Trồng răng khôn(răng số 8) có thực sự cần thiết không? Bác sĩ giải đáp

Nguyễn Hoàng Giang

25/11/2022

Đa số các trường hợp răng số 8 mọc lệch, bị sâu đều bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Vậy nhổ răng số 8 có phải trồng lại không và trồng răng khôn có thực sự cần thiết không? Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu rõ để giải đáp thắc mắc này nhé!

Răng khôn là gì? 

Răng số 8 (hay còn được gọi là răng khôn) là chiếc răng cối thứ 3, mọc cuối cùng trong cung hàm. Răng khôn thường mọc trong khoảng 17 - 30 tuổi, đây là đội tuổi xương hàm và cấu trúc răng đã ổn định, cứng chắc. Chính vì thế, việc thiếu chỗ mọc trên cung hàm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc không đúng hướng gây đau nhức. 

Răng khôn là chiếc răng hàm số 3 mọc cuối cùng trong cung hàm

Ngoài ra, vì mọc ở vị trí trong góc hàm nên việc vệ sinh răng khôn rất khó khăn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Do đó, răng khôn thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. 

Ngoài việc giải quyết những cơn đau nhức, khó chịu do răng khôn gây ra, nhổ răng số 8 còn đem đến nhiều lợi ích sau đây: 

  • Giảm thiểu nguy cơ răng bị xô lệch dẫn đến chen chúc, lộn xộn 
  • Ngăn chặn tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm phá hủy răng số 7 
  • Giảm thiểu nguy cơ lây lan các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… 
  • Phòng ngừa tình trạng u nang và gãy xương hàm khi răng khôn mọc lệch

Có thể nói rằng, nhổ răng khôn không chỉ giúp ngăn chặn các nguy cơ gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng mà còn đảm bảo sức khỏe răng miệng. 

Trồng răng khôn có thực sự cần thiết không?

Vậy sau khi nhổ răng số 8 có phải trồng lại không? Xét về mặt chức năng và những tác hại của răng khôn gây ra đối với sức khỏe răng miệng thì việc trồng răng số 8 là điều không cần thiết. 

Răng khôn không đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn

Sở dĩ không cần thiết phải trồng lại răng số 8 sau khi nhổ bỏ là bởi nếu khôi phục lại răng số 8 thì cũng không giúp cải thiện thêm về chức năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ của hàm răng. Vì răng số 8 mọc trong góc hàm nên khi nhổ đi sẽ không gây ra tình trạng tiêu xương hay xô lệch các răng bên cạnh. Vị trí răng 8 sau khi nhổ sẽ được nướu và các tổ chức xung quanh lấp đầy sau một thời gian vì vậy sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. 

Mặt khác, nếu răng số 8 mọc lệch và có xu hướng đâm vào răng số 7 thì việc bảo vệ răng số 7 sẽ được ưu tiên hơn, bởi đây là một trong hai chiếc răng quan trọng, đảm nhận chức năng ăn nhai chính. Do đó, nhổ bỏ răng 8 và không cần trồng lại là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn không đau tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ phải mở xương rất nhiều để lấy răng lên khiến cho bệnh nhân bị chảy máu và đau hơn nhiều.  Hiện nay bằng việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện nay mà nhổ răng khôn đã được giảm đau đáng kể. Bác sĩ sử dụng công nghệ hỗ trợ như mũi khoan cắt răng, máy Piezotome đầu rung siêu âm để chia nhỏ răng khôn ra và lấy từng phần của răng lên. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, phần xương hàm không còn bị sang chấn, cũng như không làm tổn thương những mạch máu hay phần mô lợi xung quanh. Giúp cho quá trình nhổ răng thuận lợi, giảm chảy máu, giảm sưng sau khi nhổ răng khôn.

Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Quy trình chuẩn y khoa gồm 6 bước như sau:

  • Bước 1: Thăm khám, chụp phim X- quang

Bác sĩ sẽ thăm khám đánh giá và chụp phim X-quang. Từ những dữ liệu thu thập được, bác sĩ lên kế hoạch điều trị để lấy chiếc răng khôn ra một cách thuận lợi, ít sang chấn nhất.

  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng và sát khuẩn để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện.

  • Bước 3: Gây tê

Bệnh nhân sẽ được gây tê để cuộc phẫu thuật diễn ra êm ái, dễ chịu

  • Bước 4: Tiến hành nhổ răng khôn

Bác sĩ sẽ sử dụng máy rung siêu âm bằng đầu rung Piezotome để cắt đứt dây chằng quanh răng, đồng thời chia cắt thân răng để lấy từng phần của chiếc răng, giúp xương hàm không bị sang chấn. Đồng thời bảo vệ phần mô xương xung quanh.

  • Bước 5: Cầm máu

Bác sĩ khâu kín hàm dưới bằng chỉ tự tiêu để hạn chế chảy máu và tránh tình trạng dắt thức ăn. Còn hàm trên thì bệnh nhân sẽ cắn bông để cầm máu.  

  • Bước 6: Kê đơn thuốc, dặn dò khách hàng.

Bác sĩ giải đáp một số lưu ý sau khi nhổ răng số 8

  • Chảy máu

Thông thường sau khi nhổ răng 8, ở vị trí mép vết thương sẽ có hiện tượng rỉ máu trong 24 giờ đầu, nước bọt có màu hồng nhạt . Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, do đó bệnh nhân không cần quá lo lắng. 

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tránh những đồ ăn cay nóng, tránh súc miệng mạnh trong ngày đầu tiên để cục máu đông hình thành giúp cầm máu.

Nếu quan sát máu chảy nhiều và đỏ cả khoang miệng, bệnh nhân cần quay lại cơ sở nha khoa để kiểm tra.

  • Sưng

Tình trạng sưng sẽ diễn ra từ 3- 7 ngày và có thể sưng to từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 trở đi. Để giảm sưng, bệnh nhân có thể chườm đá ngay sau khi phẫu thuật (tốt nhất là trong ngày đầu) và từ ngày thứ 2 trở đi, bệnh nhân có thể chườm ấm. 

  •  Đau

Trong quá trình nhổ răng, bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy không đau do tác dụng của thuốc tê. Thế nhưng sau khi hết thuốc sẽ có 1 cơn đau thoát tê. Do đó, trong thời gian 30 phút sau nhổ răng, bệnh nhân có thể uống 1 viên giảm đau giúp làm dịu cơn đau thoát tê. Lưu ý: sử dụng viên giảm đau cách nhau 4 tiếng. 

Khi sử dụng thuốc giảm đau, những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày thì nên ăn no trước khi uống thuốc. 

  • Ăn uống

Nếu bệnh nhân ít sưng, ít đau có thể ăn uống bình thường để cơ hàm hoạt động tốt hơn, giúp cho tuần hoàn máu lưu thông ở những vùng nhổ răng tốt hơn. Đồng thời, khi cơ hoạt động nó sẽ ép phần dịch viêm ở dưới vùng nhổ răng được thoát ra. 

Trong trường hợp đau nhiều, ngày đầu tiên bệnh nhân nên ăn những đồ ăn mềm như: cháo kết hợp thêm sữa để bổ sung chất dinh dưỡng. 

  • Vệ sinh răng miệng

Trong 24 giờ đầu, bệnh nhân vệ sinh răng miệng bình thường và chỉ lưu ý không chải trực tiếp ở những vùng nhổ răng 8. Trong 2- 3 ngày đầu tiên, không súc miệng nước muối để tránh hòa tan cục máu đông khiến chảy máu trở lại.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề trồng răng khôn có thực sự cần thiết hay không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline: 19006421 để được chuyên gia tư vấn rõ nhất!

Hoàng Vũ Hiệp

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về phục hình mão răng sứ do Giáo sư Nguyễn Văn Tý trực tiếp đào tạo
  • Đạt thành tích xuất sắc về chuyên đề cập nhật công nghệ trồng răng implant 2021 do các Giáo sư Dolly Patel, Dr Mihir Shah, Bela Dave, Ina Patel đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant và tái tạo xương do Giáo sư Brijesh A.Patel trực tiếp đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant bao lâu thì ăn được?”
Sau khi trồng răng Implant, cô chú/anh chị không cần kiêng ăn lâu nhưng cần chú ý đến chế độ ăn phù hợp để tránh biến chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi trồng răng Implant bao lâu thì ăn được, đồng thời cung cấp những lưu ý về thực phẩm nên ăn và nên kiêng, hỗ trợ cô chú/anh chị nhanh chóng lành thương sau khi chọn phương pháp phục hình răng này.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có vĩnh viễn không?”
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tốt và bền nhất hiện nay. Tuy nhiên, liệu trồng răng Implant có vĩnh viễn không vẫn là thắc mắc của nhiều cô chú/anh chị khi bước đầu tìm hiểu về phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cô chú/anh chị giải đáp các câu hỏi về thời gian tồn tại của răng Implant cùng các yếu tố tác động đến tuổi thọ của phương pháp phục hình răng này.
Khi nào nên trồng răng Implant? 4 lưu ý trước khi trồng răng
Trồng răng Implant là phương pháp thay thế răng mất tốt nhất hiện nay, giúp tái lập khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cho cô chú/anh chị biết khi nào nên trồng răng Implant cùng một số lưu ý trước khi cấy ghép Implant để quá trình trồng răng diễn ra thuận lợi, an toàn và hạn chế biến chứng.
Đâu là độ tuổi trồng răng Implant an toàn cho người mất răng?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình hiệu quả nhất giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho người mất răng. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với một số độ tuổi nhất định do chưa đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Vậy độ tuổi trồng răng Implant thích hợp nhất là bao nhiêu, mời cô chú/anh chị theo dõi nội dung dưới đây!
Trẻ em có trồng răng Implant được không? 3 rủi ro tiềm ẩn
Nhiều trường hợp bố mẹ có con bị mất răng vĩnh viễn lo ngại việc mất răng sẽ gây cản trở quá trình ăn nhai và phát âm, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của các răng thật khác. Do đó, nhiều bố mẹ tìm đến giải pháp phục hình răng cho con, nhưng còn băn khoăn trẻ em có trồng răng Implant được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp câu hỏi này và lựa chọn được phương pháp phục hình răng phù hợp.
Trồng răng Implant toàn hàm phương pháp All on 4, All on 6
Trồng răng implant toàn hàm là giải pháp tối phục hình răng mất cho ai bị mất hầu hết răng giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa tiêu xương hàm.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn