâu về trụ Osstem do các Giáo sư Kyoo-Ok Choi và Bong-Hyeum Suh đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về cải tiến công nghệ nâng xoang trong trồng răng implant

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Trồng răng Implant có tốt không? 7 biến chứng cần lưu ý
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tốt nhất vì có thể phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quy trình cấy ghép, cô chú/anh chị có thể gặp các biến chứng không mong muốn. Hãy tham khảo những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề trồng răng Implant có tốt không, các biến chứng có thể xảy ra và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.
Trồng răng Implant có nguy hiểm không? 4 cách hạn chế biến chứng
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng an toàn, ít biến chứng nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo quy trình cấy ghép và chăm sóc đúng cách, cô chú/anh chị vẫn có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, trong nội dung bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trồng răng Implant có nguy hiểm không, đồng thời cung cấp một số cách phòng tránh rủi ro hiệu quả cho cô chú/anh chị.
Trồng răng Implant có chụp MRI được không? Khi nào không thể chụp?
Chụp phim MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không, liệu răng Implant có làm ảnh hưởng đến việc chụp cộng hưởng từ không, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết cắm Implant bị đào thải và cách xử lý
Cắm Implant bị đào thải là tình trạng trụ Implant không tích hợp với xương, không hình thành liên kết sinh học giữa Implant và xương, dẫn đến phải tháo bỏ trụ và có thể gây tốn kém chi phí điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết trụ Implant bị đào thải, nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa tình trạng này diễn ra. Mời cô chú/anh chị cùng theo dõi!
Implant xi măng là gì? So sánh Implant xi măng và Implant bắt vít
Implant xi măng là một phương pháp phục hình răng được ứng dụng rộng rãi vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, trong nha khoa hiện đại, phương pháp này không còn phổ biến và dần được thay thế bởi các dòng Implant tiên tiến hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Implant xi măng là gì, những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này, qua đó giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin để đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn vật liệu trồng răng Implant.
6 điểm khác biệt giữa cầu răng sứ và Implant: Nên chọn phương pháp nào?
Cầu răng sứ và Implant hiện là hai phương pháp phục hình răng phổ biến, được nhiều người lựa chọn để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện khác nhau của từng người. Dưới đây là một số so sánh cơ bản về hai phương pháp này, giúp cô chú/anh chị có thông tin tổng quan trước khi lựa chọn.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn