Có những phương pháp trồng răng giả nào? Phương pháp nào tốt nhất?

Mai Minh Vương

19/11/2022

Mất răng gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên khi mất răng giải pháp tốt nhất là tiến hành trồng răng giả. Vậy có những phương pháp trồng răng giả nào? Phương pháp nào tốt? Nên áp dụng phương pháp nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Trồng răng giả bằng hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng cổ điển nhất nhưng vẫn được sử dụng đến hiện nay. Hàm tháo lắp sẽ bao gồm một khung hàm bằng nhựa có màu sắc tương đồng với màu lợi có thể tháo ra lắp vào và có mão răng sứ gắn ở phía trên để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Có 3 loại hàm tháo lắp chính: hàm tháo lắp bằng nhựa dẻo, hàm tháo lắp bằng nhựa cứng, hàm tháo lắp bằng kim loại.

Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp

Hàm tháo lắp thích hợp cho những trường hợp:

  • Người mất răng muốn phục hình tốn ít chi phí
  • Người mất nhiều răng liền kề hoặc mất răng toàn hàm
  • Người không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao

Ưu điểm của phương pháp hàm giả tháo lắp:

  • Tiết kiệm chi phí, đây là phương pháp có mức chi phí thấp nhất trong các phương pháp trồng răng giả.
  • Quá trình thực hiện nhanh chóng dễ dàng, không xâm lấn mô xương hay các răng bên cạnh.
  • Bảo toàn nguyên vẹn các răng còn lại.
  • Không gây đau nhức hay chảy máu cho người thực hiện.
  • Thời gian thực hiện ngắn, nhanh chóng có hàm mới.
  • Tháo lắp dễ dàng để vệ sinh.

Nhược điểm của hàm tháo lắp:

  • Dễ bị tuột hoặc gây vướng víu khi nói chuyện.
  • Lực ăn nhai chỉ đạt 70% so với răng thật.
  • Hàm dễ bị biến dạng khi ăn đồ ăn dai cứng.
  • Phần móc kim loại dễ bị lộ ra ngoài, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi cười nói.
  • Sử dụng một thời gian dài có thể gây mùi khó chịu, hơi thở có mùi do nước bọt ngấm vào hàm giả.
  • Tác động liên tục lên phần nướu nên có thể sẽ gây kích ứng vùng này.
  • Phải thường xuyên tháo ra để vệ sinh và khi đi ngủ.
  • Tình trạng tiêu xương hàm vẫn diễn ra vì không có chân răng thay thế.
  • Khi xương hàm bị tiêu thì hàm tháo lắp sẽ trở nên lỏng lẻo, không thể sử dụng được và phải làm mới.

Trồng răng giả bằng cầu răng sứ

Để có thể trồng răng giả bằng cầu răng sứ chúng ta sẽ buộc phải mài nhỏ cùi răng ở hai răng liền kề của vùng mất răng để làm trụ nâng đỡ cầu răng sau đó gắn một cầu răng sứ dính liền lên trên để phục hình. Cầu răng sứ sau khi được gắn sẽ cố định trên răng, không thể tháo lắp thường xuyên được.

Trồng răng giả bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ bao gồm 2 phần. Một phần răng giả thay thế cho phần răng mất và hai mão sứ rỗng ở ngoài cùng để chụp lên trụ răng thật. Cầu răng sứ cũng có nhiều loại khác nhau: cầu răng sứ toàn sứ, cầu răng sứ kim loại, cầu răng sứ titan… với độ bền đẹp khác nhau.

Đối tượng phù hợp:

  • Người bị mất một hoặc nhiều răng liền kề
  • Người có răng kế vùng răng mất còn chắc khỏe

Cầu răng sứ có nhiều ưu điểm:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, không lộ răng giả.
  • Chi phí tầm trung, tùy thuộc vào số lượng răng mất và loại răng sứ mà giá phục hình có thể từ 3 – 10 triệu.
  • Chức năng ăn nhai đạt 80-90% so với răng thật.
  • Vật liệu làm cầu răng an toàn cho cơ thể người.
  • Thời gian thực hiện nhanh, chỉ cần 2 lần hẹn là có thể hoàn tất quá trình trồng răng. Mỗi lần hẹn cách nhau 3 – 5 ngày.

Hạn chế của cầu răng sứ:

  • Không áp dụng cho trường hợp mất răng toàn hàm.
  • Khó thực hiện khi mất răng cửa, răng nanh hay răng trong cùng.
  • Không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm.
  • Sử dụng một thời gian sẽ khiến hai chân răng bị mài yếu đi, lung lay và rụng.
  • Tuổi thọ chỉ khoảng 7 – 10 năm.
  • Dễ dắt thức ăn tại vị trí răng mất gây nên một số bệnh lý răng miệng.
  • 2 răng bị mài phải gánh lực ăn nhai của cả cầu răng nên sử dụng một thời gian sẽ bị lung lay dẫn đến gãy rụng và phải phục hình lại.

Trồng răng giả bằng cách cấy ghép implant

Đây là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, là giải pháp được nhiều bác sĩ nha khoa hàng đầu khuyên chọn vì những ưu điểm tuyệt vời mà chỉ có răng implant mới mang lại được.

Bác sĩ sẽ cắm một trụ implant vào trong xương hàm thay thế cho chân răng đã mất sau đó gắn một mão răng sứ lên trên đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Phương pháp này được nhiều người lựa chọn nhất vì chúng mang lại khả năng ăn nhai không khác gì răng thật.

Trồng răng giả bằng ấy ghép Implant

Một răng implant sẽ có cấu tạo gồm 3 phần: trụ implant thay thế cho chân răng mất, khớp kết nối Abutment là cầu nối giữa trụ implant và răng sứ, mão răng sứ thay thế cho cùi răng mất. 

Răng implant sau khi hoàn thiện sẽ cố định trong xương hàm chắc chắn như răng thật đảm bảo chức ăn nhai và thẩm mỹ cho người mất răng. Đây là phương pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay.

Trồng răng implant được áp dụng cho các trường hợp:

  • Mất 1 răng, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm
  • Muốn phục hình răng mất một cách hoàn hảo: vừa ăn nhai vừa thẩm mỹ như răng thật.

Trồng răng implant có nhiều ưu điểm:

  • Lực ăn nhai không khác gì răng thật.
  • Thẩm mỹ như răng thật, không lộ răng giả.
  • Phương pháp trồng răng duy nhất ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương.
  • Chỉ thực hiện tại vị trí răng mất, không xâm lấn, không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Vệ sinh dễ dàng, hạn chế tối đa các bệnh lý về răng miệng.
  • Tuổi thọ lên đến 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu chăm sóc vệ sinh tốt.

Trồng răng implant tồn tại một số hạn chế:

  • Giá trồng răng cao nhất trong các phương pháp. Tùy thuộc vào số lượng răng và loại trụ bạn lựa chọn thì sẽ có mức giá khác nhau.
  • Thời gian điều trị lâu hơn so với hàm tháo lắp và cầu răng sứ.

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp trồng răng giả. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất bạn hãy cân nhắc đến tình trạng răng miệng, tình hình tài chính. Hãy đến nha khoa thăm khám chi tiết, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và tư vấn phương án tốt nhất cho bạn.

 

Phan Tiến Hoài

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chẩn đoán nhanh và xử trí phản vệ trong nha khoa do Ts.Bs Hoàng Bùi Hải trực tiếp đào tạo
  • Tu nghiệp nâng cao về trụ implant Osstem
  • Tu nghiệp nâng cao về trụ implant Osstem
    Tốt nghiệp xuất sắc Chương trình hoàn thiện kỹ năng phục hình thẩm mỹ đương đại (SSP)
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant và tái tạo xương do Giáo sư Brijesh A.Patel trực tiếp đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Trồng răng Implant có chụp MRI được không? Khi nào không thể chụp?
Chụp phim MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không, liệu răng Implant có làm ảnh hưởng đến việc chụp cộng hưởng từ không, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết cắm Implant bị đào thải và cách xử lý
Cắm Implant bị đào thải là tình trạng trụ Implant không tích hợp với xương, không hình thành liên kết sinh học giữa Implant và xương, dẫn đến phải tháo bỏ trụ và có thể gây tốn kém chi phí điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết trụ Implant bị đào thải, nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa tình trạng này diễn ra. Mời cô chú/anh chị cùng theo dõi!
Implant xi măng là gì? So sánh Implant xi măng và Implant bắt vít
Implant xi măng là một phương pháp phục hình răng được ứng dụng rộng rãi vào cuối những năm 1980. Tuy nhiên, trong nha khoa hiện đại, phương pháp này không còn phổ biến và dần được thay thế bởi các dòng Implant tiên tiến hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Implant xi măng là gì, những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này, qua đó giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin để đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn vật liệu trồng răng Implant.
6 điểm khác biệt giữa cầu răng sứ và Implant: Nên chọn phương pháp nào?
Cầu răng sứ và Implant hiện là hai phương pháp phục hình răng phổ biến, được nhiều người lựa chọn để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện khác nhau của từng người. Dưới đây là một số so sánh cơ bản về hai phương pháp này, giúp cô chú/anh chị có thông tin tổng quan trước khi lựa chọn.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có chụp X-quang được không?”
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc chuyên khoa Cấy ghép Implant và Phục hình răng tại Nha khoa Lạc Việt Intech, với nhiều kinh nghiệm thực hiện thành công các ca trồng Implant phức tạp có chia sẻ như sau: “Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không được chỉ định trong một số trường hợp sau khi cắm Implant”. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề trồng răng Implant có chụp X-quang được không, đồng thời chia sẻ những lưu ý quan trọng mà cô chú/anh chị cần nắm rõ.
Trồng răng Implant có bền không? 4 sai lầm làm giảm tuổi thọ Implant
Trồng răng Implant có bền không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp phục hình răng này. Với các yếu tố được đảm bảo trước và sau cấy ghép, trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp khôi phục răng đã mất bền vững nhất hiện nay. Chi tiết mời cô chú/anh chị cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về độ bền và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng Implant.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn