Cấu tạo các khí cụ niềng răng đầy đủ và chính xác nhất nhé

Quản trị viên

23/08/2024

Thành công một case niềng răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chuyên môn của bác sĩ chỉnh nha, sự hợp tác của bệnh nhân và đặc biệt là các khí cụ chỉnh nha. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ cấu tạo các khí cụ niềng răng và chức năng của mắc cài, dây cung, lò xo, chun liên hàm, …

Mắc cài

null

Cấu tạo mắc cài

Mắc cài là những hạt nhỏ gắn lên bề mặt men răng (mặt ngoài với niềng răng mắc cài mặt ngoài hoặc mặt trong với niềng răng mắc cài mặt trong). Mắc cài có thể được chế tác bằng các loại vật liệu khác nhau: kim loại, sứ, pha lê. 

Cấu trúc cơ bản của mắc cài gồm: phần đế (base), cánh mắc cài (wings) và rãnh nằm giữa mắc cài (slot) để dây cung đi vào và tác động lực lên:

Đế mắc cài (base):

Trên đế mắc cài người ta tạo ra các khía làm tăng độ lưu giữ của mắc cài lên bề mặt răng, đây cũng là ưu điểm của các dòng mắc cài 3M và Ormco. Bên cạnh đó trong phần này, nhà sản xuất có thể thêm vào độ torque (torque in base) nhờ vào độ dày, mỏng và độ vát của đế mắc cài. Đây là một điểm đáng lưu ý khi lựa chọn mắc cài để hướng đến một điều trị hoàn hảo, cá nhân hoá trên từng bệnh nhân. Mỗi ca bệnh khác nhau ta cần lựa chọn mắc cài với độ torque trên đế khác nhau. 

Cánh mắc cài:

Gồm có 4 cánh nằm trên đế mắc cài. Bộ phận này có chức năng lưu giữ dây cung trên mắc cài bằng chun tại chỗ hoặc ligature (chỉ thép tại chỗ) ở hệ thống mắc cài buộc chun (với hệ thống mắc cài tự động thì sẽ có những cái lẫy khóa để tự buộc lên dây cung). Bên cạnh đó, cánh mắc cài sẽ được sử dụng trong những mục đích khác như buộc neo chặn, mắc chun chuỗi hoặc chun liên hàm để đóng khoảng. Phần này giống nhau ở hầu hết các loại mắc cài trên thị trường. 

Rãnh mắc cài (slot):

Là phần rãnh nằm ngang giữa các cánh của mắc cài. Đây là phần khoảng trống để dây cung chỉnh nha đi vào và tác động lực lên răng và cũng là phần quan trọng nhất của mắc cài. Tùy hệ thống là slot mắc cài có kích thước khác nhau (slot 18 hoặc slot 22). Tại đây, nhà sản xuất còn tích hợp cả độ tip và torque, khác nhau từ vùng răng cửa đến răng hàm. Bác sĩ cần phải sử dụng linh hoạt những thông số này trên từng răng và từng ca bệnh khác nhau thì mới có được kết quả điều trị tốt và ổn định. 

Những thành phần khác:

  • Hook: là bộ phận gắn ở rãnh phía xa và gần lợi của mắc cài răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất, thứ hai và các răng hàm lớn, để hỗ trợ kéo chun
  • Tube: được sử dụng ở mắc cài răng hàm lớn để tăng khả năng lưu giữ dây cung thay cho các cánh mắc cài. 

Dây cung

null

Dây cung trong niềng răng

Dây cung đóng vai trò rất quan trọng trong các dịch chuyển của răng khi chỉnh nha. Ta có thể phân loại dây cung dựa trên hình dạng, kích thước, vật liệu chế tạo.

  • Theo vật liệu
  • Dây cung NiTi, NiTiCu: có độ đàn hồi cao, thường sử dụng trong giai đoạn đầu của điều trị chỉnh nha. Đặc điểm của loại dây cung là trở về hình dạng ban đầu khi bị biến dạng, có chức năng dàn đều các răng và làm phẳng cung răng.
  • Dây cung bằng thép không gỉ (Stainless Steel – SS): Là dây có độ cứng cao, thường sử dụng trong giai đoạn kéo đóng khoảng để tránh những side effect (tác dụng không mong muốn) như trồi nhóm răng cửa, lún nhóm răng hàm, tăng cắn sâu, mất kiểm soát torque chân răng. 
  • Dây cung Blue Egyloy, TMA: Mang cả đặc tính của dây Niti là dây SS, tạo ra những lực nhẹ, sinh lý
  • Theo kích thước
  • Dây có thiết diện tròn kích thước 12,14, 16, 18
  • Dây có thiết diện vuông/ chữ nhật: 16×16, 16×22, 17×25, 19×25, 18×25
  • Theo hình dạng
  • Hình dạng dây cung ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của điều trị chỉnh nha. Nguyên nhân là do sự thay đổi hình dạng cung răng sau điều trị so với ban đầu có thể làm tăng nguy cơ tái phát sau điều trị. Chính vì vậy, việc lựa chọn dây cung cá nhân hoá – phù hợp với hình dạng cung răng của từng ca bệnh là rất quan trọng.
  • Theo thống kê có 3 dạng dây cung chính tương ứng với hình dạng cung răng phổ biến của dân số: dây cung hình chữ U, dây cung hình Oval, dây cung hình tam giác.  

Lò xo, chun kéo:

null

Chun kéo trong chỉnh nha
  • Đây là các khí cụ sinh ra lực, tác động thêm lực trong quá trình điều trị
  • Lò xo kéo có lực sinh lý hơn chun kéo do không yêu cầu sự hợp tác nghiêm ngặt của bệnh nhân và có lực tác động ổn định hơn. 

Trên đây là thông tin về cấu tạo các khí cụ niềng răng giúp quý khách hàng nắm bắt thông tin chính xác. Nếu quý khách hàng cần quan tâm sâu hơn hoặc cần hỗ trợ giải đáp về dịch vụ trồng răng implant. Xin vui lòng liên hệ: 096.192.0606

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

NIỀNG RĂNG BAO LÂU THÌ THAY ĐỔI? CÁC GIAI ĐOẠN CẦN BIẾT
Niềng răng không chỉ là phương pháp giúp hàm răng đều đẹp, mà còn mang lại những thay đổi đáng kể cho khuôn mặt trước và sau niềng răng cùng với sự thay đổi chức năng ăn nhai khi niềng răng. Rất nhiều người băn khoăn niềng răng bao lâu thì thay đổi, liệu những thay đổi đó có rõ rệt không, và quá trình này có gây đau đớn nhiều không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự thay đổi khi niềng răng, những cột mốc quan trọng, và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cũng như hiệu quả chỉnh nha.
CÁC GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG CHI TIẾT NHẤT BẠN NÊN BIẾT
Niềng răng là hành trình thay đổi nụ cười. Quá trình này giúp bạn có hàm răng đều đẹp. Niềng răng cần sự kiên trì và hiểu biết. Bạn cần nắm rõ các giai đoạn niềng răng. Điều này giúp bạn an tâm hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết. Bạn sẽ biết rõ từng bước niềng răng.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG KHI NIỀNG - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NHẤT
Niềng răng là một hành trình đầu tư cho nụ cười hoàn hảo, nhưng đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ trong việc vệ sinh răng miệng khi niềng. Các mắc cài, dây cung tuy giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều "ngóc ngách" lý tưởng cho mảng bám và vi khuẩn trú ngụ. Nếu không được vệ sinh đúng cách và tỉ mỉ, quá trình niềng răng có thể gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
RĂNG HÔ NHẸ CÓ NÊN NIỀNG KHÔNG? 3 DẤU HIỆU CẦN BIẾT
Không như hô nặng dễ nhận biết bởi phần môi dưới cộm và tầng mặt dưới nhô ra, răng hô nhẹ rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Vậy, làm sao để nhận biết mình có đang bị hô nhẹ và răng hô nhẹ có nên niềng không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết.
BẢNG GIÁ NIỀNG RĂNG CHI TIẾT CHO TỪNG LOẠI MẮC CÀI
Bạn đang băn khoăn về chi phí niềng răng? Bài viết này sẽ cung cấp bảng giá niềng răng chi tiết cho từng loại mắc cài (kim loại, sứ, khay trong suốt), giúp bạn hiểu rõ mức đầu tư và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để sở hữu nụ cười tự tin tại Nha khoa Lạc Việt Intech.
LỜI DẶN SAU GẮN MẮC CÀI - 5 LƯU Ý TỪ BÁC SĨ
Niềng răng là một hành trình thay đổi nụ cười, nhưng giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và đau nhức. Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ tổng hợp những lời dặn sau gắn mắc cài quan trọng nhất từ bác sĩ, giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng và vượt qua những khó khăn ban đầu một cách nhẹ nhàng để tự tin trên chặng đường kiến tạo nụ cười hoàn hảo.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn