Kết quả tra cứu
Mai Minh Vương
04/11/2022
Bất kỳ một chiếc răng implant nào cũng có cấu tạo bao gồm 3 phần: trụ implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Bác sĩ sẽ cắm trụ implant vào trong xương hàm sau đó gắn khớp nối Abutment lên trên và cuối cùng là lắp răng sứ. Những bộ phận này gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo nên chiếc răng implant đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ không khác gì răng thật.
Trụ implant được làm từ Titanium, có công dụng thay thế chân răng và được cắm sâu vào trong xương hàm. Vì thế chúng được thiết kế kích thước và hình dáng tương tự như răng thật thuôn dần về phía cuối trụ. Bên cạnh đó, bề mặt của trụ implant là các rãnh xoắn xuôi chiều để gia tăng khả năng tích hợp với xương hàm.
Trụ implant tích hợp với xương hàm là điều kiện tiên quyết để có thể trồng răng implant hay không. Thời gian trồng răng nhanh hay lâu cũng phụ thuộc khá nhiều vào loại trụ bạn lựa chọn.
Đây là cầu nối có hình trụ để kết nối giữa trụ implant và mão răng sứ. Bạn chỉ được gắn Abutment khi trụ implant đã được tích hợp hoàn toàn chắc chắn vào trong xương hàm. Khớp Abutment có vai trò tương tự như cùi răng để nâng đỡ răng sứ bên trên.
Mão răng sứ sẽ thay thế chức năng ăn nhai cho bề mặt răng. Mão dứ được thiết kế có lõi rỗng bên trong để có thể lắp khít vào Abutment. Mão răng sứ sẽ được chế tác để phù hợp với hình thể răng, kích thước và màu sắc răng thật của từng cá nhân để đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa.
Lắp mão răng sứ là bước thực hiện cuối cùng của quá trình trồng răng implant. Sau khi lắp răng bạn có thể sử dụng như răng thật.
Tuy đến từ nhiều hãng sản xuất khác nhau nhưng các loại trụ implant đều có đặc điểm sau:
Vì được cắm vào trong xương hàm nên vật liệu để sản xuất trụ implant phải có thành phần tương tự với xương người và đảm bảo an toàn, không gây kích ứng hay biến chứng. Titanium là vật liệu kim loại duy nhất trên thế giới đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng và được các tổ chức y tế uy tín cấp phép sử dụng sản xuất trụ implant cấy ghép vào cơ thể người.
Trụ implant từ Titanium đã được kiểm nghiệm qua nhiều năm là có tính tương thích sinh học cao với cơ thể con người và cũng không bị oxy hóa trong quá trình sử dụng. Cùng với đó răng implant cũng có tuổi thọ cao và chịu lực tốt.
Như đã chia sẻ ở trên, trụ implant có nhiệm vụ thay thế chân răng đã mất. Với thiết kế đặc biệt của mình, trụ implant sẽ nhanh chóng tích hợp với xương hàm tạo mối liên kết chặt chẽ cho răng vững chắc.
Tùy thuộc vào vị trí cấy ghép mà chiều dài và kích thước loại trụ implant cần chọn sẽ khác nhau. Dựa trên hình ảnh 3D về cấu trúc xương hàm và tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ lựa chọn và tư vấn loại trụ phù hợp cho bệnh nhân để không ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh.
Tuy cùng được chế tạo từ Titanium nhưng mỗi thương hiệu khác nhau sẽ sản xuất những loại trụ khác nhau về công nghệ xử lý bề mặt, công nghệ xử lý vùng cổ, kỹ thuật thiết kế trụ… để phù hợp với tình trạng của từng người.
Hiện nay có 3 công nghệ xử lý bề mặt khác nhau đại diện cho 3 thế hệ trụ implant là: EA và SLA, SLActive.
Đây là công nghệ xử lý bề mặt ứng dụng lâu đời nhất. Bề mặt này được xử lý bằng cách sử dụng các loại a xít chuyên dụng có khả năng thủy phân bề mặt implant để tạo ra cấu trúc giống với “rặng san hô” có nhiều “hang”, “hốc” tương tự với xương người. Bề mặt này giúp cho các tế bào xương dễ phát triển “lấp đầy” các lỗ hổng đó và liên kết chặt chẽ với trụ implant.
Mặc dù có chi phí điều trị thấp hơn so với các bề mặt xử lý khác. Thế nhưng, công nghệ xử lý bề mặt EA có thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, tích hợp thiếu vững chắc và có thể nhả tích hợp từng phần. Đặc biệt, khả năng ăn nhai không bằng loại implant xử lý bằng công nghệ mới.
Đây là loại bề mặt phổ biến nhất hiện nay. Sau khi được xử lý bề mặt implant bằng công nghệ EA, trụ implant sẽ được phủ bên ngoài một lớp Ti6Al4V + AS có cấu trúc giống hệt xương người. Khi quan sát bằng kính hiển vi điện tử, trụ implant sẽ gồm các đảo tế bào nhân tạo, có tác dụng kích thích sản sinh xương giúp các tế bào tạo xương phát triển. Nhờ đó rút ngắn thời gian tích hợp xương, trụ implant ổn định hơn, bền vững hơn và vững chắc hơn.
Implant có bề mặt SLA sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, răng implant vững chắc, ổn định hơn và ăn nhai tốt hơn. Không những thế, công nghệ xử lý bề mặt này còn có khả năng kích thích tế bào, tạo nhưng kết huyết cầu và tạo xương nhanh chóng. Do đó, trụ khi đặt vào xương hàm sẽ có khả năng chống sưng, chống đau và hạn chế chảy máu.
Đây là công nghệ xử lý bề mặt cao cấp nhất hiện tại. Implant ái sinh học loại implant được chế tác từ titanium thuần khiết, với khả năng ái tế bào và cảm ứng cốt hóa sinh xương và cấu trúc siêu vi của Ti6Al4V + AS Active. Khi được cấy vào xương hàm, Ti6Al4V + AS Active tạo ra hiệu ứng khuếch đại các cốt bào trong tủy xương, thu hút ngay lập tức các tế bào này đến, thẩm thấu và xuyên sâu vào trong lòng chân răng, đồng thời kích thích các cốt bào phát triển nhanh hơn, từ đó tạo ra mối liên kết đồng nhất bền vững, không thể tách rời giữa chân răng sinh học và xương.
Khác với các loại implant khác, các tế bào siêu vi có trong bề mặt trụ Implant này có thể tồn tại khi chưa được đưa vào cơ thể người. Chúng được nuôi dưỡng trong một dung dịch giàu globulin (tương tự như huyết thanh người). Implant ái sinh học có khả năng cốt hóa sinh xương ngay khi đi vào cơ thể người do đó rút ngắn thời gian tích hợp xương, thời gian chờ đợi hoàn thiện dài nhất là 2 tháng.
Platform Swithching là kỹ thuật kháng tiêu vùng cổ tốt nhất hiện nay. Khớp nối Abutment và cổ implant được liên kết với nhau bằng điểm nối bên trong, có độ vát xử lý ngay tại cổ trụ. Công nghệ này cũng giúp các tế bào xương phát triển nhanh hơn, lực nhai được phân bổ đều chứ không tập trung ở vùng cổ.
Để tăng diện tích tiếp xúc giữa cổ implant với xương, các hãng implant đã chủ động tạo ra một lớp vi ren dày đặc, chính vì vậy có thể gia tăng diện tích bề mặt implant ở vùng này.
Bằng kỹ thuật Laser, vùng cổ sẽ được xử lý để tạo ra các đảo vi lưu, cùng với đó tạo ra những đảo tế bào nhân tạo giúp cho cả xương và lợi đều bám tốt hơn. Điển hình là các dòng implant của Straumann.
Những dòng trụ được xử lý bề mặt bằng công nghệ SLActive và công nghệ xử lý vùng cổ bằng Laser như dòng trụ Straumman của Thụy Sĩ là sự lựa chọn của nhiều khách hàng khi muốn trồng răng implant.
Trụ neo active Là dòng thế hệ xuất xứ Hàn Quốc duy nhất được xử lý theo thế hệ thứ 3 về công nghệ xử lý bề mặt SLA . Sau khi xử lý bằng công nghệ EA, tạo bề mặt lỗ rỗ như san hô, tạo các hang ổ nhỏ trên bề mặt, giúp các tế bào xương có nơi trú ngụ, bám dính, liên kết chặt chẽ. Bề mặt sẽ phủ lên một lớp Ti6Al4V + AS (màng sinh học có các cấu trúc vi sinh có đặc điểm tương đồng với cấu trúc xương người). Các loại chân implant này khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích, tái tạo mạnh mẽ các tế bào tạo xương xung quanh implant, giúp cho quá trình tích hợp diễn ra nhanh chóng và bền vững, ổn định. Thời gian tích hợp chỉ trong 3 tháng.
Neo Active (Hàn quốc)
Vùng cổ có nhiều rãnh siêu nhỏ giúp hạn chế tiêu xương và implant được cố định chắc chắn không bị xô lệch. Lớp ren dày chỉ cách nhau 0.9pit tăng cường sự ổn định và sự tích hợp trụ implant vào xương, duy trì kết quả lâu dài. Phần rãnh được thiết kế đặc biệt để cân bằng tải lực theo chiều dọc và theo chiều ngang. Thành công cao ngay cả trong các ca cấy ghép tức thì.
Là trụ thuộc top 10 loại implant tốt nhất thế giới được sản xuất bởi Cypress có trụ sở đặt tại Mỹ.
Trụ có thiết kế đặc biệt với 10 vòng xoắn, cùng với đó là công nghệ xử lý bề mặt SLA gồm các đảo tế bào nhân tạo có tác dụng kích thích, tái sinh xương và hướng dẫn tạo xương phát triển. Ngoài ra ren bên ngoài được thiết kế có mặt tiếp xúc lớn làm tăng tốc độ ổn định xương hàm, rất phù hợp cho các trường hợp cần nâng xoang và ghép xương
Superline (Mỹ)
Phần kết nối trụ và Abutment có thiết kế dạng hình nón sáu cạnh tạo bệ đỡ ăn nhai tốt, tăng độ sát khít liên kết giữa trụ và mối nối, giảm thiểu sự lệch chuyển của khớp nối và Implant.
Ngoài ra trụ implant Superline còn được trang bị xử lý vùng cổ trụ Implant với công nghệ Platform Switching có khả năng kháng lại tiêu xương ở vùng cổ (là nơi chịu áp lực lớn nhất từ việc ăn nhai) và mang lại cảm biến ăn nhai tốt, tuổi thọ kéo dài , ăn nhai ổn định chắc chắn lâu bền.
Implant Straumann SLActive® là bước cải tiên mới của dòng trụ Implant Straumann, với công nghệ xử lý bề mặt tiên tiến, độc quyền SLActive®.
Trụ được làm bằng Titanium tinh khiết, bề mặt được phun cát làm nhám, tăng độ dính cho tế bào xương, đồng thời khắc axit, tăng tỉ lệ tích hợp xương vào implant, hình thành xương lên bề mặt implant nhanh hơn. Thời gian tích hợp xương trong khoảng 2,5 tháng.
Trụ Straumann SLA
Bên cạnh đó, với thiết kế thân thuôn và ren đôi, rãnh gen sâu chống xoay giúp implant cố định chắc chắn trong xương.
Vít khớp nối implant và trụ abutment được chuyển vào bên trong giúp răng sứ được nâng đỡ chắc chắn, hạn chế tiêu xương vùng cổ implant. Vùng cổ được xử lý bằng laze chống vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, gia tăng tuổi thọ của implant.
Là trụ implant có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay được bảo hành vĩnh viễn. Nobel là một dòng implant rất thành công trên lâm sàng trong mọi trường hợp phức tạp như đặt implant tức thì, chịu lực tức thì và đặt implant ở vùng xương xốp, cũng như vừa nhổ răng.
Nobel có bước rãnh ren kép cùng rãnh ren sâu tăng khả năng tích hợp ăn nhai. Khớp nối tam giác vững chắc, cá nhân hóa theo từng bệnh nhân, giúp implant chặt chẽ, chịu lực tốt nên khi sử dụng loại trụ này có thể phục hồi hầu hết các chức năng sinh lý của răng.
Trụ Implant Nobel Biocare
Nobel có công nghệ xử lý bề mặt titanium oxide nhám vừa phải của TiUnite, kết hợp với thành phần tinh thể photpho cao và phủ một lớp màng sinh học TiUnite. Dẫn đến bề mặt tiếp xúc xương - implant và sự khoáng hóa xương cao, cũng như sự điều hòa theo hướng gia tăng mạnh các phân tử quyết định.
Cùng với đó, thiết kế vùng cổ theo công nghệ vi ren làm tăng tiếp xúc bề mặt xương, giúp implant sau khi đặt sẽ bám chắc chắn vào xương hàm, không xô lệch. Do đó, tỉ lệ đào thải thất bại rất nhỏ, có khả năng chịu lực tức thì.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các loại trụ implant và có sự lựa chọn phù hợp cho mình.
Tin cùng chủ đề